Spider_man
New member
- Xu
- 0
Lý luận trong triết học là gì - lý luận triết học - lý luận triết học là gì - lý luận triết học mác lênin - cơ sở lý luận triết học - phương pháp triết học - phương pháp luận triết học - phương pháp luận triết học mác - lênin - phương pháp luận của triết học mác lênin - phương pháp luận trong triết học - cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện - cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nào - nguyên tắc toàn diện - nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn - nguyên tắc toàn diện trong triết học - nguyên tắc toàn diện trong triết học là gì
Lý luận? phương pháp? Mối quan hệ giữa chúng? Anh/chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện? Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Lý luận là gì?
Định nghĩa: Trong tự điển Triết học, Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện lại trong logic của các khái niệm cái logic khách quan của sự vật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
Như vậy, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nguồn gốc của lý luận:
- Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vân không làm mất đi mối liên hệ giữ lý luận với kinh nghiệm.
- Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biến của các sự vạt hiện tượng, Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khao học) là tri thức thu được thông qua quá trình sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của con người; giúp có người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác động trực tiếp đến đối tượng. Tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học, nó đòi hỏi chủ thể phải tích lũy một lượng tri thức nhất định trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động khoa học mới có thể hình thành tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học là chất liệu ban đầu để các nhà khoa học xây dựng các lý luận khoa học.
Chức năng cơ bản của lý luận: chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận.
Các cấp độ lý luận: tùy theo phạm vi phản ánh của nó mà lý luận có những cấp độ khác nhau. Có thể phân chia lý luận thành lý luận ngành và lý luận triết học.
- Lý luận ngành: lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành; làm cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó, chẳng hạn như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật,…
- Lý luận triết học: hệ thống những quan điểm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người.
2. Phương pháp là gì?
Định nghĩa: Phương pháp là hệ thống các yêu cầu mà chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự để đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu.
Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.
Nguồn gốc, chức năng: từ hiểu biết về thuộc tính, quy luật của sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau mà các phương pháp khác nhau được xây dựng; và sau đó, chúng được vận dụng như công cụ tinh thần vào quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiên cải tạo hiệu quả thế giới của nhân loại.
- Dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp riêng (phương pháp áp dụng cho từng ngành khoa học), phương pháp chung (phương pháp áp dụng cho nhiều ngành khoa học) và phương pháp phổ biến (phương pháp áp dụng cho mọi ngành khoa học, cho toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người, tức các phương pháp của triết học).
- Dựa theo lĩnh vực áp dụng, phương pháp được chia thành phương pháp chỉ đạo hoạt động thực tiễn (trước hết là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) và phương pháp hướng dẫn hoạt động nhận thức (trước hết là nhận thức khoa học hiện đại).
- Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. Phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu, mà đồng thời còn là điểm xuất phát đề đánh giá những kết quả đạt được. Mọi nhạn thức về thế giới của Mác, đó không phải là học thuyết mà là phương pháp. Nhận thức thế giới của Mác không mang lại những giáo điều có sẵn, mà chỉ mang lại những điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu và là phương pháp cho việc nghiên cứu đó.
3. Mối quan hệ giữa lý luận và phương pháp: thông qua phương pháp luận
Định nghĩa: phương pháp luận là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp. Phương pháp luận còn được coi như “một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” của con người.
Phân loại: dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp luận được chia thành phương pháp luận bộ môn (phương pháp luận của khoa học chuyên ngành giúp giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngành khoa học), phương pháp luận chung (phương pháp luận của khoa học liên ngành giúp giải quyết các vấn đề chung của một nhóm ngành khoa học) và phương pháp luận phổ biến (phương pháp luận triết học- cơ sở để xây dựng phương pháp luận bộ môn và phương pháp luận chung).
Phương pháp luận biện chứng duy vật là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc nền tảng chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp một cách hợp lý và có hiệu quả. Do vậy, phép biện chứng duy vật vừa là lý luận vừa là phương pháp luận phổ biến.
Mọi nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật đều có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Chúng cho phép rút ra các yêu cầu (nguyên tắc, quan điểm, phương pháp) để chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Các nhà phương pháp luận mácxít đưa ra số lượng và tên gọi cụ thể của từng nguyên tắc (quan điểm, phương pháp) có thể khác nhau nhưng yêu cầu cụ thể thì giống nhau (vì chúng toát ra từ nội dung lý luận của phép biện chứng duy vật). Trong quá trình hoạt động nhận thức (nhất là nhận thức khoa học hiện đại) hay hoạt động thực tiễn (nhất là thực tiễn cách mạng cải tạo thế giới) các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật được vận dụng không tách rời nhau; tức chúng phối hợp với nhau tạo nên phong cách tư duy biện chứng – tư duy vận dụng tổng hợp các nguyên tắc biện chứng để chỉ đạo hoạt động của chủ thể trong nhận thức và chỉ đạo thế giới.
4. Những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xảy ra trong thế giới.
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
• Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt
- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định...; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…;
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định… Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
• Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ (…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…. của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.
5. Việc tuân thủ nguyên tắc toàn diện sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chúng ta khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật. thường xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng mà không làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện. Do đó hoàn toàn bất lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn.
Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Trong đời sống xã hội, nguyên tắc toàn diện có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay các giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản, phải biết phát huy hay hạn chế mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa…) từ các thành phần kinh tế, từ các tổ chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn đều, tức không thấy được trọng tâm, trọng điểm, điều cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp.