Những Thức Ăn Tăng Sức Đề Kháng
Một số thực phẩm có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ăn đủ liều lượng các thực phẩm này hàng ngày có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh hay lây nhiễm. Những thực phẩm đó là gì?
Tỏi
Ăn như thế nào?: Thêm một chút tỏi trong nước chấm hoặc trong các món xào của bạn là đủ. Chỉ nên ăn vài nhánh tỏi một tuần nếu bạn không muốn cơ thể lúc nào cũng toát ra mùi tỏi. Một điều cần chú ý là càng được nghiền nát, tỏi càng có tác dụng. Acillin được tạo ra khi các tế bào tỏi bị phá hủy, do đó nên sử dụng dụng cụ ép tỏi trước khi ăn. Cũng như nhiều hợp chất khác, allicin, ajoene và thiosulfinates sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian, vì vậy tỏi bóc sẵn hoặc nghiền sẵn để lâu sẽ không tốt bằng tỏi tươi bóc vỏ, nghiền và ăn ngay.
Cà rốt
Ăn như thế nào?: Để tận dụng tối đa các tác dụng mà cà rốt mang lại cho cơ thể, tốt nhất là nên ăn cà rốt sống lúc nó còn tươi. Cà rốt được chế biến vẫn tốt nhưng một phần beta carotene và falcarinol sẽ bị tiêu hủy bởi nhiệt trong khi nấu. Có thể bạn sẽ hỏi bao nhiêu củ cà rốt là đủ cho một ngày? Câu trả lời là hãy thay các đồ ăn vặt của bạn bằng cà rốt. Uống một nửa cốc nước cà rốt ép một ngày cũng là một cách rất tuyệt đấy.
Sữa chua
Không có acidophilus và một số khuẩn có lợi khác, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ sụp đổ. Thêm vào đó, acidophilus chủ động tấn công các vi khuẩn gây bệnh như shigella – vi khuẩn gây bệnh lỵ, nó còn giúp phòng bệnh tiêu chảy và thậm chí cả các bệnh do virus gây ra. Một loại khuẩn có lợi khác là Bifidobacterium lactis có tác dụng nâng cao sức đề kháng ở người già. Các loại khuẩn này đều có trong sữa chua.
Ăn như thế nào?: Sữa chua là nguồn cung cấp acidophilus và Bifidobacterium lactis tuyệt vời. Vì vậy, cố gắng ăn sữa chua hàng ngày, tốt nhất là loại ít đường, mỗi lần một cốc là đủ. Khi mua sữa chua, đọc lại các thành phần của nó được ghi trên vỏ hộp để đảm bảo nó có cung cấp các khuẩn có lợi cho cơ thể, quan trọng nhất là acidophilus.
Hàu
Nếu những điều này chưa đủ thuyết phục bạn ăn hàu, kẽm còn trực tiếp ngăn chặn vi khuẩn và virus phát triển bằng cách đầu độc các tác nhân gây bệnh hoặc tăng cường phản ứng miễn dịch tại nơi lây nhiễm.
Thiếu kẽm chỉ ở mức độ thấp đã có thể làm giảm chức năng miễn dịch, thiếu kẽm nghiêm trọng có thể làm cho hệ thống miễn dịch sụp đổ hoàn toàn, vì thể nếu không thích ăn hàu, bạn cũng nên cố gắng tập ăn vài con mỗi tuần.
Ăn như thế nào?: Mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa 13mg kẽm. Các bác sĩ đã tính toán rằng, một người bình thường cần từ 15mg đến 25mg kẽm mỗi ngày nhưng nếu cảm thấy bụng mình không ổn, không nên cố ăn quá nhiều. Ăn một vài con hàu một tuần có thể giúp bạn tăng sức đề kháng một cách rõ rệt nhưng hay cẩn trọng, đưa vào cơ thể quá nhiều kẽm có thể sẽ gây ngộ độc vì nó làm giảm việc hấp thụ đồng và sắt và điều này là nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Cần hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi muốn tăng lượng kẽm hấp thụ.
Nếu không thể ăn được hàu thì cua, thịt bò, thịt gà sẫm cũng như đậu đũa là những nguồn thức ăn có chứa từ 1.8mg đến 7mg kẽm cho mỗi bữa ăn.
(sưu tầm)