Những thí sinh ai cũng phải ngoái nhìn
Những thí sinh tí hon này đã làm nhiều người cảm phục nỗ lực vượt khó của mình.
Cô bé tý hon dân tộc Chăm vượt hơn 300km xuống phố
Dẫu thể trạng thấp bé (chỉ cao hơn 1m), sức khỏe yếu do di chứng chất độc da cam, nhưng bạn Não Thị Thanh Yến (dân tộc Chăm) vẫn quyết định một mình vượt hơn 300km từ xã miền núi Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận lên TP.HCM dự thi đại học.
Chị cả Thanh Yến và hai em thứ 3, thứ 5 đều bị di chứng chất độc da cam do cha đi làm uống phải nước suối rừng nhiễm độc.
Cha mẹ làm nghề chăn bò thuê lo cho cả đàn con sáu người đang tuổi ăn học. Cầm 1 triệu đồng trên tay, Yến vẫn tự tin một mình lên TP.HCM dự thi ba đợt ( khối A, C và cao đẳng) như bao sĩ tử khác.
Tiếp xúc với Yến, mọi người ấn tượng với nét vui tươi, sự lạc quan yêu đời cô sĩ tử tí hon này.
“Cuộc đời này còn rất nhiều người tốt”, Yến kể khi thi đợt đầu bạn được sự giúp đỡ của một cô phụ huynh đưa con đi thi cạnh phòng trọ.
Khi thi đợt 2 vào khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Yến may mắn được nhóm sinh viên tình nguyện, đặc biệt là anh cụm trưởng Nguyễn Ngọc Thành dẫn đi tìm được chỗ ăn, ở trọ miễn phí tại một nhà dân hảo tâm.
Thật ra, bác sỹ mới là nghề Yến mong ước vì có thể giúp được những bệnh nhân nghèo ở quê mình. Nhưng thể trạng không cho phép nên Yến chọn thi ngành công nghệ thông tin và giáo dục học với mong muốn tìm một công việc phù hợp để có thể tự lo cho bản thân và phụ giúp ba mẹ lo đàn em nhỏ ăn học đến nơi đến chốn.
Nữ sinh khiếm thị duy nhất thi đại học
Cũng tên Yến, ở Hà Nội và được đặc cách, tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng thí sinh này vẫn tiếp tục dự thi khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Số phận không may khi cả gia đình Yến 6 người con thì chỉ có em bị khiếm thị do di chứng từ người cha, từng đi bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam.
Sinh ra em vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, mãi cho đến khi lên 3, sau cơn sốt dài Yến mới hoàn toàn mất đi khả năng cảm nhận ánh sáng. Bố Yến cũng bị tâm thần vì ảnh hưởng của di chứng.
Gia đình Yến 8 người chỉ trông vào mấy sào ruộng cùng đôi vai quanh năm gánh gồng, chạy chợ của mẹ em. Được theo học Trường Nguyễn Đình Chiểu rồi sau đó là Trường THPT Trần Nhân Tông ở Hà Nội là may mắn, quyết tâm và cả những nỗ lực không ngừng của Yến.
Trước và cả khi sau thi, Yến chỉ khiêm tốn: “Vì em sợ nói trước bước không qua. Em sẽ cố gắng hết sức. Trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cũng là mơ ước của em”.
Nữ sinh liệt chân lên tầng 3 với ghế nhựa
Ảnh: Dân Việt
Hình ảnh một nữ sinh đến phòng thi trên tận tầng 3 bằng cách lê tay với 2 chiếc ghế khiến nhiều người tại điểm thi trường Tiểu học Nguyễn Khuyến thuộc Hội đồng thi trường ĐH Y dược Cần Thơ xúc động.
Thí sinh Trần Thị Trinh, quê ở Kiên Giang) bị khuyết tật 2 chân, nhờ người em chở đến địa điểm thi. Nhiều người ngỏ ý cõng, nhưng Trinh đã gắng tự leo lên phòng thi 1110 bằng chiếc ghế nhựa. Chân Trinh bị bại liệt hoàn toàn sau trận sốt hồi nhỏ.
Cô gái 70 cm đỗ đại học sư phạm
Không sở hữu thân hình lành lặn như chúng bạn nhưng Trương Thị Thương (sinh năm 1989, thường trú tại xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam) lại may mắn có được một đầu óc nhanh nhạy, thông minh.
Niềm vui được đặt cách vào thẳng đại học đến chưa lâu, nỗi lo về điều kiện ăn ở học tập của Thương đã ập đến. Với vai trò lao động chính của gia đình, mẹ Thương ngoài việc đồng áng còn mở thêm quán giải khát tại nhà, ngày đắt khách thu nhập cao thì có đồng ra đồng vào gần một trăm nghìn. Thương đi lại không được, giờ đậu đại học xa nhà biết tìm ai lo cho cô bạn?
Cô bé tý hon dân tộc Chăm vượt hơn 300km xuống phố
Dẫu thể trạng thấp bé (chỉ cao hơn 1m), sức khỏe yếu do di chứng chất độc da cam, nhưng bạn Não Thị Thanh Yến (dân tộc Chăm) vẫn quyết định một mình vượt hơn 300km từ xã miền núi Phước Nam, Thuận Nam, Ninh Thuận lên TP.HCM dự thi đại học.
Chị cả Thanh Yến và hai em thứ 3, thứ 5 đều bị di chứng chất độc da cam do cha đi làm uống phải nước suối rừng nhiễm độc.
Cha mẹ làm nghề chăn bò thuê lo cho cả đàn con sáu người đang tuổi ăn học. Cầm 1 triệu đồng trên tay, Yến vẫn tự tin một mình lên TP.HCM dự thi ba đợt ( khối A, C và cao đẳng) như bao sĩ tử khác.
Tiếp xúc với Yến, mọi người ấn tượng với nét vui tươi, sự lạc quan yêu đời cô sĩ tử tí hon này.
“Cuộc đời này còn rất nhiều người tốt”, Yến kể khi thi đợt đầu bạn được sự giúp đỡ của một cô phụ huynh đưa con đi thi cạnh phòng trọ.
Khi thi đợt 2 vào khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Yến may mắn được nhóm sinh viên tình nguyện, đặc biệt là anh cụm trưởng Nguyễn Ngọc Thành dẫn đi tìm được chỗ ăn, ở trọ miễn phí tại một nhà dân hảo tâm.
Thật ra, bác sỹ mới là nghề Yến mong ước vì có thể giúp được những bệnh nhân nghèo ở quê mình. Nhưng thể trạng không cho phép nên Yến chọn thi ngành công nghệ thông tin và giáo dục học với mong muốn tìm một công việc phù hợp để có thể tự lo cho bản thân và phụ giúp ba mẹ lo đàn em nhỏ ăn học đến nơi đến chốn.
Nữ sinh khiếm thị duy nhất thi đại học
Cũng tên Yến, ở Hà Nội và được đặc cách, tuyển thẳng vào ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng thí sinh này vẫn tiếp tục dự thi khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Số phận không may khi cả gia đình Yến 6 người con thì chỉ có em bị khiếm thị do di chứng từ người cha, từng đi bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam.
Sinh ra em vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, mãi cho đến khi lên 3, sau cơn sốt dài Yến mới hoàn toàn mất đi khả năng cảm nhận ánh sáng. Bố Yến cũng bị tâm thần vì ảnh hưởng của di chứng.
Gia đình Yến 8 người chỉ trông vào mấy sào ruộng cùng đôi vai quanh năm gánh gồng, chạy chợ của mẹ em. Được theo học Trường Nguyễn Đình Chiểu rồi sau đó là Trường THPT Trần Nhân Tông ở Hà Nội là may mắn, quyết tâm và cả những nỗ lực không ngừng của Yến.
Trước và cả khi sau thi, Yến chỉ khiêm tốn: “Vì em sợ nói trước bước không qua. Em sẽ cố gắng hết sức. Trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cũng là mơ ước của em”.
Nữ sinh liệt chân lên tầng 3 với ghế nhựa
Ảnh: Dân Việt
Hình ảnh một nữ sinh đến phòng thi trên tận tầng 3 bằng cách lê tay với 2 chiếc ghế khiến nhiều người tại điểm thi trường Tiểu học Nguyễn Khuyến thuộc Hội đồng thi trường ĐH Y dược Cần Thơ xúc động.
Thí sinh Trần Thị Trinh, quê ở Kiên Giang) bị khuyết tật 2 chân, nhờ người em chở đến địa điểm thi. Nhiều người ngỏ ý cõng, nhưng Trinh đã gắng tự leo lên phòng thi 1110 bằng chiếc ghế nhựa. Chân Trinh bị bại liệt hoàn toàn sau trận sốt hồi nhỏ.
Cô gái 70 cm đỗ đại học sư phạm
Không sở hữu thân hình lành lặn như chúng bạn nhưng Trương Thị Thương (sinh năm 1989, thường trú tại xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam) lại may mắn có được một đầu óc nhanh nhạy, thông minh.
Niềm vui được đặt cách vào thẳng đại học đến chưa lâu, nỗi lo về điều kiện ăn ở học tập của Thương đã ập đến. Với vai trò lao động chính của gia đình, mẹ Thương ngoài việc đồng áng còn mở thêm quán giải khát tại nhà, ngày đắt khách thu nhập cao thì có đồng ra đồng vào gần một trăm nghìn. Thương đi lại không được, giờ đậu đại học xa nhà biết tìm ai lo cho cô bạn?
Theo VNN