Những thước phim trên Hỏa tinh: Tôi mơ về một hoàng hôn xanh

  • Thread starter Thread starter Mắt Biếc
  • Ngày gửi Ngày gửi
M

Mắt Biếc

Guest
Những thước phim trên Hỏa tinh: Tôi mơ về một hoàng hôn xanh

Vừa qua, một thước phim mới về sao Hỏa từ tàu Rover đã quay lại được một hiện tượng kì thú trên hành tinh đỏ, đó là hiện tượng hoàng hôn xanh. Bên cạnh đó, một số thước phim khác cũng đã ghi hình lại được hiện tượng nhật thực khi Phobos một trong 2 vệ tinh của sao Hỏa đi qua Mặt Trời.

rover1_detail_500.jpg

Là một điều rất thuận lợi cho dự án MER (Mars Exploration Rover) khi robot được điều khiển một cách khéo léo bởi các nhà nghiên cứu với mục đích để ghi lại hình ảnh được sử dụng cho các bộ phim mô phỏng

Những hình ảnh toàn cảnh từ thiết bị thu của rô bốt tự hành đã cung cấp cho chúng ta một góc nhìn giống như được đứng trên sao Hỏa và ngắm nhìn bầu trời vậy (xem thêm:https://www.jpl.nasa.gov/video/index.cfm?id=955)

"Những hình ảnh về hoàng hôn trên một hành tinh khác cho thấy nó sẽ ra đối với Opportunity, theo cách mà chúng ta hiếm khi ngắm nhìn nó, với sự chuyển động," phát biểu bởi Mark Lemmon thành viên nhóm nghiên cứu về xe tự hành thuộc trường ĐH Texas A&M. Chính các hạt bụi đã làm cho bầu trời sao Hỏa xuất hiện màu đỏ và tạo ra một ánh sáng xanh xung quanh mặt trời.

Lemmon làm việc với lãnh đạo khoa học của Pancam(panoramic camera) là Jim Bell thuộc ĐH Cornell, Ithaca,N.Y, ông tập hợp các bức ảnh và làm thành một bức ảnh mô phỏng chuyển động từ những bức ảnh chụp được cách nhau một vài giây trong tất cả quá trình.

Bộ phim về hoàng hôn, kết hợp những bức ảnh phơi sáng được thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010 thông qua các bộ lọc máy ảnh khác nhau đã rút ngắn cảnh hoàng hôn diễn ra trong 1 phút còn khoảng 30 giây phim mô phỏng. Trong những bộ lọc đó có một bộ lọc đặc biệt dùng để quan sát Mặt Trời và 2 cái khác được dùng để cung cấp thêm các chi tiết về màu sắc.

Đội tàu tự hành đã chụp những bức hình toàn cảnh về hoàng hôn nhiều lần trước đây và đã thu được những thông tin khoa học có giá trị về sự thay đổi bụi trong những tầng khí quyển thấp hơn. Thước phim mới này chính là bộ phim dài nhất về hoàng hôn trên sao Hỏa từng được thực hiện, lơi dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trới có sẵn như một là một lợi thế. Hai vệ tinh của sao Hỏa thực sự quá nhỏ để bao phủ hết bề mặt của mặt Trời khi nhìn từ sao Hỏa, vậy nên những hiện tượng này thường được gọi là chuyển động ngang qua hay là nhật thực một phần - khác hẳn với hiện tượng nhật thực ở Trái Đất.

Bell và Lemmon đã chọn hiện tượng nhật thực một phần tạo bởi Phobos ngay trước khi hoàng hôn diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 2010, để tập hợp các bức ảnh được chụp cách nhau 4s sau khi phơi sáng và kết hợp lại thành một bức mới, và sau đó là hoàn thành một bộ phim nhật thực trong 30s. Về mặt khoa học, những hình ảnh này ngoài việc hiển thị tương đối chính xác của Phobos so với Mặt Trời tại một thời điểm nhất định trợ giúp nghiên cứu sự thay đổi nhỏ trong quỹ đạo của vệ tinh này. Điều này sẽ dần cung cấp thêm nhiều thông tin về bên trong của sao Hỏa.

Chúng ta đã thu được những đoạn phim và hơn 250 ngàn hình ảnh khác nhau từ Opportunity và từ người anh em sinh đôi của nó - Spirit - kể từ khi chúng hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng 1 năm 2004. Và những lợi ích thu được từ chúng đã vượt xa hơn cả những gì mong đợi của giới khoa học.

Bell nói rằng, "Trong vòng khoảng 7 năm nữa, chúng tôi sẽ sử dụng máy ghi hình trên Spirit và Opportunity để giúp chúng tôi thám hiểm sao hoả như thể chúng tôi đang ở đó, quan sát những khung cảnh ngoạn mục. Cho dù có hay không quan sát được hoàng hôn và nhật thực như thế này, hoặc nhiều hình ảnh khác nhau về cảnh quan đầy cát và bụi, rằng chúng tôi đã định hướng đúng trong những năm qua, chúng tôi thực sự khám phá sao Hỏa qua ống kính của sứ giả là những con rô bốt hiện đại của chúng tôi mà thôi."

"Nó đã nhắc tôi nhở về một câu nói yêu thích từ một tác giả người Pháp Marcel Proust: 'Cuộc hành trình thực sự của việc khám phá không bao gồm tìm ra những miền đất mới nhưng có việc tìm ra cái nhìn mới’, ông cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA, một phận khu của Viện công nghệ California ở Pasadena, đã quản lý dự án MER cho Ban giám đốc khoa học của NASA. Xem thêm về dự án tại đây: https://marsrovers.jpl.nasa.gov .
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top