• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Những vấn đề phát triển công nghiệp

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP



1. Cơ cấu ngành công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp biểu hiện ở tỉ trọng của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định.

a) Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ

Sự đa dạng của cơ cấu ngành thể hiện ở chỗ nước ta có khá đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng.

Trong những năm cuối của thập kỉ 80, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm B, giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A. Nhưng từ đầu thập kỉ 90 trở lại đây, mặc dù các ngành công nghiệp nhóm B vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp nhưng các ngành công nghiệp nhóm A đã tăng dần tỉ trọng.

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp cũng thay đổi. Khoảng 30% số sản phẩm công nghiệp không được tiếp tục sản xuất do thị trường chưa có nhu cầu hoặc không thể cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài. Trong khi đó, hàng loạt sản phẩm mới lại xuất hiện vì phù hợp với nhu cầu của thị trường và có chất lượng cao.

b) Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành trọng điểm. Ngành trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Có thể coi các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; công nghiệp cơ khí và điện tử ; công nghiệp dầu khí ; điện ; hoá chất và sản xuất các loại vật liệu xây dựng.

Ưu thế của công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Việc định hướng thực hiện ba chương trình kinh tế (sản xuất lương thực, thực phẩm ; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) tạo điều kiện cho ngành này có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mà nổi bất là các hàng dệt, may mặc có nhiều lợi thế phát triển mạnh : nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn. Trên cơ sở phát huy tiềm năng lao động và khả năng của tất cả các thành phần kinh tế, việc phát triển ngành công nghiệp này nhằm thoả mãn nhu cầu của nhân dân trong nước và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

Công nghiệp cơ khí là ngành tạo ra công cụ lao động và trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Công nghiệp điện tử hiện là ngành mũi nhọn của nhiều nước. Nước ta có nhiều tiềm năng và nhu cầu để đưa công nghiệp cơ khí và điện tử trở thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

Công nghiệp dầu khí là ngành có nhiều triển vọng nhờ việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Năm 1999, chúng ta đã khai thác được 15 triệu tấn dầu thô với giá trị xuất khẩu là 2 tỉ USD.

c) Để nền công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp theo các hướng sau đây:

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước và thích ứng với nền kinh tế thế giới.
- Đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; tập trung sức cho công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu hỏi:
1. Hãy chứng minh rằng nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành tương đối đa dạng.
2. Những chuyển biến trong cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta thể hiện như thế nào? Tại sao phải đẩy mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
3. Hãy nêu những phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.

2. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp

a) Nền công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu trên một số khu vực.

Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước.

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp toả theo các hướng với các cụm công nghiệp có chuyên môn hoá khác nhau. Đó là hướng Hải Phòng – thành phố Hạ Long - Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí) ; Đáp Cầu - Bắc Giang (phân hoá học, vật liệu xây dựng) ; Đông Anh – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí) ; Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ (hoá chất, giấy) ; Hà Đông – Hoà Bình (thuỷ điện) ; Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt, xi măng, điện).

Ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên là các trung tâm công nghiệp: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

Dọc theo duyên hải miền Trung có hai trung tâm lớn là Huế và Đà Nẵng. Ngoài ra còn có một số trung tâm khác nằm rải rác ven biển, đồng thời đó cũng là những thành phố, thị xã ở khu vực duyên hải này.

Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí tương đối thuận lợi.

Ở những khu vực còn lại, nhất là ở trung du và miền núi, hoạt động công nghiệp bị hạn chế hơn nhiều vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên và nhất là về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải vẫn chưa phát triển.

b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp đang có nhiều thay đổi và ngày càng trở nên hợp lí hơn

Trước Cách mạng tháng tám, nền công nghiệp Việt Nam vốn đã nhỏ bé, què quặt lại phân bố rất không đều. Cùng với việc cải tạo và mở rộng các trung tâm công nghiệp cũ, ngày nay đã hình thành nhiều cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp mới có sự chuyên môn hoá, liên hợp hoá, hợp tác hoá trong một hệ thống công nghiệp khá thống nhất và phân bố ngày càng hợp lí trong cả nước.

Từ năm 1975 đếm nay, công nghiệp vẫn tiếp tục có sự phân hoá lãnh thổ. Cho đến đầu thập kỉ 90, xu hướng là tăng dần tỉ trọng của các tỉnh phía Nam trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên tỉ trọng của các tỉnh phía Bắc đang tăng dần.

Trong sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nổi lên một số trung tâm công nghiệp có ý nghĩa hàng đầu của cả nước. Tiêu biểu nhất là hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Với vị trí thủ đô, Hà Nội là một trung tâm công nghiệp quan trọng có sức hút trực tiếp đối với các lãnh thổ lân cận.

Cơ cấu ngành công nghiệp của Hà Nội khá đa dạng, trong đó có một số ngành phát triển lâu đời và mang tính chất truyền thống. Sự chuyên môn hoá của trung tâm công nghiệp này tập trung vào các ngành cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, điện tử…

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất trong toàn quốc. Do những ưu thế về vị trí địa lý, về lực lượng lao động có kỹ thuật và kết ấu hạ tầng, có cảng sông với năng lực bốc dỡ khá lớn, nền công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh với một hệ thống các ngành công nghiệp khá hoàn chỉnh. Các ngành chuyên môn hoá chủ yếu là dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, điện tử, cơ khí, đồ chơi trẻ em… Phần lớn các xí nghiệp có quy mô trung bình nằm phân tán giữa các khu vực đông dân. Các xí nghiệp lớn chủ yếu tập trung ở Tân Cảng, Thủ Đức.

c) Sự phân bố công nghiệp trên lãnh thổ nước ta tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn những sự khác biệt giữa các vùng

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hướng phát triển công nghiệp có ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp không chỉ thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn phải vươn ra thị trường quốc tế. Việc hoàn thiện phân bố công nghiệp được triển khai theo hướng cải tạo, mở rộng các trung tâm hiện có, kết hợp với hướng xây dựng các trung tâm mới trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực của từng vùng và của cả nước, đồng thời cũng cần phải chú ý đúng mức tới vấn đề thị trường.

Câu hỏi:
1. Hãy nêu sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Tại sao lại có sự phân hoá đó?
2. Hãy chứng minh rằng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất trong cả nước. Vì sao hoạt động công nghiệp của hai trung tâm này lại phát triển mạnh?
3. Dựa vào biểu đồ và lược đồ trong bài, hãy nhận xét về mức độ tập trung và sự thay đổi trong phân bố công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ ở nước ta.




Sưu tầm
 
Trong quá trình phát triển kinh tế , nhiều nước trên thế giới đã có được những thành công to lớn nhờ có các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn mà một trong những yếu tố cơ bản là có được chính sách phát triển công nghiệp phù hợp. Tiêu biểu cho sự thành công này phải kể đến các nước NIC. Mặc dù với xuất phát điểm không cao nhưng nhờ có chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn, các nước này đã nhanh chóng trở thành những con rồng châu á và đang cạnh tranh với những nước có nền kinh tế phát triển khác.

Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII trình Đại hội đại biểu toanf quốc lần thứ IX có nêu: “ Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001- 2010 là : Đẩy mạnh CNH- HĐH đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển , tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật; công nghệ chế biến tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp , dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phàng, tạo nền tảng đến 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp “.

Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam cần thiết phải xây dựng vf thực hiện được một chính sách phát triển kinh tế nói chung và một chính sách phát triển công nghiệp hữu hiệu nói riêng. Song đối với Việt Nam quan niệm về chính sách công nghiệp còn chưa áo sự nhất uán. vì vậyn việc nghiên cứu chính sách công nghiệp Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng cho việc thực hiện dường lối đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một cước công nghiệp vào năm 2020


Đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001- 2020”, với mong muốn gopó một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước .

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/1/Thuong mai/TM095.pdf[/PDF]
 
Nền kinh tế thị trường, hướng phát triển công nghiệp có ảnh hưởng đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp không chỉ thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn phải vươn ra thị trường quốc tế. Việc hoàn thiện phân bố công nghiệp được triển khai theo hướng cải tạo, mở rộng các trung tâm hiện có, kết hợp với hướng xây dựng các trung tâm mới trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực của từng vùng và của cả nước, đồng thời cũng cần phải chú ý đúng mức tới vấn đề thị trường.

Kinh tế thị trường làm phân hóa đa dạng mọi thành phần của xã hội, vô cùng phức tạp, sự quản lý vì thế cũng phức tạp hơn, nếu nói như trước đây rất dễ sa vào chủ quan duy ý chí

 
[h=1] Công nghiệp là một ngành đã có từ rất lâu, phát triển từ trình độ thủ công lên trình độ cơ khí, tự động, từ chỗ gắn liền với nông nghiệp trong khuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp rồi tách khỏi nông nghiệp bởi cuộc phân công lao động lớn lần thứ hai để trở thành một ngành sản xuất độc lập và phát triển cao hơn qua các giai đoạn hợp tác giản đơn, công trường thủ công, công xưởng... Từ khi tách ra là một ngành độc lập, công nghiệp đã đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay, mặc dù không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong các nhóm ngành kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp vẫn ảnh hưởng nhiều đến các ngành kinh tế khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP vẫn rất lớn.Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp rất quan trọng, không những góp phần gia tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp mà còn có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo.


Hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Vì vậy, ở mỗi vùng khác nhau, với chiến lược phát triển kinh tế khác nhau mà đầu tư phát triển công nghiệp có những điểm khác nhau. Trong quá trình phát triển kinh tế, nước ta đã trải qua nhiều lần phân vùng. Từ đó hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm để có quy hoạch phát triển riêng cho phù hợp với từng vùng. Ngày nay, nước ta có ba vùng kinh tế lớn: Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)Bắc Bộ, vùng KTTĐ Trung Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng kinh tế năng động, có tốc độ phát triển công nghiệp đứng thứ hai sau vùng KTTĐ phía Nam. Vùng có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời, và có nhiều tiềm năng trong sản xuất công nghiệp. Do đó, nếu có chiến lược đầu tư phát triển công nghiệp hợp lý, vùng KTTĐ Bắc Bộ sẽ phát huy vai trò kinh tế chủ đạo của mình trong nền kinh tế của cả nước, công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của vùng này có bước phát triển vượt bậc.
[/h]
 
Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta khá đa dạng và đang từng bước có những thay đổi mạnh mẽ

Trong những năm qua sản xuất công nghiệp nước ta có sự thay đổi lớn đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp :Theo đúng quy luật của các hiện tượng phát triển kinh thì cơ cấu ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi theo thời gian :Trước thời kì đổi mới công nghiệp nhóm A được chú trọng , phát triển và đẩy mạnh . Nhưng với điều kiện phát triển vào thời điểm nước ta chị tàn phá nặng nề do cậu quả của chiến tranh , cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản không có , lao động chưa qua đào tạo lớn ( Năm 1986 số người chưa qua đào tạo là 86%) . cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp nặng không đủ chất lượng ...đã làm cho sản xuất công nghiệp nước ta thời kì này rơi vào khó khăn kéo dài . Trước những hệ quả do sản xuất thời kì trước đổi mới nước ta tiến hành chuyển dịch cơ cấu ngành vào giai đoạn đầu đổi mới thì sản xuất công nghiệp nhóm B đóng vai trò chính chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp . Phù hợp với điều kiện của nước ta đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp ,trong nước thiếu hàng tiêu dùng , vốn đòi hỏi thấp , công nghệ không cao , lao động đông trình độ thấp ....Còn trong giai đoạn hiện nay công nghiệp nhóm A trở về đúng với vai trò chủ chốt trong công nghiệp phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thế Giới .Ngòai đặc điểm của cơ cấu ngành công nghiệp thay đổi theo thời gian thì sản xuất công nghiệp nước ta khá đa dạng với 29 ngàng chia làm 3 nhóm : 4 khai thác , 23 chế biến và 2 sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước . Hiện nay trước sự biến đổi lớn của tình hình kinh tế trong và ngoài nước ta cần xây dựng một nền kinh tế có sự thay đổi phù hợp với xu hướng phá triển của thế giới bằng 3 cách cơ bản .Xây dựng cơ cấu ngàng công nghiệp linh hoạt với sự biến đổi liên tực của cơ chế thị trường phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu hướng chung của TG .Đẩy mạnh phát triển ngành chế biến nông sản , hàng tiêu dùng . Tập trung phát triển công nghiệp khai thác dầu khí đưa điện lực đi trước để đủ khả năng cung cấu năng lượng hoạt động cho sản xuất công nghiệp quy mô lớn và ngày càng không ngừng đựợc mở rộng.Đầu tư theo chiều sâu , đổi mới trang thiết bị , gâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam với Thế Giới Như vậy sản xuất công nghiệp theo ngành của nước ta đã có sự biến đổi phù hợp với xu hướng phát triển của Thế giới tạo tạo tiền đề cho quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top