Các cụ tổ của chúng ta có hệ cơ khá khỏe trong thành bìu. Nhờ vậy, họ có thể thót bụng, kéo tinh hoàn lên sát bụng rất nhanh. Đến thế hệ chúng ta, khả năng vận động này chỉ còn lại rất ít. Một số thanh niên khỏe mạnh hiện vẫn giữ được khả năng đó: Họ “giấu” tinh hoàn đi rất nhanh như một phản xạ tự nhiên mỗi khi sợ hãi, gặp lạnh hoặc khi bị kích thích ở vùng háng. Nhưng cũng cần nói ngay rằng, nếu một cậu bé 10 tuổi có khả năng này thì phải đưa cậu tới ngay bệnh viện. Ở lứa tuổi này, hai tinh hoàn bắt đầu to nhanh. Những cú trượt lên bụng như vậy sẽ làm chúng chậm lớn.
Khi bé còn là bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vùng khoang bụng. Chỉ gần tới ngày ra đời, chúng mới tụt xuống bìu. Khi mới sinh, cậu bé của chúng ta có thể thiếu một, thậm chí cả hai hòn. Nhưng không sao, hãy chờ xem! Một vài tháng sau, chúng sẽ tụt dần xuống chỗ quy định. Tất nhiên, nếu tới 2 tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống hết thì bé cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Khi con trai lên hai tuổi, bố mẹ phải kiểm tra xem phần da quy đầu cậu bé có lỏng không, có khả năng tụt trở lại, để lộ cái nõn tù bên trong hay không. Nếu có thì từ tuổi thứ ba trở đi, mỗi khi tắm cho cậu bé, cha mẹ cần phải rửa cái phần da đó. Cũng từ ba tuổi, cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở để cậu nhớ rằng, rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc, một nhiệm vụ phải làm suốt cả đời người. Bởi vì gần tới tuổi dậy thì, các cậu đã có thể có tinh trùng. Nếu không rửa sạch thường xuyên, bao quy đầu sẽ là nơi phân hủy của tinh dịch ứa ra ngoài. Các chàng trai trống non đó có thể bị viêm nhiễm, đau đớn. Vì vậy, dù chưa có tinh dịch thì việc rửa bao quy đầu vẫn là một công việc vệ sinh bắt buộc đối với tất cả các “đấng mày râu” tương lai.
Có trường hợp bao quy đầu không cơ động do bị phimodip (một hiện tượng bẩm sinh do phần dưới của bao quy đầu quá hẹp), hoặc kết dính bẩm sinh (da trong của bao quy đầu kết dinh với đầu chim). Điều này không đáng lo ngại, vì đó chỉ là hiện tượng phát triển chậm hoặc không đồng bộ của các cơ quan sinh dục thời kỳ bào thai. Nhất thiết không được cố nặn bao quy đầu, chỉ nên mơn nhẹ trong nước mỗi khi tắm.
Tuy “bệnh” phimodip và “kết dính” không có gì đáng lo ngại nhưng bao quy đầu của cậu bé cần được xử lý trước khi cậu cắp sách tới trường. Sau khi kiểm tra cụ thể, bác sĩ nhi khoa sẽ cho biết cần thanh toán vào thời kỳ nào. Thông thường, bao quy đầu nếu hẹp chỉ là hẹp một phần, khi giải phóng nó khỏi đầu chim thì cần co kéo trong nước sạch. Nếu thấy đau thì nên hỏi bác sĩ để có một thứ thuốc mỡ thích hợp. Nhiều cậu bé đã lên 10 tuổi mà vẫn không biết rằng bao quy đầu có thể vận động qua lại được ở đầu chim. Đó là lỗi của cha mẹ, họ đã không biết rửa bao quy đầu cho con. Và cũng chính vì vậy mà họ không phát hiện được những khuyết tật bẩm sinh của cậu bé.
Đối với các bé gái, mặc dù bộ phận sinh dục ngoài được bố trí, sắp xếp chu đáo và an toàn hơn so với các chàng trai, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên và sớm sủa. Cơ quan sinh dục phụ nữ phát triển mạnh vào tuổi dậy thì, nhưng ngay trong thời thơ ấu vẫn có thể bị nhiễm bệnh.
Bệnh thường gặp ở các cô bé là chảy mủ. Thật ra, đây không phải bệnh mà là một triệu chứng viêm nhiễm ở phần ngoài âm hộ. Nguyên nhân là vệ sinh thân thể không đúng qui cách, đồ lót bẩn, có giun sán, có dị vật trong âm đạo hoặc sa ruột thừa. Đôi khi, hiện tượng chảy mủ xuất hiện sau khi bé gái bị ốm (chẳng hạn sau khi viêm họng). Nếu không chữa dứt điểm, để tình trạng này kéo dài tới tuổi trưởng thành thì cô gái sẽ khó thụ thai.
Nếu bệnh viêm âm hộ phát triển thành mạn tính, ổ viêm có thể lan tới tận buồng trứng. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm buồng trứng là đau ở bụng dưới. Những phụ nữ có kinh nghiệm khi thấy đau bụng dưới thì nghĩ ngay tới buồng trứng. Còn các cô gái trẻ ít khi nhớ ra buồng trứng của mình nên thường tìm nguyên nhân ở chỗ khác (chẳng hạn như đau bụng kinh hoặc viêm niêm đạo). Bệnh có thể dẫn đến vô sinh (mất khả năng sinh đẻ). Vậy mà nhiều bà mẹ lại ngại đưa con đi khám phụ khoa vì sợ cô con gái rượu của mình xấu hổ, hoặc sinh ra tò mò, thèm khát chuyện ái ân. Vì thế, các cô gái thường đến bệnh viện khá muộn, khi mà bệnh đã có xu hướng phát triển thành kinh niên.
Khi bé còn là bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vùng khoang bụng. Chỉ gần tới ngày ra đời, chúng mới tụt xuống bìu. Khi mới sinh, cậu bé của chúng ta có thể thiếu một, thậm chí cả hai hòn. Nhưng không sao, hãy chờ xem! Một vài tháng sau, chúng sẽ tụt dần xuống chỗ quy định. Tất nhiên, nếu tới 2 tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống hết thì bé cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Khi con trai lên hai tuổi, bố mẹ phải kiểm tra xem phần da quy đầu cậu bé có lỏng không, có khả năng tụt trở lại, để lộ cái nõn tù bên trong hay không. Nếu có thì từ tuổi thứ ba trở đi, mỗi khi tắm cho cậu bé, cha mẹ cần phải rửa cái phần da đó. Cũng từ ba tuổi, cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở để cậu nhớ rằng, rửa bao quy đầu là một công việc vệ sinh bắt buộc, một nhiệm vụ phải làm suốt cả đời người. Bởi vì gần tới tuổi dậy thì, các cậu đã có thể có tinh trùng. Nếu không rửa sạch thường xuyên, bao quy đầu sẽ là nơi phân hủy của tinh dịch ứa ra ngoài. Các chàng trai trống non đó có thể bị viêm nhiễm, đau đớn. Vì vậy, dù chưa có tinh dịch thì việc rửa bao quy đầu vẫn là một công việc vệ sinh bắt buộc đối với tất cả các “đấng mày râu” tương lai.
Có trường hợp bao quy đầu không cơ động do bị phimodip (một hiện tượng bẩm sinh do phần dưới của bao quy đầu quá hẹp), hoặc kết dính bẩm sinh (da trong của bao quy đầu kết dinh với đầu chim). Điều này không đáng lo ngại, vì đó chỉ là hiện tượng phát triển chậm hoặc không đồng bộ của các cơ quan sinh dục thời kỳ bào thai. Nhất thiết không được cố nặn bao quy đầu, chỉ nên mơn nhẹ trong nước mỗi khi tắm.
Tuy “bệnh” phimodip và “kết dính” không có gì đáng lo ngại nhưng bao quy đầu của cậu bé cần được xử lý trước khi cậu cắp sách tới trường. Sau khi kiểm tra cụ thể, bác sĩ nhi khoa sẽ cho biết cần thanh toán vào thời kỳ nào. Thông thường, bao quy đầu nếu hẹp chỉ là hẹp một phần, khi giải phóng nó khỏi đầu chim thì cần co kéo trong nước sạch. Nếu thấy đau thì nên hỏi bác sĩ để có một thứ thuốc mỡ thích hợp. Nhiều cậu bé đã lên 10 tuổi mà vẫn không biết rằng bao quy đầu có thể vận động qua lại được ở đầu chim. Đó là lỗi của cha mẹ, họ đã không biết rửa bao quy đầu cho con. Và cũng chính vì vậy mà họ không phát hiện được những khuyết tật bẩm sinh của cậu bé.
Đối với các bé gái, mặc dù bộ phận sinh dục ngoài được bố trí, sắp xếp chu đáo và an toàn hơn so với các chàng trai, nhưng chúng cũng đòi hỏi sự chăm sóc thường xuyên và sớm sủa. Cơ quan sinh dục phụ nữ phát triển mạnh vào tuổi dậy thì, nhưng ngay trong thời thơ ấu vẫn có thể bị nhiễm bệnh.
Bệnh thường gặp ở các cô bé là chảy mủ. Thật ra, đây không phải bệnh mà là một triệu chứng viêm nhiễm ở phần ngoài âm hộ. Nguyên nhân là vệ sinh thân thể không đúng qui cách, đồ lót bẩn, có giun sán, có dị vật trong âm đạo hoặc sa ruột thừa. Đôi khi, hiện tượng chảy mủ xuất hiện sau khi bé gái bị ốm (chẳng hạn sau khi viêm họng). Nếu không chữa dứt điểm, để tình trạng này kéo dài tới tuổi trưởng thành thì cô gái sẽ khó thụ thai.
Nếu bệnh viêm âm hộ phát triển thành mạn tính, ổ viêm có thể lan tới tận buồng trứng. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm buồng trứng là đau ở bụng dưới. Những phụ nữ có kinh nghiệm khi thấy đau bụng dưới thì nghĩ ngay tới buồng trứng. Còn các cô gái trẻ ít khi nhớ ra buồng trứng của mình nên thường tìm nguyên nhân ở chỗ khác (chẳng hạn như đau bụng kinh hoặc viêm niêm đạo). Bệnh có thể dẫn đến vô sinh (mất khả năng sinh đẻ). Vậy mà nhiều bà mẹ lại ngại đưa con đi khám phụ khoa vì sợ cô con gái rượu của mình xấu hổ, hoặc sinh ra tò mò, thèm khát chuyện ái ân. Vì thế, các cô gái thường đến bệnh viện khá muộn, khi mà bệnh đã có xu hướng phát triển thành kinh niên.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: