Sự trưởng thành về tâm lý là cả một quá trình dài mà ai cũng phải đi qua. Tâm lý thay đổi thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là quan hệ với cha mẹ, bạn bè. Bạn cũng nhận thấy mình có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và người khác giới... Sự thay đổi tâm lý này đem đến cho cuộc sống của bạn nhiều niềm vui, nhưng cũng có khi khiến bạn gặp phải vấn đề rắc rối.
* Quan hệ với cha mẹ
Một đặc điểm phổ biến của những cô bé, cậu bé tuổi dậy thì là tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn”. Bạn chẳng còn khóc nhè, làm nũng, không còn đòi đi chơi cùng bố mẹ. Bạn muốn được tự chọn bạn, được ăn mặc theo ý thích... Quan hệ với cha mẹ hẳn có thay đổi. Đôi lúc bạn thất vọng, ấm ức vì hình như cha mẹ chưa nhận thấy bạn “đã lớn”, vẫn coi bạn là đứa trẻ con bé bỏng.
Một bạn gái 13 tuổi kể: “Mỗi lần ba hỏi gì em cũng chỉ ừ hữ thôi, bởi vì câu hỏi của ba lúc nào cũng là kế hoạch học tập, thích môn học nào, rồi trường nào tốt, trường nào không, nhức cả đầu. Ba mẹ chỉ hơi quan tâm, bắt phải mặc cái này, không mặc cái kia là em đã khó chịu, xị mặt ra rồi. Việc đơn giản thế mà ba mẹ cũng phải nói, em tự biết phải làm thế nào mà”.
Có đôi lúc bạn cảm thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Bạn không còn tâm sự với cha mẹ nhiều như hồi còn bé:
“Hồi còn nhỏ, cứ có chuyện gì ở trường là mình kể cho mẹ nghe. Đến khi 12 tuổi, bọn ở lớp nói chuyện anh chị này nọ yêu đương với nhau, về kể, mẹ chẳng nói gì mà nghiêm lại, thế là mình không bao giờ dám kể cho mẹ nghe nữa, hay nếu có kể thì cũng xem chuyện gì mẹ nghe được mới kể. Về sau thì chuyện gì cũng giấu mẹ hết. Thực ra nói gì thì cũng ngượng lắm, vì có nói bao giờ đâu”. (Thu, 21 tuổi).
Bạn khám phá thấy thế giới xung quanh bao điều lý thú: âm nhạc, truyện, thơ, phim ảnh, bóng đá, bạn bè. Những lúc này, nhiều bậc cha mẹ lo lắm đấy, chỉ sợ con mình chểnh mảng học hành. Không muốn cha mẹ phiền lòng nhưng cũng không thể bỏ niềm vui của mình, một số bạn hình thành cuộc sống “phân thân”, ở nhà thì luôn học hành chăm chỉ, nhưng cũng dành mỗi tuần đôi buổi cho niềm say mê:
“Chị biết không, bố mẹ cấm đi học đàn ghi ta vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học bài. Em học giấu bố mẹ cả năm nay rồi, toàn phải đến nhà các bạn tập nhờ thôi. Mà học đàn có gì là xấu đâu cơ chứ”. (Bích, 16 tuổi).
Bạn trẻ ở tuổi này đang lớn, có những suy nghĩ riêng và muốn tự làm chủ. Các bậc cha mẹ rất nên hiểu điều đó và “tâm lý” một chút. Bác Hà tâm sự: “Lớp trẻ thời nay khôn hơn ngày xưa, nhưng so với đời thì trẻ thời nào cũng thế, mỏng manh lắm. Tôi phải cố gắng nhiều mới theo sát được cô con gái đang lớn của mình. Nhiều khi hai mẹ con có bất đồng quan điểm, nhưng phải tranh luận mới hiểu nó nghĩ gì. Đôi khi có giận vì nó hay cãi lại thì tôi lại nghĩ ngày xưa mình cũng thế”.
Giai đoạn đang trưởng thành chính là lúc ta cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất. Bạn hãy tâm niệm sự quan tâm của cha mẹ nhiều khi chẳng thừa, và đừng quá bực mình nếu cha mẹ đôi khi tỏ ra “cực đoan” nhé.
Thời kỳ phát triển tâm lý ở tuổi dậy thì đối với bạn này thì trôi qua êm ả nhưng với bạn khác lại quá sóng gió. Qua rồi nhìn lại, bạn sẽ hiểu được rằng những cái nhăn mặt, những câu gắt gỏng, hành động nhất thời ở tuổi này phần nhiều là do cái anh “tâm lý”. Bạn sẽ thấy thông cảm cho cha mẹ mình hơn và có thể ít nhiều còn áy náy về cách cư xử của mình. Bạn cũng sẽ thiết lập được mối quan hệ của đứa con trưởng thành với cha mẹ, một mối quan hệ không kém phần cảm thông và gắn bó so với khi còn bé thơ: “Lúc đầu thực là dễ bực các cụ về tất cả mọi thứ. Mình đã ngang lại bướng kinh khủng. Các cụ cũng khổ. Bây giờ thấy phải cảm ơn mọi người đã chịu đựng mình như thế”. (Thu, 20 tuổi).
* Giao lưu bạn bè
Ở tuổi đang lớn này, nhu cầu giao lưu bạn bè phát triển mạnh, quan hệ mở rộng ra nhiều. Bạn trẻ đang làm quen dần với cuộc sống xã hội, tập giao tiếp với mọi người, và bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống.
Tình bạn
Bạn trẻ chúng ta có một hình thức chơi bạn bè đặc biệt phổ biến, đó là nhóm bạn, hội bạn. Nhóm, hội có rất nhiều loại, có thể các bạn gần nhà nhau, cùng chung “chí hướng” hay cũng có khi chỉ là sự hợp nhau về tính tình hoặc một vài sở thích nào đó như ca nhạc, thể thao... Bạn Minh kể về hội bạn đã ba năm của mình:
“Hội của em có 7 đứa, cả trai cả gái, chơi với nhau từ hồi lớp 7 cơ. Nói chung là vui lắm, vì chúng nó thoải mái mà cũng tốt. Bọn em hay đi chơi hồ Tây. Mấy đứa nó cũng tình cảm, em hay tâm sự với chúng nó. Lâu lâu lại rủ nhau đi chơi xa”.
Các nhóm bạn chơi đóng vai trò quan trọng trên bước đường trưởng thành của mỗi bạn trẻ bởi đây là bước đầu ta tập hoà mình vào một tập thể, học tập ở các bạn những đức tính tốt, học cách quan hệ và yêu quý mọi người. Nhóm bạn là nơi nâng đỡ tinh thần, chia sẻ mọi vui buồn và giúp bạn trẻ tự tin hơn.
Các nhóm bạn, có nhóm bình lặng, có nhóm sôi nổi, có nhóm thích biểu dương lực lượng bằng cách may quần áo, để tóc giống nhau... Dù là kiểu nào thì mỗi thành viên trong nhóm đều cảm thấy tự hào, coi nhóm như gia đình thứ hai của mình. Hội là một điểm tựa quan trọng của bạn trẻ. Tuy nhiên, đôi khi “tinh thần hội” trở thành cực đoan, phát triển thành hiện tượng “bè phái”, coi thường các bạn ngoài hội một cách vô lý, gây đố kỵ giữa các nhóm bạn, đôi khi còn dẫn đến xô xát. Điều đó làm nhiều bạn phải hối tiếc:
"Hồi cấp hai, bọn tao chơi bè, không hiểu thế nào mà cãi nhau rồi xông vào đánh nhau. Mấy đứa bị chảy máu. Tao vẫn còn sẹo ở má nhưng không thấy rõ lắm. Cái Hằng nó ở bè kia bị sẹo rõ to ở thái dương. Lên cấp 3 thì lại chơi với cái Hằng thân ơi là thân. Nghĩ lại hồi xưa dại quá".
"Em chúa ghét chụp ảnh, thế mà mấy thằng bạn cứ thích đi. Phải đi vào công viên với chúng nó, rồi lại phải đứng kiểu này kiểu nọ, chán chết. Lâu lâu một lần thì cũng được, chứ thường xuyên thì...".
Vậy đấy, còn có biết bao bạn trai bắt đầu hút thuốc chẳng phải vì thích, mà chỉ do bạn bè rủ hoặc trêu “không biết hút thì không phải đàn ông”. Nhiều bạn gái điệu đà ăn diện, cư xử “nhõng nhẽo” cũng chỉ là theo chúng bạn, vì không thế thì “không ra con gái”.
Thực ra thì trong hội, mỗi thành viên có những nét tính cách riêng, có cách suy nghĩ riêng. Tình bạn sẽ chỉ thực sự sâu sắc và có tính tích cực đối với sự trưởng thành của bạn trẻ khi các bạn hiểu được điều đó. Các bạn hãy chan hoà với bạn bè, nhưng mỗi người có thể sống theo phong cách riêng của mình.
Ai đã từng ở trong một hội bạn thì đã biết đến những cuộc vui nổ trời, khi đến giờ về vẫn không muốn rời bạn. Thế nhưng hội bạn đâu phải chỉ để chơi mà thôi. Nhiều hội bạn rất có trách nhiệm, biết chăm lo cho từng thành viên, biết bảo ban nhau học tập. Bạn nào có hội hay đi chơi nhiều thì hãy cảnh giác nhé, đừng để chuyện như của Linh xảy ra với hội mình:
"Lên cấp 2 tớ chơi vui lắm, cả lớp kéo nhau đi chơi suốt. Nhưng đến lúc thi vào cấp 3 thì bí bét kinh khủng, 54 đứa mà chỉ có 11 đứa đỗ thôi. Thế mà nào có phải là mọi người không thông minh gì, chẳng qua là không để ý học nên mất cơ bản. Những đứa còn lại học bổ túc hay ở nhà hết".
Thế nhưng cũng có rất nhiều bạn không tham gia nhóm, hội nào. Không phải vì họ không thích chơi trong hội mà vì có thể là những người trầm tĩnh, không thích ồn ào, náo nhiệt, chỉ cần bạn tri kỷ, cũng có thể các bạn còn đang đi tìm mà chưa gặp một hội nào hợp ý. Những bạn này có thể có vài người bạn thân thiết. Họ tuy không ồn ào như các nhóm, hội đông khác nhưng tình bạn của họ cũng rất khăng khít, và nhiều khi nó đi cùng bạn suốt cuộc đời.
Nhút nhát và... tự tin
Nhút nhát không có nghĩa là hèn nhát, mà chỉ là vụng về, lúng túng khi tiếp xúc với mọi người. Thực ra, trong chúng ta hiếm ai không mang chút nhút nhát trong người. Vấn đề là phải khắc phục sự nhút nhát đó. Nhút nhát có thể chuyển thành tự tin nếu bạn nỗ lực và được bạn bè hỗ trợ. Sau đây là chuyện của một người “nhát nhất trần đời” đã trở thành hoạt bát.
"Ở mẫu giáo, tôi cứ ngồi nguyên một chỗ nhìn mọi người chơi xếp nhà bằng gỗ mà thèm, nhưng nghĩ đến phải nói câu “cho tớ chơi với” thì run. Lớp 1, đi lao động thì đứng khóc vì chưa cầm chổi bao giờ nên không dám quét. Tôi rụt rè kinh khủng. Hết cấp một tôi mới biết tên hết các bạn trong lớp. Lên cấp hai, bạn bè động viên các kiểu, tôi mới bắt đầu chơi nhảy dây, chơi chuyền, vui không chịu được. Lại nữa, tôi không biết nói truyện với người khác, nhất là người lớn, khổ ơi là khổ. Tôi mới quyết tâm phải tập. Tôi tập nói chuyện bâng quơ với mọi người, dần dần thấy mọi người cũng bình thường chứ không ghê như mình tưởng. Nhưng nói chuyện cứ có người thứ ba là giọng tôi chìm nghỉm, ngại người ta nghe mà. Thế rồi có một anh bạn nói với tôi là mọi người có quyền có ý kiến riêng, không nhất thiết là người khác đồng ý. Tôi thấy cũng có lý, thế là dần dần tôi bắt đầu nói ra được những gì mình nghĩ. Ôi, bao nhiêu ngày đau khổ, bao nhiêu đêm dằn vặt đấy, nhưng cuối cùng cũng đến được cái điểm ngày hôm nay".
Nhiều bạn gái ở lứa tuổi này khi bắt đầu ý thức được rằng mình đã lớn lại cứ nghĩ con gái phải xinh như chị Mai hay duyên dáng như bạn Lan ấy. Vậy mà mình lại không được như vậy. Hay là con gái phải nên ít nói... thế là cứ ở chỗ đông người lại đỏ bừng mặt lên và im lặng. Có bạn trai lại cho rằng mình không đủ mạnh mẽ, không đủ tính quyết đoán của đàn ông nên cũng dần dần trở nên im lặng. Thế nhưng, nếu bạn nhận ra được một nét đáng yêu, một điểm mạnh nào đấy ở mình như má lúm đồng tiền, hay thông minh, học giỏi thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Hãy thử xem, bạn sẽ nhận ra rất nhiều “điểm mạnh” ở mình đấy.
* Ý thức về giới tính
Đến tuổi này, ý thức của chúng ta về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Bạn không còn là một cô bé, cậu bé mà đã là thiếu niên rồi. Bạn thường chú ý hơn đến cách ăn mặc, kiểu đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Trong các cuộc chuyện trò, bạn thích bàn luận về giới kia, những từ “bọn con trai”, “bọn con gái” thường xuất hiện.
Những xao động tình cảm của tuổi mới lớn
Ý thức về giới tính len lỏi vào trong quan hệ với bạn bè. Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá được ưa chuộng, nhiều khi làm cho người bị gán ghép phải bối rối:
"Lớp em có hai đứa con trai con gái chơi với nhau rất thân, và chúng nó rất hay. Nhưng mọi người cứ chế, thế là chúng nó không dám chơi với nhau nữa".
"Lần đầu tiên tôi để ý tới bạn gái là năm học cấp hai. Cô bé đó học hành bình thường, trông xinh xinh nhưng tôi cảm thấy cô bé rất có duyên, khó giải thích lắm nhưng mà tôi thực sự thấy duyên hơn tất cả các cô bé khác".
"Tớ có cảm tình với bạn Trung từ năm cấp hai, cứ nhìn thấy bạn ấy ở đâu là cười, rồi hay nhìn bạn ấy. Nhưng rồi lên lớp tám thì lại thấy hết thích từ lúc nảo lúc nào. Sau rồi mình thích một anh ở gần nhà, nhưng anh ấy coi mình là trẻ con".
Các nhà tâm lý học nhận định rằng những rung động tuổi mới lớn là bước phát triển đầu tiên của tình cảm đối với người khác giới, nhưng chưa phải là lúc bước vào quan hệ yêu đương, vì tâm sinh lý tuổi này còn chưa đủ chín muồi để gánh vác một mối tình cảm phức tạp mà đến người lớn cũng còn phải đau đầu vì nó. Tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, bạn hãy nâng niu nó, nhưng hãy chờ đợi những tình cảm thực sự sâu sắc sau này.
Ý thức về cơ thể, về giới tính, về tình dục
Ý thức giới tính của chúng ta rộng mở trong các mối quan hệ xã hội, nhưng cũng không quên trở về với chính bản thân mình. Nhận thấy sự phát triển giới tính hằng ngày của mình, ta không khỏi có lúc thấy tự hào sung sướng, đôi khi thích khoe khoang một chút:
"Bọn con gái mình buồn cười thật. Hồi cấp ba thỉnh thoảng một đứa lại nhăn nhó bảo đứa khác: “Trục trặc kỹ thuật” [hành kinh]. Nhăn thì nhăn nhưng vẫn có vẻ hãnh diện lắm. Đứa nào hỏi: “Đã bị chưa?” thì mình bảo: “Từ lâu rồi”.
"Lúc đó có nhiều quyển truyện có những chi tiết rất nhỏ về yêu đương và tôi thường lấy trộm của mẹ ra đọc đi đọc lại mỗi một đoạn đó".
"Xem mấy phim ấy thì thấy chuyện ấy chẳng thanh tao như mình vẫn nghĩ, mà mình thì cứ nghĩ nó phải rất là hay kia".
* Quan hệ với cha mẹ
Một đặc điểm phổ biến của những cô bé, cậu bé tuổi dậy thì là tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn”. Bạn chẳng còn khóc nhè, làm nũng, không còn đòi đi chơi cùng bố mẹ. Bạn muốn được tự chọn bạn, được ăn mặc theo ý thích... Quan hệ với cha mẹ hẳn có thay đổi. Đôi lúc bạn thất vọng, ấm ức vì hình như cha mẹ chưa nhận thấy bạn “đã lớn”, vẫn coi bạn là đứa trẻ con bé bỏng.
Một bạn gái 13 tuổi kể: “Mỗi lần ba hỏi gì em cũng chỉ ừ hữ thôi, bởi vì câu hỏi của ba lúc nào cũng là kế hoạch học tập, thích môn học nào, rồi trường nào tốt, trường nào không, nhức cả đầu. Ba mẹ chỉ hơi quan tâm, bắt phải mặc cái này, không mặc cái kia là em đã khó chịu, xị mặt ra rồi. Việc đơn giản thế mà ba mẹ cũng phải nói, em tự biết phải làm thế nào mà”.
Có đôi lúc bạn cảm thấy cha mẹ không hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Bạn không còn tâm sự với cha mẹ nhiều như hồi còn bé:
“Hồi còn nhỏ, cứ có chuyện gì ở trường là mình kể cho mẹ nghe. Đến khi 12 tuổi, bọn ở lớp nói chuyện anh chị này nọ yêu đương với nhau, về kể, mẹ chẳng nói gì mà nghiêm lại, thế là mình không bao giờ dám kể cho mẹ nghe nữa, hay nếu có kể thì cũng xem chuyện gì mẹ nghe được mới kể. Về sau thì chuyện gì cũng giấu mẹ hết. Thực ra nói gì thì cũng ngượng lắm, vì có nói bao giờ đâu”. (Thu, 21 tuổi).
Bạn khám phá thấy thế giới xung quanh bao điều lý thú: âm nhạc, truyện, thơ, phim ảnh, bóng đá, bạn bè. Những lúc này, nhiều bậc cha mẹ lo lắm đấy, chỉ sợ con mình chểnh mảng học hành. Không muốn cha mẹ phiền lòng nhưng cũng không thể bỏ niềm vui của mình, một số bạn hình thành cuộc sống “phân thân”, ở nhà thì luôn học hành chăm chỉ, nhưng cũng dành mỗi tuần đôi buổi cho niềm say mê:
“Chị biết không, bố mẹ cấm đi học đàn ghi ta vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học bài. Em học giấu bố mẹ cả năm nay rồi, toàn phải đến nhà các bạn tập nhờ thôi. Mà học đàn có gì là xấu đâu cơ chứ”. (Bích, 16 tuổi).
Bạn trẻ ở tuổi này đang lớn, có những suy nghĩ riêng và muốn tự làm chủ. Các bậc cha mẹ rất nên hiểu điều đó và “tâm lý” một chút. Bác Hà tâm sự: “Lớp trẻ thời nay khôn hơn ngày xưa, nhưng so với đời thì trẻ thời nào cũng thế, mỏng manh lắm. Tôi phải cố gắng nhiều mới theo sát được cô con gái đang lớn của mình. Nhiều khi hai mẹ con có bất đồng quan điểm, nhưng phải tranh luận mới hiểu nó nghĩ gì. Đôi khi có giận vì nó hay cãi lại thì tôi lại nghĩ ngày xưa mình cũng thế”.
Giai đoạn đang trưởng thành chính là lúc ta cần đến sự hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất. Bạn hãy tâm niệm sự quan tâm của cha mẹ nhiều khi chẳng thừa, và đừng quá bực mình nếu cha mẹ đôi khi tỏ ra “cực đoan” nhé.
Thời kỳ phát triển tâm lý ở tuổi dậy thì đối với bạn này thì trôi qua êm ả nhưng với bạn khác lại quá sóng gió. Qua rồi nhìn lại, bạn sẽ hiểu được rằng những cái nhăn mặt, những câu gắt gỏng, hành động nhất thời ở tuổi này phần nhiều là do cái anh “tâm lý”. Bạn sẽ thấy thông cảm cho cha mẹ mình hơn và có thể ít nhiều còn áy náy về cách cư xử của mình. Bạn cũng sẽ thiết lập được mối quan hệ của đứa con trưởng thành với cha mẹ, một mối quan hệ không kém phần cảm thông và gắn bó so với khi còn bé thơ: “Lúc đầu thực là dễ bực các cụ về tất cả mọi thứ. Mình đã ngang lại bướng kinh khủng. Các cụ cũng khổ. Bây giờ thấy phải cảm ơn mọi người đã chịu đựng mình như thế”. (Thu, 20 tuổi).
* Giao lưu bạn bè
Ở tuổi đang lớn này, nhu cầu giao lưu bạn bè phát triển mạnh, quan hệ mở rộng ra nhiều. Bạn trẻ đang làm quen dần với cuộc sống xã hội, tập giao tiếp với mọi người, và bạn bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống.
Tình bạn
Bạn trẻ chúng ta có một hình thức chơi bạn bè đặc biệt phổ biến, đó là nhóm bạn, hội bạn. Nhóm, hội có rất nhiều loại, có thể các bạn gần nhà nhau, cùng chung “chí hướng” hay cũng có khi chỉ là sự hợp nhau về tính tình hoặc một vài sở thích nào đó như ca nhạc, thể thao... Bạn Minh kể về hội bạn đã ba năm của mình:
“Hội của em có 7 đứa, cả trai cả gái, chơi với nhau từ hồi lớp 7 cơ. Nói chung là vui lắm, vì chúng nó thoải mái mà cũng tốt. Bọn em hay đi chơi hồ Tây. Mấy đứa nó cũng tình cảm, em hay tâm sự với chúng nó. Lâu lâu lại rủ nhau đi chơi xa”.
Các nhóm bạn chơi đóng vai trò quan trọng trên bước đường trưởng thành của mỗi bạn trẻ bởi đây là bước đầu ta tập hoà mình vào một tập thể, học tập ở các bạn những đức tính tốt, học cách quan hệ và yêu quý mọi người. Nhóm bạn là nơi nâng đỡ tinh thần, chia sẻ mọi vui buồn và giúp bạn trẻ tự tin hơn.
Các nhóm bạn, có nhóm bình lặng, có nhóm sôi nổi, có nhóm thích biểu dương lực lượng bằng cách may quần áo, để tóc giống nhau... Dù là kiểu nào thì mỗi thành viên trong nhóm đều cảm thấy tự hào, coi nhóm như gia đình thứ hai của mình. Hội là một điểm tựa quan trọng của bạn trẻ. Tuy nhiên, đôi khi “tinh thần hội” trở thành cực đoan, phát triển thành hiện tượng “bè phái”, coi thường các bạn ngoài hội một cách vô lý, gây đố kỵ giữa các nhóm bạn, đôi khi còn dẫn đến xô xát. Điều đó làm nhiều bạn phải hối tiếc:
"Hồi cấp hai, bọn tao chơi bè, không hiểu thế nào mà cãi nhau rồi xông vào đánh nhau. Mấy đứa bị chảy máu. Tao vẫn còn sẹo ở má nhưng không thấy rõ lắm. Cái Hằng nó ở bè kia bị sẹo rõ to ở thái dương. Lên cấp 3 thì lại chơi với cái Hằng thân ơi là thân. Nghĩ lại hồi xưa dại quá".
(Hồng, 19 tuổi)
Có bạn lại tâm sự rằng có nhiều lúc bực mình khó chịu vì phải cố sống sao cho giống các bạn trong hội, như Giang:"Em chúa ghét chụp ảnh, thế mà mấy thằng bạn cứ thích đi. Phải đi vào công viên với chúng nó, rồi lại phải đứng kiểu này kiểu nọ, chán chết. Lâu lâu một lần thì cũng được, chứ thường xuyên thì...".
Vậy đấy, còn có biết bao bạn trai bắt đầu hút thuốc chẳng phải vì thích, mà chỉ do bạn bè rủ hoặc trêu “không biết hút thì không phải đàn ông”. Nhiều bạn gái điệu đà ăn diện, cư xử “nhõng nhẽo” cũng chỉ là theo chúng bạn, vì không thế thì “không ra con gái”.
Thực ra thì trong hội, mỗi thành viên có những nét tính cách riêng, có cách suy nghĩ riêng. Tình bạn sẽ chỉ thực sự sâu sắc và có tính tích cực đối với sự trưởng thành của bạn trẻ khi các bạn hiểu được điều đó. Các bạn hãy chan hoà với bạn bè, nhưng mỗi người có thể sống theo phong cách riêng của mình.
Ai đã từng ở trong một hội bạn thì đã biết đến những cuộc vui nổ trời, khi đến giờ về vẫn không muốn rời bạn. Thế nhưng hội bạn đâu phải chỉ để chơi mà thôi. Nhiều hội bạn rất có trách nhiệm, biết chăm lo cho từng thành viên, biết bảo ban nhau học tập. Bạn nào có hội hay đi chơi nhiều thì hãy cảnh giác nhé, đừng để chuyện như của Linh xảy ra với hội mình:
"Lên cấp 2 tớ chơi vui lắm, cả lớp kéo nhau đi chơi suốt. Nhưng đến lúc thi vào cấp 3 thì bí bét kinh khủng, 54 đứa mà chỉ có 11 đứa đỗ thôi. Thế mà nào có phải là mọi người không thông minh gì, chẳng qua là không để ý học nên mất cơ bản. Những đứa còn lại học bổ túc hay ở nhà hết".
Thế nhưng cũng có rất nhiều bạn không tham gia nhóm, hội nào. Không phải vì họ không thích chơi trong hội mà vì có thể là những người trầm tĩnh, không thích ồn ào, náo nhiệt, chỉ cần bạn tri kỷ, cũng có thể các bạn còn đang đi tìm mà chưa gặp một hội nào hợp ý. Những bạn này có thể có vài người bạn thân thiết. Họ tuy không ồn ào như các nhóm, hội đông khác nhưng tình bạn của họ cũng rất khăng khít, và nhiều khi nó đi cùng bạn suốt cuộc đời.
Nhút nhát và... tự tin
Nhút nhát không có nghĩa là hèn nhát, mà chỉ là vụng về, lúng túng khi tiếp xúc với mọi người. Thực ra, trong chúng ta hiếm ai không mang chút nhút nhát trong người. Vấn đề là phải khắc phục sự nhút nhát đó. Nhút nhát có thể chuyển thành tự tin nếu bạn nỗ lực và được bạn bè hỗ trợ. Sau đây là chuyện của một người “nhát nhất trần đời” đã trở thành hoạt bát.
"Ở mẫu giáo, tôi cứ ngồi nguyên một chỗ nhìn mọi người chơi xếp nhà bằng gỗ mà thèm, nhưng nghĩ đến phải nói câu “cho tớ chơi với” thì run. Lớp 1, đi lao động thì đứng khóc vì chưa cầm chổi bao giờ nên không dám quét. Tôi rụt rè kinh khủng. Hết cấp một tôi mới biết tên hết các bạn trong lớp. Lên cấp hai, bạn bè động viên các kiểu, tôi mới bắt đầu chơi nhảy dây, chơi chuyền, vui không chịu được. Lại nữa, tôi không biết nói truyện với người khác, nhất là người lớn, khổ ơi là khổ. Tôi mới quyết tâm phải tập. Tôi tập nói chuyện bâng quơ với mọi người, dần dần thấy mọi người cũng bình thường chứ không ghê như mình tưởng. Nhưng nói chuyện cứ có người thứ ba là giọng tôi chìm nghỉm, ngại người ta nghe mà. Thế rồi có một anh bạn nói với tôi là mọi người có quyền có ý kiến riêng, không nhất thiết là người khác đồng ý. Tôi thấy cũng có lý, thế là dần dần tôi bắt đầu nói ra được những gì mình nghĩ. Ôi, bao nhiêu ngày đau khổ, bao nhiêu đêm dằn vặt đấy, nhưng cuối cùng cũng đến được cái điểm ngày hôm nay".
(Quỳnh, 23 tuổi)
Chắc ít ai lại nhút nhát như Quỳnh, nhưng có nhiều bạn thấy mình không được tự tin, xông xáo, không hát hay, đàn giỏi như bạn khác nên nghĩ mình không thể xuất hiện trong đám đông. Hãy tự tin vào những giá trị riêng của mình, bạn chưa nhận thấy những điều đáng quý mà bạn có đấy thôi.Nhiều bạn gái ở lứa tuổi này khi bắt đầu ý thức được rằng mình đã lớn lại cứ nghĩ con gái phải xinh như chị Mai hay duyên dáng như bạn Lan ấy. Vậy mà mình lại không được như vậy. Hay là con gái phải nên ít nói... thế là cứ ở chỗ đông người lại đỏ bừng mặt lên và im lặng. Có bạn trai lại cho rằng mình không đủ mạnh mẽ, không đủ tính quyết đoán của đàn ông nên cũng dần dần trở nên im lặng. Thế nhưng, nếu bạn nhận ra được một nét đáng yêu, một điểm mạnh nào đấy ở mình như má lúm đồng tiền, hay thông minh, học giỏi thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều. Hãy thử xem, bạn sẽ nhận ra rất nhiều “điểm mạnh” ở mình đấy.
* Ý thức về giới tính
Đến tuổi này, ý thức của chúng ta về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước. Bạn không còn là một cô bé, cậu bé mà đã là thiếu niên rồi. Bạn thường chú ý hơn đến cách ăn mặc, kiểu đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái. Trong các cuộc chuyện trò, bạn thích bàn luận về giới kia, những từ “bọn con trai”, “bọn con gái” thường xuất hiện.
Những xao động tình cảm của tuổi mới lớn
Ý thức về giới tính len lỏi vào trong quan hệ với bạn bè. Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá được ưa chuộng, nhiều khi làm cho người bị gán ghép phải bối rối:
"Lớp em có hai đứa con trai con gái chơi với nhau rất thân, và chúng nó rất hay. Nhưng mọi người cứ chế, thế là chúng nó không dám chơi với nhau nữa".
(Phương, 16 tuổi)
Một số bạn ở tuổi này bắt đầu để ý những người bạn khác giới. Giữa đám đông bạn bè, một bạn nào đó có thể trở thành “đối tượng” mà bạn hay nghĩ tới, thích lại gần."Lần đầu tiên tôi để ý tới bạn gái là năm học cấp hai. Cô bé đó học hành bình thường, trông xinh xinh nhưng tôi cảm thấy cô bé rất có duyên, khó giải thích lắm nhưng mà tôi thực sự thấy duyên hơn tất cả các cô bé khác".
(Khoa, 20 tuổi)
"Hồi cấp hai tự nhiên mình rất quý bạn Toàn trong lớp. Cứ bao giờ đến buổi sinh hoạt hát, bọn mình hay thay nhau hát. Bao giờ mình cũng chọn một bài, hát thật say sưa và nhìn về phía bạn ấy, hát chỉ để cho bạn ấy".(Lam, 20 tuổi)
Đó là những rung động trong sáng buổi ban đầu của bạn trẻ, có thể khiến bạn hoàn thiện mình để đẹp hơn trong con mắt “người ta”. Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, làm bạn xúc động, băn khoăn. Nhưng bạn hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên như khi nó đến vậy thôi."Tớ có cảm tình với bạn Trung từ năm cấp hai, cứ nhìn thấy bạn ấy ở đâu là cười, rồi hay nhìn bạn ấy. Nhưng rồi lên lớp tám thì lại thấy hết thích từ lúc nảo lúc nào. Sau rồi mình thích một anh ở gần nhà, nhưng anh ấy coi mình là trẻ con".
(Trang, 22 tuổi)
Cha mẹ luôn khuyên bạn không nên yêu sớm, đó là vì cha mẹ đã từng ở tuổi mới lớn, có những lúc xao xuyến, thẩn thơ, nhưng trải qua rồi nên biết rằng tình cảm đó chỉ có giá trị nhất thời, lại lo bạn chểnh mảng học hành (mà yêu thì dễ quên học thật đấy).Các nhà tâm lý học nhận định rằng những rung động tuổi mới lớn là bước phát triển đầu tiên của tình cảm đối với người khác giới, nhưng chưa phải là lúc bước vào quan hệ yêu đương, vì tâm sinh lý tuổi này còn chưa đủ chín muồi để gánh vác một mối tình cảm phức tạp mà đến người lớn cũng còn phải đau đầu vì nó. Tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, bạn hãy nâng niu nó, nhưng hãy chờ đợi những tình cảm thực sự sâu sắc sau này.
Ý thức về cơ thể, về giới tính, về tình dục
Ý thức giới tính của chúng ta rộng mở trong các mối quan hệ xã hội, nhưng cũng không quên trở về với chính bản thân mình. Nhận thấy sự phát triển giới tính hằng ngày của mình, ta không khỏi có lúc thấy tự hào sung sướng, đôi khi thích khoe khoang một chút:
"Bọn con gái mình buồn cười thật. Hồi cấp ba thỉnh thoảng một đứa lại nhăn nhó bảo đứa khác: “Trục trặc kỹ thuật” [hành kinh]. Nhăn thì nhăn nhưng vẫn có vẻ hãnh diện lắm. Đứa nào hỏi: “Đã bị chưa?” thì mình bảo: “Từ lâu rồi”.
(Lan Anh, 20 tuổi)
Một cách tự nhiên, chúng ta bắt đầu muốn tìm hiểu về cơ thể của mình và của người khác giới. Có thể chữ “tình dục” hay những câu chuyện yêu đương vô tình lọt vào tai, khiến bạn phải tò mò đôi chút. Cũng có một số bậc cha mẹ thấy cần giảng giải cho con trẻ về giới tính, cơ thể, song đa số là ngượng khi nói đến chủ đề này với con cái, hoặc không muốn con biết nhiều về giới tính, tình dục. Do vậy bạn trẻ tìm hiểu chủ yếu qua bạn bè, và cả ở sách báo, phim ảnh:"Lúc đó có nhiều quyển truyện có những chi tiết rất nhỏ về yêu đương và tôi thường lấy trộm của mẹ ra đọc đi đọc lại mỗi một đoạn đó".
(Lâm, 26 tuổi)
Điều đáng tiếc là những điều bạn nghe ở bạn bè cùng trang lứa thường là sai lệch. Những cuốn sách giúp cho các bạn trẻ có được nhận thức đúng đắn về giới tính, tình dục thì còn thiếu. Thế nhưng lại có rất nhiều băng hình, sách báo lưu hành trái phép làm sai lệch ý niệm của chúng ta về vấn đề này. Các bạn trẻ mới lớn gặp phải những thứ này thì thật không may, vì nó chỉ nhằm kích dục, chứ không giúp bạn có được sự nhìn nhận đúng đắn."Xem mấy phim ấy thì thấy chuyện ấy chẳng thanh tao như mình vẫn nghĩ, mà mình thì cứ nghĩ nó phải rất là hay kia".
(Tâm, 17 tuổi)
Song, nhu cầu của bạn trẻ muốn hiểu biết về sự phát triển tâm sinh lý và về giới tính là chính đáng. Cuốn sách này cũng nhằm đem lại những kiến thức khoa học và cách nhìn nhận có văn hoá về các vấn đề này.