Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179907" data-attributes="member: 288054"><p><a href="https://vnkienthuc.com/threads/nuoc-ai-cap-co-dai.77720/#post-179879" target="_blank"><span style="font-size: 18px">Tượng Xphanh (Nhân sư)</span></a></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">[ATTACH=full]2856[/ATTACH]</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn. Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh (Sphynx).</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Xphanh, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><em>Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê. Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc gọi tượng Xphanh này là “vị thần khủng khiếp”, mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần. Hàng ngàn năm nay, người ta cứ thắc mắc mãi không rõ phía trong tượng Xphanh có gì không. Có người cho rằng trong đó có gian phòng dùng để tế thần, phía dưới có con đường ngầm. Chính vì muốn tìm hiểu Xphanh, Bônapác đã cho nã pháo vào đầu tượng này làm cho tượng Xphanh bị hỏng một phần.</em> </span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>5. Khoa học tự nhiên</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"><a href="https://vnkienthuc.com/threads/nuoc-ai-cap-co-dai.77720/#post-179879" target="_blank">Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại</a> cũng có nhiều thành tựu, quan trọng nhất là về thiên văn và số học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">a) Thiên văn</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời. Mặc dầu những tài liệu về thiên văn học để lại đến ngày nay không nhiều, nhưng chỉ qua một số chi tiết còn lưu lại cũng có thể biết được rằng những phát hiện về lĩnh vực này của người Ai Cập cổ đại rất quan trọng. Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi quan sát bầu trời, các nhà thiên văn học cứ một tiếng đồng hồ thì ghi vị trí các sao lên một tờ giấy có kẻ ô. Để đo thời gian, từ thời Cổ vương quốc người Ai Cập đã phát minh cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ có một đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in vị trí nào trên thanh gỗ. Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi đang có nắng. Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một bình bằng đá hình chóp nhọn. Chỗ nhọn là đáy và ở đó có một lỗ nhỏ. Trong bình đổ đầy nước, nước theo lỗ nhỏ chảy ra ngoài làm cho mực nước vơi dần. Nhìn vào mực nước là người ta có thể biết thời gian. Loại đồng hồ này đã khắc phục được nhược điểm của loại nhật khuê nói trên.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực <a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/" target="_blank">thiên văn của Ai Cập cổ đại</a> là việc đặt ra lịch. Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirus) bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch). Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Như vậy, lịch của Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỷ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện. Tuy nhiên, lịch sử Ai Cập cổ đại so với lịch mặt trời còn thiếu mất 1/4 ngày, nhưng lúc bấy giờ, họ chưa biết đặt ra năm nhuận.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">b) Toán học</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nin làm ngập và do cần phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng, từ sớm, người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm. Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">đơn vị: hình nhiều cái que,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">chục: hình một đoạn dây thừng,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">trăm: hình một vòng dây thừng,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">ngàn: hình cây sậy,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">10 ngàn: hình ngón tay,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">100 ngàn: hình con nòng nọc,</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">triệu: hình người giơ hai tay biểu thị kinh ngạc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ liên tiếp.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là <em>aha</em>nghĩa là “một đống”, ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số π là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài toán hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim tự tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN (thời Trung vương quốc). Tài liệu này viết trên một tờ giấy rộng 8cm, dài 544 cm.</span></p><p><span style="font-size: 18px">c) Y học</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Do tục ướp xác thịnh hành từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể con người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy papyrus và truyền lại đến ngày nay... Các tài liệu ấy đã đề cập đến các vấn đề như nguyên nhân của bệnh tật, mô tả về óc, nói về quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị v.v...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết được sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu. Có tài liệu ghi rằng nhịp tim đang đập trong các mạch máu của cơ thể, do đó, <em>“khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón tay ở phía sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của ngườỉ khác thì ông ta biết được tim”.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Các tài liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da v.v...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><em>Đối với vỉệc chữa trị các bệnh tật, các thầy thuốc Ai Cập nêu ra 3 khả năng:</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- “Đây là loại bệnh tôi cần chữa trị”; nói như thế có nghĩa là: đây là loại bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- “Đây là loại bệnh tôi cần đấu tranh với nó”; câu này có nghĩa là: đây là loại bệnh có khả năng chữa khỏi.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- “Đây là loại bệnh tôi không chữa”; có nghĩa đây là loại bệnh không thể chữa được. Ví dụ, có người bị ngã từ trên cao xuống, đầu bị đập xuống đất, xương sống gãy làm ba đoạn đến mức ấy thì hết cách cứu chữa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hoặc cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ. Hêrôđôt cho biết rằng khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: <em>“Ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phảỉ chữa rất nhiều loại bệnh. Khắp nơi đều có rất nhiều thầy thuốc: người này chuyên chữa mắt, người kia chuyên chữa bệnh đau đầu, người thứ ba chữa răng, một người khác nữa chữa bệnh nội tạng”.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lý học, hóa học... cũng có những hiểu biết đáng kể. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim tự tháp mà cho đến nay vẫn rất bền vững lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p>Nguồn :</p><ul> <li data-xf-list-type="ul">Lịch sử văn minh thế giới</li> <li data-xf-list-type="ul">Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo</li> <li data-xf-list-type="ul">Nhà xuất bản Giáo dục</li> </ul></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179907, member: 288054"] [URL='https://vnkienthuc.com/threads/nuoc-ai-cap-co-dai.77720/#post-179879'][SIZE=5]Tượng Xphanh (Nhân sư)[/SIZE][/URL] [SIZE=5] [ATTACH=full]2856._xfImport[/ATTACH] Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn. Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh (Sphynx). Xphanh, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy. [I]Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê. Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc gọi tượng Xphanh này là “vị thần khủng khiếp”, mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần. Hàng ngàn năm nay, người ta cứ thắc mắc mãi không rõ phía trong tượng Xphanh có gì không. Có người cho rằng trong đó có gian phòng dùng để tế thần, phía dưới có con đường ngầm. Chính vì muốn tìm hiểu Xphanh, Bônapác đã cho nã pháo vào đầu tượng này làm cho tượng Xphanh bị hỏng một phần.[/I] [B]5. Khoa học tự nhiên[/B] [URL='https://vnkienthuc.com/threads/nuoc-ai-cap-co-dai.77720/#post-179879']Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại[/URL] cũng có nhiều thành tựu, quan trọng nhất là về thiên văn và số học. a) Thiên văn Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời. Mặc dầu những tài liệu về thiên văn học để lại đến ngày nay không nhiều, nhưng chỉ qua một số chi tiết còn lưu lại cũng có thể biết được rằng những phát hiện về lĩnh vực này của người Ai Cập cổ đại rất quan trọng. Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Khi quan sát bầu trời, các nhà thiên văn học cứ một tiếng đồng hồ thì ghi vị trí các sao lên một tờ giấy có kẻ ô. Để đo thời gian, từ thời Cổ vương quốc người Ai Cập đã phát minh cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ có một đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in vị trí nào trên thanh gỗ. Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi đang có nắng. Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một bình bằng đá hình chóp nhọn. Chỗ nhọn là đáy và ở đó có một lỗ nhỏ. Trong bình đổ đầy nước, nước theo lỗ nhỏ chảy ra ngoài làm cho mực nước vơi dần. Nhìn vào mực nước là người ta có thể biết thời gian. Loại đồng hồ này đã khắc phục được nhược điểm của loại nhật khuê nói trên. Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực [URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-co-dai-nguyen-thuy-the-ky-v.108/']thiên văn của Ai Cập cổ đại[/URL] là việc đặt ra lịch. Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirus) bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch). Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch. Như vậy, lịch của Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỷ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện. Tuy nhiên, lịch sử Ai Cập cổ đại so với lịch mặt trời còn thiếu mất 1/4 ngày, nhưng lúc bấy giờ, họ chưa biết đặt ra năm nhuận. b) Toán học Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nin làm ngập và do cần phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng, từ sớm, người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học. Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm. Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. đơn vị: hình nhiều cái que, chục: hình một đoạn dây thừng, trăm: hình một vòng dây thừng, ngàn: hình cây sậy, 10 ngàn: hình ngón tay, 100 ngàn: hình con nòng nọc, triệu: hình người giơ hai tay biểu thị kinh ngạc. Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ liên tiếp. Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là [I]aha[/I]nghĩa là “một đống”, ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân. Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số π là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài toán hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim tự tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học. Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN (thời Trung vương quốc). Tài liệu này viết trên một tờ giấy rộng 8cm, dài 544 cm. c) Y học Do tục ướp xác thịnh hành từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể con người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy papyrus và truyền lại đến ngày nay... Các tài liệu ấy đã đề cập đến các vấn đề như nguyên nhân của bệnh tật, mô tả về óc, nói về quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị v.v... Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết được sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu. Có tài liệu ghi rằng nhịp tim đang đập trong các mạch máu của cơ thể, do đó, [I]“khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón tay ở phía sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của ngườỉ khác thì ông ta biết được tim”.[/I] Các tài liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da v.v... [I]Đối với vỉệc chữa trị các bệnh tật, các thầy thuốc Ai Cập nêu ra 3 khả năng:[/I] - “Đây là loại bệnh tôi cần chữa trị”; nói như thế có nghĩa là: đây là loại bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. - “Đây là loại bệnh tôi cần đấu tranh với nó”; câu này có nghĩa là: đây là loại bệnh có khả năng chữa khỏi. - “Đây là loại bệnh tôi không chữa”; có nghĩa đây là loại bệnh không thể chữa được. Ví dụ, có người bị ngã từ trên cao xuống, đầu bị đập xuống đất, xương sống gãy làm ba đoạn đến mức ấy thì hết cách cứu chữa. Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hoặc cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh. Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ. Hêrôđôt cho biết rằng khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: [I]“Ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phảỉ chữa rất nhiều loại bệnh. Khắp nơi đều có rất nhiều thầy thuốc: người này chuyên chữa mắt, người kia chuyên chữa bệnh đau đầu, người thứ ba chữa răng, một người khác nữa chữa bệnh nội tạng”.[/I] Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lý học, hóa học... cũng có những hiểu biết đáng kể. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim tự tháp mà cho đến nay vẫn rất bền vững lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học. Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới. [/SIZE] Nguồn : [LIST] [*]Lịch sử văn minh thế giới [*]Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo [*]Nhà xuất bản Giáo dục [/LIST] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Cổ Đại ( Nguyên thủy - Thế kỷ V )
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại
Top