Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Những thành tựu của văn minh Trung Quốc
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179973" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px"><strong>7. Giáo dục</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><em>a) Trường học</em></strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Từ đời Thương, </span><a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank"><span style="font-size: 18px">Trung Quốc</span></a><span style="font-size: 18px"> đã có chữ viết nhưng tình hình giáo dục thời kỳ này như thế nào nay không thể biết được. Đến thời Chu nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><a href="https://vnkienthuc.com/threads/trung-quoc-co-dai.77723/" target="_blank"><span style="font-size: 18px">Trường học thời Tây Chu</span></a><span style="font-size: 18px"> chia làm hai loại quốc học và hương học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trường quốc học gồm có Bích Ung và Phán Cung. Bích Ung là trường đại học ở kinh đô Tây Chu, Phán Cung là trường đại học ở kinh đô các nước chư hầu. Thuộc về quốc học, ở kinh đô còn có trường tiểu học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trường hương học là trường học ở các địa phương. Tùy theo các cấp hành chính, trường học địa phương có các tên “thục”, “tường”, “tự”, “hiệu”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Xuân Thu, nền quốc học của nhà Chu dần dần suy thoái, trường tư bắt đầu xuất hiện. Người đầu tiên sáng lập trường tư là Khổng Tử. Đến thời Chiến Quốc, Mặc Tử, TrangTử, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng là những thầy giáo có nhiều học trò, do đó lập thành những phái khác nhau.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Từ đời Hán về sau, cùng với sự đề cao Nho giáo, nền giáo dục của Trung Quốc càng phát triển mạnh.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trường học cao nhất thời Hán gọi là Thái học được thành lập từ thời Hán Vũ đế (140-87 TCN). Các giáo quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ kinh bác sĩ, học sinh thời Tây Hán gọi là “bác sĩ đệ tử”, thời Đông Hán gọi là “thái học sinh”. Nội dung học tập chủ yếu là kinh điển Nho gia. Phương thức dạy học là giảng ở những giảng đường lớn. Do thầy giáo ít, học trò đông nên chủ yếu là tự học. Mỗi năm phải thi một lần. Ai thông được một kinh trở lên thì được bổ làm quan.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở các địa phương cũng có trường quốc lập gọi là “học”, “hiệu”, “tường”, “tự”, nhưng trường học ở các địa phương không được coi trọng. Nền tư học dân gian thì từ đời Hán về sau lại càng thịnh hành.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Tùy - Đường, nền giáo dục Trung Quốc có một bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên ngành đã được thiết lập. Đó là các trường Quốc tử học, Thái học, Tứ môn học, Thư học (học viết chữ), Toán học, Luật học. Các trường này thuộc một cơ quan giáo dục gọi là Quốc tử giám tương tự như Bộ Giáo dục.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài hệ thống trường thuộc Quốc tử giám còn có một số trường khác như Hoàng văn quán, Quảng văn quán, trường Y học, trường Thiên văn học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Tống còn đặt ra “chế độ tam xá” ở trường Thái học, gồm Ngoại xá, Nội xá và Thượng xá, mục đích là để cho chế độ thi cử lên lớp được nghiêm túc. Học sinh mới vào trường Thái học gọi là Ngoại xá sinh, sau kỳ thi năm thứ nhất, những người đạt kết quả loại nhất loại nhì và có đức hạnh thì được lên Nội xá. Sau 2 năm, Nội xá sinh thi tuyển lên Thượng xá, tốt nghiệp Thượng xá vào loại ưu cũng có tư cách như Tiến sĩ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bên cạnh trường quốc học còn có rất nhiều trường dân lập do các học giả nổi tiếng thành lập gọi là thư viện. Số học sinh học tập ở đây rất đông, có thư viện đã thu hút hàng ngàn học sinh đến học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Minh - Thanh, các trường đại học do trung ương mở được tập trung lại và gọi là Quốc tử giám. Đời Minh có hai trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh và Nam Kinh, đời Thanh chỉ còn một trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh mà thôi. Ngoài Quốc tử giám, đời Thanh còn có “Tông học” và “Bát kỳ quan học” để dạy con em hoàng tộc và con em người Mãn Châu, Mông Cổ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở các địa phương có phủ châu huyện học, về danh nghĩa là trường học, thực tế là cơ quan quản lý tú tài vì chỉ có tú tài mới được học ở đó. Các trường học này, về mặt tổ chức hết sức lỏng lẻo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Sau chiến tranh Thuốc phiện, đến cuối thế kỷ XIX, nhà Thanh học tập phương Tây bắt đầu mở một số trường học kiểu mới như Kinh sư đồng văn quán (1862), Giang Nam thiết lộ học đường (Trường đường sắt Giang Nam, 1895). Đầu thế kỷ XX nhà Thanh tuyên bố thực hiện “tân chính” (đường lối chính trị mới) mà nội dung quan trọng của tân chính là việc cải cách chế độ giáo dục. Từ đó các trường học kiểu mới đã thay thế các trường học kiểu cũ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">b) Khoa cử.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Từ đời Hán đến thời Nam Bắc triều: tuy nền giáo dục của </span><a href="https://vnkienthuc.com/threads/trung-quoc-co-dai.77723/" target="_blank"><span style="font-size: 18px">Trung Quốc</span></a><span style="font-size: 18px"> không ngừng phát triển, nhưng thời kỳ này chưa có khoa cử.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Hán ở trong các trường học có tổ chức thi hàng tuần hàng tháng hàng năm để kiểm tra kết quả học tập chứ chưa có thi quốc gia. Để tuyển chọn nhân tài trong cả nước, triều Hán thi hành chính sách “sát cử” tức là giao cho các quan địa phương khảo sát và tiến cử những người có tài có đức trong khu vực do mình cai trị. Những người được cử thường được gọi là “hiếu liêm”, “mậu tài”, “hiền lương phương chính” v.v...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Trung Quốc thi hành chế độ “cửu phẩm trung chính”. Triều đình phái các viên quan gọi là “trung chính” về các địa phương căn cứ theo tài năng và đức hạnh, chia những người có học thức ở trong vùng thành 9 hạng để nhà nước tùy tài mà bổ dụng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những biện pháp sát cử và cửu phẩm trung chính này đều không tránh khỏi tiêu cực. Thông thường chỉ có con em dòng dõi quý tộc được lựa chọn, còn những người khác tuy có tài năng cũng ít khi được tiến cử.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Thời Tùy Đường: Bắt đầu từ thời Tùy, chế độ khoa cử mới được đặt ra, khoa thi đầu tiên gọi là khoa Tiến sĩ, nội dung thi là văn học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến đời Đường, số khoa thi càng nhiều, gồm có: Tú tài (về sau bỏ), Minh kinh (hiểu rõ kinh sách), Minh pháp (nắm vững pháp luật), Minh toán (giỏi toán), Minh thư (giỏi viết chữ), trong đó quan trọng nhất là hai khoa Tiến sĩ và Minh kinh (Tiến sĩ cao hơn Minh kinh).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những người mới đỗ Tiến sĩ được dự yến vào vườn hạnh Tràng An, gọi là Thám hoa yến. Thời Đường đỗ Tiến sĩ chỉ mới đủ tư cách để làm quan, còn muốn có quan chức thực sự thì phải thi kỳ thi tuyển của bộ Lại, nếu trúng tuyển mới trở thành quan lại.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Thời Tống: Tiếp tục thực hiện chế độ thời Đường nhưng có một số quy định mới:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">+ Nội dung thi nặng về kinh nghĩa (thời Đường chủ yếu thi thơ phú).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">+ Định ra chế độ 3 năm thi một lần (từ Đường đến đầu Tống, mỗi năm hoặc 2 năm một lần).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">+ Tiến sĩ chia thành 5 cấp: nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, tứ giáp, ngũ giáp (từ Nguyên về sau chỉ chia thành 3 cấp, nhất giáp chỉ có 3 người).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">+ Điện thí trở thành một chế độ. Đời Đường đã có Điện thí nhưng thỉnh thoảng mới tổ chức, nhưng nếu thi Điện thí không đạt yêu cầu thì có thể trượt Tiến sĩ. Từ Tống về sau Điện thí không đánh hỏng, hơn nữa đã đỗ đều được làm quan, không cần thi tuyển ở bộ Lại nữa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">+ Đặt thêm cấp thi Hương, thời Đường người thi Tiến sĩ là do học quán hoặc địa phương tiến cử gọi là “cử tử” hoặc “cử nhân”, không qua khoa thi ở địa phương. Thời Tống trước khi thi Tiến sĩ, phải qua kỳ thi ở địa phương. Nếu thi Tiến sĩ không đậu thì khóa sau phải thi Hương lại một lần nữa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Thời Minh - Thanh: Đến thời kỳ này chế độ khoa cử càng hoàn bị và chặt chẽ hơn trước. Cấp thi gồm có: Thi Viện, thi Hương, thi Hội và thi Điện.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trước khi thi Viện phải qua hai kỳ thi dự bị: thi ở huyện và thi ở phủ. Nếu thi đậu thì được gọi là đồng sinh. Tiếp đó phải dự kỳ thi Viện do quan Đề đốc học viện được chính phủ trung ương ủy phái chủ trì. Thi Viện đậu được thì gọi là Tú tài và được vào học ở trường huyện hoặc trường phủ gọi là sinh viên.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thi Hương: là kỳ thi ở cấp tỉnh, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là những người đã đỗ Tú tài. Ngoài ra những người gọi là “quyên giám” (bỏ tiền ra mua tư cách sinh viên) và “ấm giám” (con cái quan lại được tập ấm) cũng được dự thi. Những người trúng tuyển trong kỳ thi Hương gọi là Cử nhân, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Những người đậu Cử nhân có thể được bổ dụng làm quan từ trung cấp trở xuống.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thi Hội là kỳ thi tổ chức ở kinh đô do bộ Lễ chủ trì, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là các Cử nhân. Những người thi đậu trong kỳ thi Hội được gọi là “Cống sĩ”, thông thường gọi là Tiến sĩ. Người đỗ đầu gọi là Hội nguyên.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thi Điện (cũng gọi là thi Đình) là kỳ thi tổ chức ở trong cung vua, người chủ khảo là hoàng đế. Người dự thi là những người đã đậu Tiến sĩ. Kết quả thi Điện được chia làm 3 cấp là: Nhất giáp, Nhị giáp, Tam giáp.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nhất giáp có 3 bậc: Nhất giáp đệ nhất danh gọi là Trạng nguyên, còn gọi là Điện nguyên, Đình nguyên; nhất giáp đệ nhị danh gọi là Bảng nhãn; nhất giáp đệ tam danh gọi là Thám hoa. Những người này còn được gọi là Tiến sĩ cập đệ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những người đậu trong bảng Nhị giáp gọi là Tiến sĩ xuất thân. Những người đậu trong bảng Tam giáp thì gọi là Đồng Tiến sĩ xuất thân.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cùng với việc cải cách chế độ giáo dục, chế độ khoa cử phong kiến của Trung Quốc đến năm 1905 thì bãi bỏ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">Nguồn :</span></strong></span><span style="color: rgb(65, 168, 95)"><span style="font-size: 18px"> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục </span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179973, member: 288054"] [SIZE=5][B]7. Giáo dục[/B] [B][I]a) Trường học[/I][/B] Từ đời Thương, [/SIZE][URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/'][SIZE=5]Trung Quốc[/SIZE][/URL][SIZE=5] đã có chữ viết nhưng tình hình giáo dục thời kỳ này như thế nào nay không thể biết được. Đến thời Chu nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng. [/SIZE] [URL='https://vnkienthuc.com/threads/trung-quoc-co-dai.77723/'][SIZE=5]Trường học thời Tây Chu[/SIZE][/URL][SIZE=5] chia làm hai loại quốc học và hương học. Trường quốc học gồm có Bích Ung và Phán Cung. Bích Ung là trường đại học ở kinh đô Tây Chu, Phán Cung là trường đại học ở kinh đô các nước chư hầu. Thuộc về quốc học, ở kinh đô còn có trường tiểu học. Trường hương học là trường học ở các địa phương. Tùy theo các cấp hành chính, trường học địa phương có các tên “thục”, “tường”, “tự”, “hiệu”. Thời Xuân Thu, nền quốc học của nhà Chu dần dần suy thoái, trường tư bắt đầu xuất hiện. Người đầu tiên sáng lập trường tư là Khổng Tử. Đến thời Chiến Quốc, Mặc Tử, TrangTử, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng là những thầy giáo có nhiều học trò, do đó lập thành những phái khác nhau. Từ đời Hán về sau, cùng với sự đề cao Nho giáo, nền giáo dục của Trung Quốc càng phát triển mạnh. Trường học cao nhất thời Hán gọi là Thái học được thành lập từ thời Hán Vũ đế (140-87 TCN). Các giáo quan dạy ở Thái học gọi là Ngũ kinh bác sĩ, học sinh thời Tây Hán gọi là “bác sĩ đệ tử”, thời Đông Hán gọi là “thái học sinh”. Nội dung học tập chủ yếu là kinh điển Nho gia. Phương thức dạy học là giảng ở những giảng đường lớn. Do thầy giáo ít, học trò đông nên chủ yếu là tự học. Mỗi năm phải thi một lần. Ai thông được một kinh trở lên thì được bổ làm quan. Ở các địa phương cũng có trường quốc lập gọi là “học”, “hiệu”, “tường”, “tự”, nhưng trường học ở các địa phương không được coi trọng. Nền tư học dân gian thì từ đời Hán về sau lại càng thịnh hành. Thời Tùy - Đường, nền giáo dục Trung Quốc có một bước phát triển quan trọng: nhiều trường chuyên ngành đã được thiết lập. Đó là các trường Quốc tử học, Thái học, Tứ môn học, Thư học (học viết chữ), Toán học, Luật học. Các trường này thuộc một cơ quan giáo dục gọi là Quốc tử giám tương tự như Bộ Giáo dục. Ngoài hệ thống trường thuộc Quốc tử giám còn có một số trường khác như Hoàng văn quán, Quảng văn quán, trường Y học, trường Thiên văn học. Thời Tống còn đặt ra “chế độ tam xá” ở trường Thái học, gồm Ngoại xá, Nội xá và Thượng xá, mục đích là để cho chế độ thi cử lên lớp được nghiêm túc. Học sinh mới vào trường Thái học gọi là Ngoại xá sinh, sau kỳ thi năm thứ nhất, những người đạt kết quả loại nhất loại nhì và có đức hạnh thì được lên Nội xá. Sau 2 năm, Nội xá sinh thi tuyển lên Thượng xá, tốt nghiệp Thượng xá vào loại ưu cũng có tư cách như Tiến sĩ. Bên cạnh trường quốc học còn có rất nhiều trường dân lập do các học giả nổi tiếng thành lập gọi là thư viện. Số học sinh học tập ở đây rất đông, có thư viện đã thu hút hàng ngàn học sinh đến học. Thời Minh - Thanh, các trường đại học do trung ương mở được tập trung lại và gọi là Quốc tử giám. Đời Minh có hai trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh và Nam Kinh, đời Thanh chỉ còn một trường Quốc tử giám ở Bắc Kinh mà thôi. Ngoài Quốc tử giám, đời Thanh còn có “Tông học” và “Bát kỳ quan học” để dạy con em hoàng tộc và con em người Mãn Châu, Mông Cổ. Ở các địa phương có phủ châu huyện học, về danh nghĩa là trường học, thực tế là cơ quan quản lý tú tài vì chỉ có tú tài mới được học ở đó. Các trường học này, về mặt tổ chức hết sức lỏng lẻo. Sau chiến tranh Thuốc phiện, đến cuối thế kỷ XIX, nhà Thanh học tập phương Tây bắt đầu mở một số trường học kiểu mới như Kinh sư đồng văn quán (1862), Giang Nam thiết lộ học đường (Trường đường sắt Giang Nam, 1895). Đầu thế kỷ XX nhà Thanh tuyên bố thực hiện “tân chính” (đường lối chính trị mới) mà nội dung quan trọng của tân chính là việc cải cách chế độ giáo dục. Từ đó các trường học kiểu mới đã thay thế các trường học kiểu cũ. b) Khoa cử. - Từ đời Hán đến thời Nam Bắc triều: tuy nền giáo dục của [/SIZE][URL='https://vnkienthuc.com/threads/trung-quoc-co-dai.77723/'][SIZE=5]Trung Quốc[/SIZE][/URL][SIZE=5] không ngừng phát triển, nhưng thời kỳ này chưa có khoa cử. Thời Hán ở trong các trường học có tổ chức thi hàng tuần hàng tháng hàng năm để kiểm tra kết quả học tập chứ chưa có thi quốc gia. Để tuyển chọn nhân tài trong cả nước, triều Hán thi hành chính sách “sát cử” tức là giao cho các quan địa phương khảo sát và tiến cử những người có tài có đức trong khu vực do mình cai trị. Những người được cử thường được gọi là “hiếu liêm”, “mậu tài”, “hiền lương phương chính” v.v... Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Trung Quốc thi hành chế độ “cửu phẩm trung chính”. Triều đình phái các viên quan gọi là “trung chính” về các địa phương căn cứ theo tài năng và đức hạnh, chia những người có học thức ở trong vùng thành 9 hạng để nhà nước tùy tài mà bổ dụng. Những biện pháp sát cử và cửu phẩm trung chính này đều không tránh khỏi tiêu cực. Thông thường chỉ có con em dòng dõi quý tộc được lựa chọn, còn những người khác tuy có tài năng cũng ít khi được tiến cử. - Thời Tùy Đường: Bắt đầu từ thời Tùy, chế độ khoa cử mới được đặt ra, khoa thi đầu tiên gọi là khoa Tiến sĩ, nội dung thi là văn học. Đến đời Đường, số khoa thi càng nhiều, gồm có: Tú tài (về sau bỏ), Minh kinh (hiểu rõ kinh sách), Minh pháp (nắm vững pháp luật), Minh toán (giỏi toán), Minh thư (giỏi viết chữ), trong đó quan trọng nhất là hai khoa Tiến sĩ và Minh kinh (Tiến sĩ cao hơn Minh kinh). Những người mới đỗ Tiến sĩ được dự yến vào vườn hạnh Tràng An, gọi là Thám hoa yến. Thời Đường đỗ Tiến sĩ chỉ mới đủ tư cách để làm quan, còn muốn có quan chức thực sự thì phải thi kỳ thi tuyển của bộ Lại, nếu trúng tuyển mới trở thành quan lại. - Thời Tống: Tiếp tục thực hiện chế độ thời Đường nhưng có một số quy định mới: + Nội dung thi nặng về kinh nghĩa (thời Đường chủ yếu thi thơ phú). + Định ra chế độ 3 năm thi một lần (từ Đường đến đầu Tống, mỗi năm hoặc 2 năm một lần). + Tiến sĩ chia thành 5 cấp: nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, tứ giáp, ngũ giáp (từ Nguyên về sau chỉ chia thành 3 cấp, nhất giáp chỉ có 3 người). + Điện thí trở thành một chế độ. Đời Đường đã có Điện thí nhưng thỉnh thoảng mới tổ chức, nhưng nếu thi Điện thí không đạt yêu cầu thì có thể trượt Tiến sĩ. Từ Tống về sau Điện thí không đánh hỏng, hơn nữa đã đỗ đều được làm quan, không cần thi tuyển ở bộ Lại nữa. + Đặt thêm cấp thi Hương, thời Đường người thi Tiến sĩ là do học quán hoặc địa phương tiến cử gọi là “cử tử” hoặc “cử nhân”, không qua khoa thi ở địa phương. Thời Tống trước khi thi Tiến sĩ, phải qua kỳ thi ở địa phương. Nếu thi Tiến sĩ không đậu thì khóa sau phải thi Hương lại một lần nữa. - Thời Minh - Thanh: Đến thời kỳ này chế độ khoa cử càng hoàn bị và chặt chẽ hơn trước. Cấp thi gồm có: Thi Viện, thi Hương, thi Hội và thi Điện. Trước khi thi Viện phải qua hai kỳ thi dự bị: thi ở huyện và thi ở phủ. Nếu thi đậu thì được gọi là đồng sinh. Tiếp đó phải dự kỳ thi Viện do quan Đề đốc học viện được chính phủ trung ương ủy phái chủ trì. Thi Viện đậu được thì gọi là Tú tài và được vào học ở trường huyện hoặc trường phủ gọi là sinh viên. Thi Hương: là kỳ thi ở cấp tỉnh, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là những người đã đỗ Tú tài. Ngoài ra những người gọi là “quyên giám” (bỏ tiền ra mua tư cách sinh viên) và “ấm giám” (con cái quan lại được tập ấm) cũng được dự thi. Những người trúng tuyển trong kỳ thi Hương gọi là Cử nhân, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên. Những người đậu Cử nhân có thể được bổ dụng làm quan từ trung cấp trở xuống. Thi Hội là kỳ thi tổ chức ở kinh đô do bộ Lễ chủ trì, cứ 3 năm tổ chức một lần. Người dự thi là các Cử nhân. Những người thi đậu trong kỳ thi Hội được gọi là “Cống sĩ”, thông thường gọi là Tiến sĩ. Người đỗ đầu gọi là Hội nguyên. Thi Điện (cũng gọi là thi Đình) là kỳ thi tổ chức ở trong cung vua, người chủ khảo là hoàng đế. Người dự thi là những người đã đậu Tiến sĩ. Kết quả thi Điện được chia làm 3 cấp là: Nhất giáp, Nhị giáp, Tam giáp. Nhất giáp có 3 bậc: Nhất giáp đệ nhất danh gọi là Trạng nguyên, còn gọi là Điện nguyên, Đình nguyên; nhất giáp đệ nhị danh gọi là Bảng nhãn; nhất giáp đệ tam danh gọi là Thám hoa. Những người này còn được gọi là Tiến sĩ cập đệ. Những người đậu trong bảng Nhị giáp gọi là Tiến sĩ xuất thân. Những người đậu trong bảng Tam giáp thì gọi là Đồng Tiến sĩ xuất thân. Cùng với việc cải cách chế độ giáo dục, chế độ khoa cử phong kiến của Trung Quốc đến năm 1905 thì bãi bỏ. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]Nguồn :[/COLOR][/B][/SIZE][COLOR=rgb(65, 168, 95)][SIZE=5] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục [/SIZE][/COLOR] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Những thành tựu của văn minh Trung Quốc
Top