NHỮNG Ý CHÍ QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐỜI CỦA TRẺ
Những bậc làm cha mẹ không được quyền không biết đến cái xu hướng ấy của con mình. Một mặt vừa phải trực tiếp chăm sóc cho nó, mặt khác phải để cho nó tự xoay xở được chừng nào hay chừng ấy. Có vô số bà mẹ hay phụ giúp con mình thày vì cứ để cho nó tự giải quyết lấy những vấn đề cần thiết của nó. Trong điều kiện vừa kể, không có gì phải ngạc nhiên khi ở vào khúc quanh co ấy trong đời sống của đứa trẻ, nó sắp chấm dứt giai đoạn bé bỏng để bày tỏ một vài dấu hiệu của tính tự lập.
Chỉ cần một lần nào đó trong gia đình tỏ ý từ chối một việc gì, thì đứa trẻ trước kia chỉ sống nhờ vào người khác bỗng nhiên đứa trẻ cảm thấy bị kiềm thúc, bị hiếp đáp và có phản ứng ngay. Đó là giai đoạn đầu của cái phương hướng đáng kính nể của trẻ muốn tự tay mình làm hết mọi việc, dù luôn luôn nó bị thật bại.
Trẻ con không bao giờ nghĩ đến hậu quả của việc nó làm, và phải đặt vấn đề cải huấn nếu muốn nó làm nên việc gì và có thể trở nên người tốt trong đời. Đó cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng, thí dụ như là đứa trẻ còn bé chưa biết lửa đốt nóng chúng, dao bén bị đứt tay…nếu như chọc giận nó. Nhờ bị nóng, tay chảy máu, dần dần đứa trẻ biết đề phòng. Sau này nó sẽ hiểu rằng những hành động đó rất tai hại, dù là bằng cách nào cũng là do sự đau đớn mà học được những gì cần phải làm, cái gì nên cần tránh.
Đó là lí do chính khiến cho cha mẹ không nên quá vội vàng giúp em bé thoát ra khỏi sự bối rối, dù chỉ nhẹ nhàng. Nhưng cũng cần chú ý đến việc phòng ngừa cho trẻ những tai nạn quan trọng, đồng thời tránh những cảm xúc mềm yếu.
Dần dần nhờ những kẻ làm cha mẹ hướng dẫn, dìu dắt con trẻ tập tành suy tưởng và ghi nhớ bài học dĩ vãng, đem thực hành hiện tại cho một tương lai cho chính nó chuẩn bị. Để đạt đến chỗ đó cần phải khắc vào lòng con trẻ một tư tưởng tốt đẹp.
Nếu chúng ta dùng sức mạnh để phá vỡ ý chí của đứa bé, thì chúng ta nên nhớ rằng tất cả mọi hành động đàn áp sẽ làm nảy sinh trong tư tưởng và trong tâm hồn của đứa trẻ như một vết thương sau, hoặc vết sẹo, dù lành cũng nhắc mãi sai lầm về lối giáo dục mà cha mẹ phạm phải. Chúng ta đã tự mình làm cho mình thành thủ phạm của tội ác nếu chúng ta đối xử với con trẻ như là trung tâm vũ trụ và tất cả đều phải đóng góp cả vào sự ấm no và hạnh phúc của chúng. Bản thân chúng quá đầy đủ, quá thâm nhập cái ý tưởng cá nhân của mình, hay hờn dỗi, chúng sẽ quên và sẽ không bao giờ hiểu rằng chúng có mặt trên đời là để phụng sự chứ không phải được phụng sự.
Cũng nên dạy cho trẻ biết rằng sự thành công chính đáng là những thành công phải trả giá bằng nhiều sự cố gắng để tạo ước vọng, để hiến mình phụng sự cho nhân loại.
Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo hóa giúp trẻ nên người*