Hà Nội vào mùa mưa luôn có một vẻ đẹp mơ hồ và lặng lẽ. Đèn đường soi rọi vào những tán cây nhiều gió, tạo một khung cảnh bình dị đến lạ kỳ.
Người trên phố đi đâu đó về trễ, sẽ khoác trên mình chiếc áo mỏng nhẹ, ấm áp. Những hạt mưa be bé rơi trong không trung, táp vào khung cửa kính, nhè nhẹ…
Giữa khung cảnh lặng lẽ và dịu dàng ấy, đâu đó vang lên những tiếng rao, làm vỡ tan không khí âm thầm ấy...
- Ai bánh bao nào, bánh bao đây…
Tiếng rao khàn đặc của người bán bánh bao, dần dần nhỏ lại sau dãy phố. Trời lạnh, mà bánh bao vẫn ấm nóng vì được ủ kỹ trong nồi. Vị bùi bùi, ngòn ngọt của mộc nhĩ và thịt, vị ngầy ngậy của trứng cút, vị dẻo thơm của vỏ bánh, khiến người ta chỉ trông chờ người bán bánh bao đi ngang qua mỗi khuya…
- Ai bánh mì nóng đây...
Đâu đó, lại là tiếng rao của bác bán bánh mì. Bánh mì giòn nóng, vàng rộm, nhai kỹ sẽ có vị ngòn ngọt, bùi bùi . Một chiếc bánh mì nóng giữa đêm mùa mưa, sao mà thích thú đến thế, ấm lòng đến thế…
Rồi thi thoảng, sẽ có tiếng rao của người bán bánh khúc. Bánh khúc thường được bán vào buổi sáng, nhưng cũng đôi khi có người rao vào khuya tối. Chiếc bánh khúc nhân đỗ thịt, phảng phất vị thơm đặc trưng của những thứ gia vị thôn quê. Là đỗ xanh, là gạo dẻo, là thứ hương thơm khiến người sinh viên xa nhà không cầm lòng mua một hai chiếc…
Rồi còn nhiều tiếng rao của chị bán khoai lang nướng, sắn nóng, ngô luộc. Nhiều nhiều lắm những thứ quà quê nhỏ bé và quá quen thuộc, nhưng sao vẫn muốn mua, vẫn muốn xuýt xoa thưởng thức để xua tan giá lạnh của những tháng cuối năm…
Cứ như thế, năm này qua năm khác, mùa mưa này qua mùa mưa khác, tiếng rao vẫn vang lên mỗi đêm, rơi vào không trung lặng vắng…Tiếng rao quen thân đi vào lòng người Hà Nội như một thanh âm không thể quên như thế. Khiến người ta vẫn bùi ngùi, mong ngóng lắng nghe, khiến người ta không kìm lòng mở cửa sổ ngắm cái dáng đạp xe cặm cụi của người rao bánh, khiến người ta thương cảm những con người đang kiếm sống giữa trời khuya lạnh giá…
Đi khắp nơi trên đất nước, ăn thật nhiều món ngon vật lạ, nghe thật nhiều giọng nói đặc trưng của mọi miền, mà vẫn nhớ thương tiếng rao tri kỷ ấy đến xót lòng…
Tiểu San (Hà Nội)
Người trên phố đi đâu đó về trễ, sẽ khoác trên mình chiếc áo mỏng nhẹ, ấm áp. Những hạt mưa be bé rơi trong không trung, táp vào khung cửa kính, nhè nhẹ…
Giữa khung cảnh lặng lẽ và dịu dàng ấy, đâu đó vang lên những tiếng rao, làm vỡ tan không khí âm thầm ấy...
- Ai bánh bao nào, bánh bao đây…
Tiếng rao khàn đặc của người bán bánh bao, dần dần nhỏ lại sau dãy phố. Trời lạnh, mà bánh bao vẫn ấm nóng vì được ủ kỹ trong nồi. Vị bùi bùi, ngòn ngọt của mộc nhĩ và thịt, vị ngầy ngậy của trứng cút, vị dẻo thơm của vỏ bánh, khiến người ta chỉ trông chờ người bán bánh bao đi ngang qua mỗi khuya…
- Ai bánh mì nóng đây...
Đâu đó, lại là tiếng rao của bác bán bánh mì. Bánh mì giòn nóng, vàng rộm, nhai kỹ sẽ có vị ngòn ngọt, bùi bùi . Một chiếc bánh mì nóng giữa đêm mùa mưa, sao mà thích thú đến thế, ấm lòng đến thế…
Rồi thi thoảng, sẽ có tiếng rao của người bán bánh khúc. Bánh khúc thường được bán vào buổi sáng, nhưng cũng đôi khi có người rao vào khuya tối. Chiếc bánh khúc nhân đỗ thịt, phảng phất vị thơm đặc trưng của những thứ gia vị thôn quê. Là đỗ xanh, là gạo dẻo, là thứ hương thơm khiến người sinh viên xa nhà không cầm lòng mua một hai chiếc…
Rồi còn nhiều tiếng rao của chị bán khoai lang nướng, sắn nóng, ngô luộc. Nhiều nhiều lắm những thứ quà quê nhỏ bé và quá quen thuộc, nhưng sao vẫn muốn mua, vẫn muốn xuýt xoa thưởng thức để xua tan giá lạnh của những tháng cuối năm…
Cứ như thế, năm này qua năm khác, mùa mưa này qua mùa mưa khác, tiếng rao vẫn vang lên mỗi đêm, rơi vào không trung lặng vắng…Tiếng rao quen thân đi vào lòng người Hà Nội như một thanh âm không thể quên như thế. Khiến người ta vẫn bùi ngùi, mong ngóng lắng nghe, khiến người ta không kìm lòng mở cửa sổ ngắm cái dáng đạp xe cặm cụi của người rao bánh, khiến người ta thương cảm những con người đang kiếm sống giữa trời khuya lạnh giá…
Đi khắp nơi trên đất nước, ăn thật nhiều món ngon vật lạ, nghe thật nhiều giọng nói đặc trưng của mọi miền, mà vẫn nhớ thương tiếng rao tri kỷ ấy đến xót lòng…
Tiểu San (Hà Nội)