Những thực tế khoa học bị lầm tưởng

beobeo_success

New member
Xu
0
Bạn có thể đã biết hoặc chưa, nhưng sự thật thì vẫn ở đấy. Bạn có thể ngộ nhận hoặc minh bạch, nhưng câu chuyện vẫn sẽ tiếp diễn như nó vẫn thế.

1. Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới

Thật không thể ngờ. Bao năm đã trôi qua, bao thế hệ đã trưởng thành chúng ta vẫn mang một niềm tin kiên định rằng vị tri cao nhất hẳn là ở trên đỉnh Everest. Cớ sao lại có chuyện kỳ lạ này? Xin thưa với bạn đọc của GenK rằng: Không có chuyện nhầm lẫn nào ở đây hết, chỉ là do cách tính độ cao của núi có sự khác biệt, nên mới có thông tin này để giải thích rõ ràng hơn cho độc giả. Nếu tính độ cao của núi từ mặt nước biển tới đỉnh núi thì Everest chỉnh là đỉnh cao nhất 29.029 feet (khoảng 8848 mét). Tuy nhiên, nếu theo cách tính độ cao của núi từ chân núi tới đỉnh núi thì ngọn Mauna Kea (Hawaii) mới là cao nhất. Nếu tính độ cao của núi từ mặt nước biển tới đỉnh núi thì đỉnh Mauna Kea chỉ cao 13.799 feet (4206 mét). Thế nhưng, nếu tính cả phần ngọn núi này bị chìm dưới lòng đại dương bao la kia thì quả thật là một con số “khủng”, đó là 33.465 feet (10.200 mét). Dù sao đi nữa thì ngọn Everest vẫn đang tiếp tục cao lên, khoảng 1/4 inch mỗi năm. Và còn sự thật thì vẫn là sự thật.

ava-3a292.jpg

2. Nhiệt độ cơ thể thoát ra từ đầu là chủ yếu

2-mu-len-d3782.jpg


Hẳn khi còn bé nhiều người lớn đã dặn bạn rằng, phải giữ ấm cổ, mặt và đầu để tránh cảm lạnh. Câu chuyện về chiếc mũ len có lẽ cũng ra đời từ đó. Theo giải thích của nhiều người, có rất nhiều mạch máu trên da đầu, cơ thể giảm thân nhiệt ở đầu chính là nhiều nhất. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở phần sâu trong cơ thể, chính xác nhất là đo tại vùng mạch máu và mô quanh trung tâm điều hòa nhiệt ở não. Tuy nhiên, đấy là nhiệt độ trung tâm của cơ thể. Còn việc cơ thể bị mất nhiệt thì phần da đầu cũng bị mất nhiệt tương tự như ở các bộ phận khác trên cơ thể. Ra ngòai trời lạnh, bạn cảm thấy đầu mình lạnh hơn các phần khác thì đó là do, đầu của bạn không được trang bị các phụ kiện giữ ấm như quần áo hay găng tay, tất chân. Việc bạn cần làm ngay lúc đó là nhớ tới bài viết của GenK, rồi đội mũ, quàng khăn, mà không nên biện minh rằng đầu lạnh là do nhiệt độ cơ thể thoát ra từ đầu là chủ yếu.

3. Từ không gian có nhìn thấy bằng mắt thường Vạn lý trường thành

vanly-8a279.jpg



Niềm tự hào của những người Trung Quốc bao đời nay – Vạn lý trường thành vẫn ở đấy. Chỉ có một điều là từ không gian nhìn xuống, Vạn lý trường thành cũng chỉ trông như một con giun đất. Với điều kiện ánh sáng không khí hoàn hảo thì bức tường dài hơn 8000 km kia vẫn bị đứt đoạn và khá mờ ảo khi nhìn từ kính thiên văn, Bức tường này dù sao cũng làm từ đá của địa phương nên nếu để bức tường nhìn thấy từ không gian, người ta có thể sơn màu hồng cho nó. Bức tường dài thật là dài lại được sơn hồng đen lẫn lộn, có lẽ sẽ lộ dưới ống kính rõ ràng hơn. Phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian năm 2003 cũng thừa nhận rằng không nhìn thấy rõ Vạn lý trường thành. Theo ông này, do tầng khí thải ô nhiễm nên Vạn lý trường thành mới mờ ảo như vậy. Bạn bè thế giới cũng nên có cái nhìn cởi mở về vấn đề này. Trước đây , Trung Quốc khá sạch nên thấy Vạn lý trường thành còn giờ có lẽ là Trung Quốc đang chìm trong lớp khí thải.

4. Chim mẹ bỏ chim non khi có tay người chạm vào

Một sáng thức dậy bước ra khỏi hiên nhà, bạn thấy có một con chim non đang nằm dưới mặt đất. Từ xa, hàm chó đang rình sẵn, thế là bạn quyết định mang con chim non vào trong nhà, quyết tâm chăm sóc tới khi nó có thể bay. Trong lòng lại tự oán trách, chim mẹ giờ ở đâu, sao nỡ bỏ con? Lòng tốt thì luôn được coi trọng. Tuy nhiên, ở đây có một vài ngoại lệ trong câu chuyện. Chim non sẽ không ra khỏi tổ khi nó chưa có đủ khả năng bay. Rất có thể, chú chim nhỏ đang tập bay và chuyện nó bị thương cũng không phải là khó xảy ra. Chim mẹ không ở ngay gần chim non, nhưng có thể từ xa, chim mẹ đang theo dõi chim non tập bay. Chỉ là không ngờ có sự tấn công của chó và cả sự tốt bụng của bạn. Khứu giác của chim khá kém, nếu bạn mang đi xa thì có thể chim mẹ sẽ khó thấy hơi con. Do vậy, hãy mang chú chim non ra xa con chó kia, chim mẹ có thể bay đến chỗ chim non. Chỉ sau một khoảng thời gian mà không thấy chim mẹ bay tới, thì bạn hãy mang chim non về chăm sóc.

3-chim-022d2.jpg

Rất có thể trong tương lai, những sự thật này sẽ không còn là sự thật. Câu chuyện của thời gian là không có điểm dừng. Chỉ có con người là vẫn mải mê đắm chìm trong những trường kỳ miên man.

5. Các phần khác nhau trên lưỡi cảm nhận những mùi vị khác nhau

1-luoi-d4e4f.jpg

Những gai vị giác trên lưỡi.

Từ rất lâu rất lâu trước đây, trong các lớp học về sức khỏe, các học viên vẫn được dạy rằng, các phần khác nhau trên lưỡi đảm nhận vai trò phân biệt các mùi vị khác nhau. Phía đầu lưỡi nhận biết được vị ngọt, hai bên lưỡi phát hiện ra vị mặn, cuối lưỡi là vị cay đắng, khu vực trung tâm chính là xác định vị chua. Những hiểu biết này đã được giới khoa học công nhận rộng rãi trong suốt một thời gian dài.

l-49da5.jpg



Tuy nhiên, có một loại hương vị mà tất cả các phần trên lưỡi đều có thể cảm nhận được, đó là vị umami. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học vẫn tranh cãi rằng liệu umami có thực sự là một vị cơ bản hay không; nhưng vào năm 1985, tại Hội thảo khoa học quốc tế về vị Umami lần đầu tiên được tổ chức ở Hawaii (Hoa Kỳ), thuật ngữ Umami chính thức được công nhận là thuật ngữ khoa học. Mặc dù umami được miêu tả là có vị ngọt của thịt, với cảm giác vị kéo dài, gây tiết nước bọt và lan tỏa khắp lưỡi, nhưng vẫn không dễ để các dịch giả dịch từ “umami” đúng nghĩa ra các ngôn ngữ khác. Do vậy, từ umami vẫn được giữ nguyên trong tất cả các ngôn ngữ phổ biến, mà trong đó phải kể tới tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… Các phần khác nhau trên lưỡi đều cảm nhận được vị Umami này. Do đó, không phải, các phần khác nhau trên lưỡi cảm nhận những mùi vị khác nhau như chúng ta đã biết nữa.

6. Máu trên tĩnh mạch màu xanh

3-mach-mau-83133.jpg

Máu màu đỏ, không phải xanh.

Chuyện này quả thật rất khó tin, nhưng vẫn có người băn khoăn, hẳn bên trong tĩnh mạch có máu màu xanh thì chúng ta mới thấy nhiều mạch máu màu xanh hay tím như vậy xuất hiên trên da. Thật ra, mọi chuyện cũng không phải quá phức tạp. Máu của bạn vẫn là màu đỏ, dù ở bất kỳ vị trí nào. Màu xanh hay tím mà bạn nhìn thấy trên da là do điều kiện ánh sáng, hoặc chính là biểu hiện ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch mạng nhện màu xanh tím có thể nhìn thấy trực tiếp trên da, đây chính là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh tĩnh mạch. Chính vì vậy, nếu thấy trên cơ thể xuất hiện các mạch máu màu xanh tím, hãy cẩn thận và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cẩn tắc vô ưu! Màu xanh không phải do máu màu xanh, mà là biểu hiện của bệnh tật.

4-suy-tinh-mach-b8f16.jpg

Bệnh suy tĩnh mạch: chẩn đoán sớm vẫn tốt hơn.

7. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường xung quanh

Khi nhắc đến tắc kè hoa, chúng ta không thế không nhắc tới khả năng phóng lưỡi với tốc độ chóng mặt, khả năng bơi lội của loài động vật này. Thế nhưng, khả năng nổi bật nhất của tắc kè hoa khiến mọi người chú ý, có lẽ chính là khả năng biến đổi màu sắc. Tuy nhiên, việc tắc kè hoa thay đổi màu sắc không có liên quan mật thiết tới việc ẩn thân lẫn vào môi trường xung quanh để trốn tránh kẻ thù như chúng ta đã nghĩ. Theo các nhà khoa hoc, màu sắc của tắc kè hoa thay đổi là do sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí… Nhưng yếu tố quan trọng hơn dẫn tới sự thay đổi màu sắc, chính là sự thay đổi tâm lý, cảm xúc của tắc kè hoa. Khi tắc kè hoa giận dữ, lo lắng hay sợ hãi bị tấn công, nó sẽ chuyển màu.

Nhiều khi thay đổi màu sắc cũng là cách giao tiếp của tắc kè hoa với nhau, đó có thể là thông điệp chào mời bạn tình, hay cảnh báo kẻ thù. Để trở thành loài bò sát nổi tiếng với khả năng biến màu, tắc kè hoa phải nhờ tới chromatophores. Chromatophores là những tế bào sắc tố đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi màu sắc của loài bò sát này. Chúng ta cũng có thể tìm thấy chromatophores trên da của một số loài cá. Những màu sắc mà tắc kè hoa hay biến đổi theo là màu xanh lục của lá cây hay màu nâu của thân cây. Dù là hai màu chủ đạo nhưng chính trong các màu này cũng có sự khác biệt về độ nhạt đậm, sáng tối. Mỗi màu sắc mà tắc kè hoa chưng diện trên người quả thật cũng rất thu hút, độc đáo và đa dạng. Tắc kè hoa qủa rất xứng đáng với cái tên bậc thầy hóa trang trong giới động vật.


a-b0006.jpg

Bạn có thấy chú tắc kè hoa?

Còn rất nhiều những sự thật khác đang tồn tại mà vẫn bị nhiều người hiểu lầm. GenK mới chỉ giới thiệu được tới bạn đọc một vài điều trong số đó. Con người vẫn luôn có rất nhiều câu hỏi muốn giải đáp, muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúc mỗi bạn đọc sẽ ngày càng trau dồi thêm nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị đó.

Tham khảo: Howstuffworks
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top