rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một phần lớn cuộc sống của chúng ta dành để truyền thông với người khác. Chia sẻ những suy nghĩ và hiểu cảm xúc của người khác là một kĩ năng quan trọng để hoạt động trong bất kì xã hội nào trên thế giới. Ta không ngạc nhiên khi khó khăn trong truyền thông là vấn đề số một khiến con người đến những cặp vợ chồng đi làm tham vấn, và là cốt lõi của nhiều thứ khác mà chúng ta đang vật lộn.
Sau đây là một mẫu truyền thông đơn giản có thể giúp làm sáng tỏ cách truyền thông với những người khác hoạt động như thế nào, tất cả đều có thể trở nên không ổn và những việc chúng ta có thể làm để trở nên tốt hơn. Bức tranh phía dưới là một bản đồ đơn giản về cách mà bất kì kiểu truyền thông nào hoạt động như thế nào. Những mẩu cần thiết đó là một người gửi, một người nhận, và một thông điệp. Đối với truyền thông của con người thì mỗi người có thêm một bước nữa, hoặc là mã hóa, hoặc là giải mã một thông điệp. HaI cách cơ bản của việc mã hóa thông điệp là đặt nó trong 1 số kiểu ngôn ngữ (nói hoặc viết) và/hoặc truyền thông không lời về nó (ngôn ngữ cơ thể, giọng nói...) Sau đó người nhận diễn giải (mã hóa) những câu, từ ngữ và những tín hiệu không lời, hy vọng đi đến sự hiểu biết về những gì người gửi thực sự muốn nói.
Ví dụ, một người A thấy cô ấy đang đói, do đó cô đặt tay lên bụng và nói "wow, tôi đóiiiiiii." Người B nhìn và nghe thấy điều này, và diễn giải nó có nghĩa là người A đang đói. Đơn giản đúng không?
Những vấn đề trong truyền thông
Cách chúng ta mã hoá và giải mã những thông điệp dựa vào việc chúng ta học truyền thông như thế nào trong những năm đầu đời. Tất cả những từ ngữ thực sự chỉ là những biểu tượng đại diện cho những thứ nào đó, và mỗi người có một cách hiểu hơi khác nhau ngay cả ở mức độ từ ngữ mang tính cá nhân. Thêm nữa, số lượng từ chúng ta biết và tính phức tạp của ngôn ngữ thay đổi với nhiều kinh nghiệm, và những cách chúng ta mã hóa và giải mã các thông điệp được quyết định bởi nền văn hóa, kiểu gia đình và những kinh nghiệm khác của chúng ta. Những vấn đề trong truyền thông khi đó có thể xuất hiện ở mọi bước của kiểu trên vì không có hai người nào có kinh nghiệm sống chính xác giống nhau đã hình thành nên những kiểu truyền thông.
Vấn đề của người gửi: Vấn đề phổ biến nhất là thông điệp của người gửi mã hoá suy nghĩ, cảm xúc hoặc nhu cầu theo cách làm người nhận khó hiểu. Hãy xem xét cách bạn có thể mã hoá thông điệp đói bụng khác biệt với một đứa bé 3 tuổi, một người không nói cùng ngôn ngữ với bạn và người bạn thân của bạn. Chúng nên trông khác biệt hoàn toàn. Vì vậy, chọn cách tốt nhất để mã hoá một thông điệp là quan trọng để đảm bảo người nhận hiểu rõ.
Vấn đề phổ biến khác đó là đôi lúc những suy nghĩ, cảm xúc hoặc ý tưởng của chúng ta cực kì phức tạp, và chúng ta thậm chí có thể không hiểu rõ chúng. Do đó, gửi đi những thông điệp về những điều mà chúng ta không hiểu rõ trong bản thân chúng ta thì chúng ít có khả năng được người nhận hiểu.
Những vấn đề của người nhận: Vấn đề lớn nhất xảy đến khi chúng ta nhận được thông điệp là giải mã chúng không đúng, điều này có thể bị gây ra bởi 1) không thực sự chú tâm đến người gửi, 2) không có những kĩ năng cần thiết để giải mã thông điệp, hoặc 3) thêm ý nghĩa của riêng bạn vào thông điệp mà điều đó không phải là ý định của người gửi. Đối với điều đầu tiên, nếu bạn không thực sự chú ý hoàn toàn đến thông điệp (bao gồm những khía cạnh không lời), bạn có thể bỏ qua những yếu tố quan trọng của nó, và sau đó là hiểu sai. Đối với điều thứ hai, nếu bạn không hiểu những từ nào đó hoặc thông điệp quá phức tạp thì khi đó bạn có ít cơ hội để thực sự hiểu được nó.
Đối với điều thứ 3, chúng ta có thể tự động thêm vào thông điệp những điều làm chúng ta bỏ qua ý định thực sự của thông điệp. Từ ví dụ trên, giả sử người A thực sự chỉ đang đói bụng, nhưng người B đã làm bữa tối trễ và giải mã thông điệp đó như là lời chỉ trích và cảm thấy bị xúc phạm. Có khả năng sẽ có một cuộc xung đột xảy ra sau đó, và nó là do một sự diễn giải sai từ người nhận (và cũng là một sự hiểu kém về bối cảnh từ người gửi). Hãy nghĩ về việc này xảy ra nhiều như thế nào trong tin nhắn và email.
Vấn đề 2 người
Nếu không có ngoại lệ, thì tất cả những vấn đề trong truyền thông là những vấn đề của 2 người. Bất kì khi nào có 1 sự hiểu lầm thì nó là lỗi của cả 2 người, người gửi và người nhận thông điệp. Quay lại ví dụ trước. Người A có thể nghĩ trước và nhớ rằng người B nổi giận khi anh ấy làm bữa tối trễ, và người A sau đó có thể nói điều gì đó kiểu như “Wow, mùi vị thật tuyệt! Tôi không thể đợi được nữa, tôi đang rất đói!” Người B có thể giải mã thông điệp tốt hơn và biết rằng người A thực sự không có ác ý mà chỉ đang nói lên sự thật là cô ấy đói và không có ý gì khác, và do đó sẽ không cảm thấy bị xúc phạm. Vấn đề là không có người nào phạm lỗi 100% cho bất kì vấn đề trong truyền thông nào.
Làm thế nào để truyền thông tốt hơn
1.Nhận ra những lỗi truyền thông của bạn. Tất cả chúng ta đều dễ gửi đi những thông điệp gây nhầm lẫn và bỏ qua những điểm quan trọng mà người khác đang cố nói với chúng ta. Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể mắc phải những lỗi truyền thông trong bài này thì chúng ta có thể điều chỉnh cách mình gửi và nhận thông điệp.
2.Chọn lựa từ ngữ (và hành động) của bạn một cách khôn ngoan dựa vào việc người nhận là ai. Dù chúng ta thích đối tác, bố mẹ, và nhân viên của chúng ta tự động có thể biết được những nhu cầu và cảm xúc của chúng ta là gì, hoặc diễn giải tất cả những câu hỏi và những bình luận của chúng một cách hoàn toàn chính xác, thì thực tế là họ không thể làm được điều đó. Chúng ta có thể trở thành những người gửi thông điệp tốt hơn bằng cách nghĩ về một người nào đó ở thời điểm cụ thể này sẽ nhận được một thông điệp như thế nào, và sau đó gửi thông điệp đó theo hình thức đó.
3.Hỏi lại người gửi khi bạn đang giải mã những thông điệp để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng. Sau khi nghe một điều gì đó, đặc biệt nếu nó khiến bạn thấy lạ, thì hãy hỏi người gửi xem liệu bạn có nghe thông điệp đó chính xác không thay vì tin tưởng hoàn toàn vào sự diễn giải của bạn.
Nguồn: Communication 101 for Everyone
Published on July 13, 2013 by Will Meek, Ph.D. in Notes to Self
PsychologyToday
Sau đây là một mẫu truyền thông đơn giản có thể giúp làm sáng tỏ cách truyền thông với những người khác hoạt động như thế nào, tất cả đều có thể trở nên không ổn và những việc chúng ta có thể làm để trở nên tốt hơn. Bức tranh phía dưới là một bản đồ đơn giản về cách mà bất kì kiểu truyền thông nào hoạt động như thế nào. Những mẩu cần thiết đó là một người gửi, một người nhận, và một thông điệp. Đối với truyền thông của con người thì mỗi người có thêm một bước nữa, hoặc là mã hóa, hoặc là giải mã một thông điệp. HaI cách cơ bản của việc mã hóa thông điệp là đặt nó trong 1 số kiểu ngôn ngữ (nói hoặc viết) và/hoặc truyền thông không lời về nó (ngôn ngữ cơ thể, giọng nói...) Sau đó người nhận diễn giải (mã hóa) những câu, từ ngữ và những tín hiệu không lời, hy vọng đi đến sự hiểu biết về những gì người gửi thực sự muốn nói.
Ví dụ, một người A thấy cô ấy đang đói, do đó cô đặt tay lên bụng và nói "wow, tôi đóiiiiiii." Người B nhìn và nghe thấy điều này, và diễn giải nó có nghĩa là người A đang đói. Đơn giản đúng không?
Những vấn đề trong truyền thông
Cách chúng ta mã hoá và giải mã những thông điệp dựa vào việc chúng ta học truyền thông như thế nào trong những năm đầu đời. Tất cả những từ ngữ thực sự chỉ là những biểu tượng đại diện cho những thứ nào đó, và mỗi người có một cách hiểu hơi khác nhau ngay cả ở mức độ từ ngữ mang tính cá nhân. Thêm nữa, số lượng từ chúng ta biết và tính phức tạp của ngôn ngữ thay đổi với nhiều kinh nghiệm, và những cách chúng ta mã hóa và giải mã các thông điệp được quyết định bởi nền văn hóa, kiểu gia đình và những kinh nghiệm khác của chúng ta. Những vấn đề trong truyền thông khi đó có thể xuất hiện ở mọi bước của kiểu trên vì không có hai người nào có kinh nghiệm sống chính xác giống nhau đã hình thành nên những kiểu truyền thông.
Vấn đề của người gửi: Vấn đề phổ biến nhất là thông điệp của người gửi mã hoá suy nghĩ, cảm xúc hoặc nhu cầu theo cách làm người nhận khó hiểu. Hãy xem xét cách bạn có thể mã hoá thông điệp đói bụng khác biệt với một đứa bé 3 tuổi, một người không nói cùng ngôn ngữ với bạn và người bạn thân của bạn. Chúng nên trông khác biệt hoàn toàn. Vì vậy, chọn cách tốt nhất để mã hoá một thông điệp là quan trọng để đảm bảo người nhận hiểu rõ.
Vấn đề phổ biến khác đó là đôi lúc những suy nghĩ, cảm xúc hoặc ý tưởng của chúng ta cực kì phức tạp, và chúng ta thậm chí có thể không hiểu rõ chúng. Do đó, gửi đi những thông điệp về những điều mà chúng ta không hiểu rõ trong bản thân chúng ta thì chúng ít có khả năng được người nhận hiểu.
Những vấn đề của người nhận: Vấn đề lớn nhất xảy đến khi chúng ta nhận được thông điệp là giải mã chúng không đúng, điều này có thể bị gây ra bởi 1) không thực sự chú tâm đến người gửi, 2) không có những kĩ năng cần thiết để giải mã thông điệp, hoặc 3) thêm ý nghĩa của riêng bạn vào thông điệp mà điều đó không phải là ý định của người gửi. Đối với điều đầu tiên, nếu bạn không thực sự chú ý hoàn toàn đến thông điệp (bao gồm những khía cạnh không lời), bạn có thể bỏ qua những yếu tố quan trọng của nó, và sau đó là hiểu sai. Đối với điều thứ hai, nếu bạn không hiểu những từ nào đó hoặc thông điệp quá phức tạp thì khi đó bạn có ít cơ hội để thực sự hiểu được nó.
Đối với điều thứ 3, chúng ta có thể tự động thêm vào thông điệp những điều làm chúng ta bỏ qua ý định thực sự của thông điệp. Từ ví dụ trên, giả sử người A thực sự chỉ đang đói bụng, nhưng người B đã làm bữa tối trễ và giải mã thông điệp đó như là lời chỉ trích và cảm thấy bị xúc phạm. Có khả năng sẽ có một cuộc xung đột xảy ra sau đó, và nó là do một sự diễn giải sai từ người nhận (và cũng là một sự hiểu kém về bối cảnh từ người gửi). Hãy nghĩ về việc này xảy ra nhiều như thế nào trong tin nhắn và email.
Vấn đề 2 người
Nếu không có ngoại lệ, thì tất cả những vấn đề trong truyền thông là những vấn đề của 2 người. Bất kì khi nào có 1 sự hiểu lầm thì nó là lỗi của cả 2 người, người gửi và người nhận thông điệp. Quay lại ví dụ trước. Người A có thể nghĩ trước và nhớ rằng người B nổi giận khi anh ấy làm bữa tối trễ, và người A sau đó có thể nói điều gì đó kiểu như “Wow, mùi vị thật tuyệt! Tôi không thể đợi được nữa, tôi đang rất đói!” Người B có thể giải mã thông điệp tốt hơn và biết rằng người A thực sự không có ác ý mà chỉ đang nói lên sự thật là cô ấy đói và không có ý gì khác, và do đó sẽ không cảm thấy bị xúc phạm. Vấn đề là không có người nào phạm lỗi 100% cho bất kì vấn đề trong truyền thông nào.
Làm thế nào để truyền thông tốt hơn
1.Nhận ra những lỗi truyền thông của bạn. Tất cả chúng ta đều dễ gửi đi những thông điệp gây nhầm lẫn và bỏ qua những điểm quan trọng mà người khác đang cố nói với chúng ta. Khi chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể mắc phải những lỗi truyền thông trong bài này thì chúng ta có thể điều chỉnh cách mình gửi và nhận thông điệp.
2.Chọn lựa từ ngữ (và hành động) của bạn một cách khôn ngoan dựa vào việc người nhận là ai. Dù chúng ta thích đối tác, bố mẹ, và nhân viên của chúng ta tự động có thể biết được những nhu cầu và cảm xúc của chúng ta là gì, hoặc diễn giải tất cả những câu hỏi và những bình luận của chúng một cách hoàn toàn chính xác, thì thực tế là họ không thể làm được điều đó. Chúng ta có thể trở thành những người gửi thông điệp tốt hơn bằng cách nghĩ về một người nào đó ở thời điểm cụ thể này sẽ nhận được một thông điệp như thế nào, và sau đó gửi thông điệp đó theo hình thức đó.
3.Hỏi lại người gửi khi bạn đang giải mã những thông điệp để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng. Sau khi nghe một điều gì đó, đặc biệt nếu nó khiến bạn thấy lạ, thì hãy hỏi người gửi xem liệu bạn có nghe thông điệp đó chính xác không thay vì tin tưởng hoàn toàn vào sự diễn giải của bạn.
Nguồn: Communication 101 for Everyone
Published on July 13, 2013 by Will Meek, Ph.D. in Notes to Self
PsychologyToday