Những tác động tâm lý cótheer khiến con người khó làm chủ bản thân

rubi_mos2002

New member
Xu
0
- Trong cuộc sống, những quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều từ những tác động bên ngoài.


- Trong phần I của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu sự tác động của facebook, những câu chuyện kể lại, suy nghĩ thông minh hay tiềm thức đến suy nghĩ và hành động của chúng ta.


Nếu mọi điều trên thế giới này đều độc lập tồn tại với nhau, kể cả con người thì rõ ràng suy nghĩ và những quyết định chúng ta đưa ra hàng ngày sẽ không có quá nhiều yếu tố tác động tới. Những quyết định đơn thuần của chúng ta dường như bây giờ là rất hiếm có bởi các tác nhân ngoài xã hội ảnh hưởng.


Liệu có bao giờ bạn tự hỏi chính mình rằng có bao nhiêu phần trăm niềm tin, cảm xúc thật sự trong những suy nghĩ và việc làm của mình ? Rõ ràng sống trong một xã hội càng phức tạp thì con người càng dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Sau đây hãy cùng tham khảo một số yếu tố được coi là ảnh hưởng nhiều tới các quyết định trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cùng xem cách chúng ảnh hưởng đến chúng ta.


News feed có thể làm thay đổi tâm trạng của bạn


Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi do những tiến bộ và phát triển của công nghệ và internet. Trong số các mạng xã hội đa dạng, chúng ta hãy thử chọn Facebook – mạng xã hội đông người sử dụng nhất hành tinh làm ví dụ. Một cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 700.000 người dùng facebook trong vòng một tuần đã được tiến hành.



News feed (thành phần để bạn cập nhật tin tức từ bạn bè trên giao diện Facebook) của những người này được kiểm soát để họ có thể thấy được các nội dung mang tính chất tích cực hoặc tiêu cực. Những người dùng này sẽ được theo dõi để xem sự thay đổi về các trạng thái mà họ đăng tải. Kết quả cho thấy những người hay phải xem các tin tức tiêu cực cũng sẽ có biểu hiện sử dụng các từ tiêu cực hơn trong cập nhật trạng thái của họ và ngược lại. Điều này đã cho thấy có sự thay đổi trong cảm xúc của người dùng do những tác động từ news feed. Thuật ngữ được sử dụng cho tình trạng này được gọi là sự “lây lan cảm xúc”, sức ảnh hưởng của nó được các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khá đáng sợ.


Theo nghiên cứu, con người chúng ta không bị lây cảm xúc tích cực hay tiêu cực từ những người ngồi hay đứng ở gần, tuy nhiên sự lây lan này lại diễn ra qua những chiếc màn hình, thông qua hình ảnh hoặc câu chữ. Rõ ràng hình ảnh hay lời lẽ luôn là một cách biểu đạt cảm xúc hữu dụng và bản thân những thứ này cũng giúp gợi nên cảm xúc cho người đọc. Bởi vậy, không hề ngạc nhiên khi news feed lại tác động đến cách chúng ta nghĩ. Tuy nhiên nghiên cứu đặt ra một số vấn đề đáng lo ngại và tiếp tục được các tổ chức điều tra bởi những người được sử dụng trong nghiên cứu này không hề biết rằng news feed của mình đã được kiểm soát để hiển thị một số thông tin mang tính chất nhất định. Điều này được cho rằng đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền cá nhân.


Tác động của những câu chuyện kể


Hãy thử tưởng tượng rằng bạn đi uống cà phê với bạn bè, một người bạn trong số đó kể về việc anh ấy đã từng bước thực hiện một dự án của công ty một cách đầy cảm hứng. Sau đó hãy nghĩ về những chi tiết trong câu chuyện, những thông số, những nhân vật, sự kiện và các loại danh sách trong câu chuyện đó nhưng được trình bày cứng nhắc. Thực sự thì liệu rằng trong hai trường hợp đó, đâu là lúc bạn tiếp nhận, xử lý và lưu giữ được nhiều thông tin hơn ? Câu trả lời chính là trường hợp đầu tiên, kể chuyện chính là một cách truyền đạt thông tin thực sự gây cảm hứng, thú vị và hiệu quả.


Khi chúng tôi đang được nghe về những thông số, danh sách công việc … một bộ phận của não gọi là vùng Wernicke và vùng Broca sẽ được kích hoạt để nhận được thông tin. Một câu chuyện hay sẽ kích hoạt tất cả các phần khác nhau của não bộ, từ nơi chuyên phụ trách giải thích ngôn ngữ cho tới vùng có liên quan đến nhận thức giác quan của chúng ta. Việc kể chuyện giúp thiết lập một cách đơn giản những gì mà việc chỉ nghe thông tin một cách cứng nhắc không làm được – sự kết nối với người nói. Và kết nối đó có thể làm cho cả thế giới trở nên khác biệt. Hơn thế nữa, chúng ta – người nghe, luôn trở nên chú tâm và đầu tư suy nghĩ vào những câu chuyện sống động. Qua việc kể chuyện, chúng ta sẽ thấy các nhân vật thay vì các sự kiện khô cứng . Tất nhiên là vì sự tò mò, chúng ta luôn muốn biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào.


Xét về một phương diện khác, sự tác động của việc kể chuyện, nó còn làm giảm sự ức chế của người nghe. Chúng ta sẽ bớt căng thẳng trước thông tin hơn, sẽ chấp nhận một phần thông tin tương đối nào đó và tiếp tục câu chuyện và giảm sự hoài nghi trước thông tin. Nếu những gì người nói chuyển tài đến là một câu chuyện hấp dẫn, chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú với nó hơn. Còn nếu như chỉ là một bản danh sách khô cứng không minh họa thì não bộ sẽ dễ dàng đào thải những thông tin đó ra hơn. Từ những nghiên cứu, các nhà khoa học hiện nay đã có nhiều minh chứng chỉ ra được sức mạnh của việc truyền đạt thông tin qua việc kể chuyện, nói chuyện và tương tác. Điều này cũng lý giải được vì sao các truyền thuyết, sách vở tôn giáo với những điển tích có sức ảnh hưởng lớn tới quan điểm và hệ thống niềm tin của con người hơn hẳn các tài liệu và thông số khoa học.


Thông điệp tới tiềm thức (Inception phiên bản đời thật)


Trong những năm 1950, lần đầu tiên một người tên là James Vicary đã thử nghiệm việc đưa thông điệp tới tiềm thức. Năm 1957, ông ta tuyên bố rằng đã đưa thông điệp ẩn vào một bộ phim ở New Jersey nhằm hướng khán giả đến việc uống Coca và ăn bỏng ngô. Trong quá trình chiếu bộ phim, doanh số bán coca tăng 18% và bỏng ngô là hơn 57%. Vicary nói rằng đó là minh chứng cho thông điệp tiềm thức của ông đã thành công.


Thậm chí còn có một cuốn sách giúp lập kế hoạch và kỹ thuật để lồng những thông điệp ẩn tác động lên tiềm thức người mua hàng. Cuối cùng thì sau một số điều tra người ta đã chỉ ra rằng Vicary đã dối trá về kết quả của thử nghiệm. Tuy nhiên khoa học vẫn có những nghi ngờ về khả năng việc dùng những thông điệp ảnh hưởng tới tiềm thức.


Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã chỉ ra rằng điều này là có khả năng. Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã được tiếp xúc với một số thông điệp về việc “uống” và “khát nước”, và sau đó các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo mức hứng thú của những người này với việc uống nước sau đó. Biến thể trong nghiên cứu này đã làm họ tin rằng việc truyền đạt thông điệp tiềm thức thành công có thể thực hiện được với một số điều kiện nhất định. Trong một nghiên cứu khác của Đại học London, lần đầu tiên họ đã thử nghiệm ý tưởng về việc con người dễ dàng tiếp nhận các cảm xúc tiêu cực hơn. Các tình nguyện viên trong nghiên cứu này cũng được tiếp xúc với các thông điệp tiềm thức có tính tiêu cực, sau đó họ được quan sát xem thể hiện ra những dấu hiệu có tính chất như thế nào ? Tất cả các tình nguyện viên đều đã thể hiện chính xác một cách đáng ngạc nhiên những dấu hiệu tiêu cực.


Chúng ta có xu hướng cả tin hơn khi nghĩ rằng mình thông minh


Vấn đề này có vẻ như khá mâu thuẫn. Tuy nhiên rõ ràng trong thực tế chúng ta vẫn luôn lừa và bị lừa, những kẻ bị lừa rõ ràng có cả những người cực kì thông minh. Thực tế thì các nhà tâm lý học cho rằng chúng ta vẫn thường mắc vào bẫy lừa dù đã có sự chuẩn bị trước, những trò lừa đảo đánh trúng vào điểm yếu trong hệ thống phòng thủ tâm lý của chúng ta.


Sở dĩ có điều này bởi cái tôi tồn tại trong chúng ta, ta càng thông minh thì càng ít tin vào việc mình có thể bị lừa. Một phần khác là chúng ta luôn được lập trình để tin tưởng vào một số thứ có vẻ như đáng tin cậy. Ví dụ như các danh xưng bác sĩ, giáo sư luôn cho chúng ta có cảm giác đáng tin hơn những người khác. Đó là lý do vì sao chúng ta tin vào việc linh mục nói về thiên đường và cũng tin vào những nhà thiên văn học tài ba về việc những ngôi sao cách xa chúng ta đến bao nhiêu.


Cũng có ý kiến cho rằng có nhiều loại thông minh khác nhau, có sự thông minh cho phép một con người tạo ra một sự nghiệp thành công và cũng có sự thông minh cho phép một người dễ dàng nhận ra những cái bẫy. Theo như nhà tâm lý học Stephen Greenspan, người thông minh thường có thể phải cúi đầu trước áp lực xã hội bị khai thác bởi nhiều trò gian lận. Ngoài ra trí thông minh cũng có thể bị lu mờ bởi một thứ: lòng tốt. Có những người có trí thông minh không thể nghi ngờ, tuy nhiên đôi khi họ lại quá tử tế để có thể né tránh hoặc lật tẩy những trò lừa đảo. Và trí thông minh rõ ràng không phù hợp khi đặt cạnh những cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc trước sự hứa hẹn của đồng tiền.

Tham khảo: Listverse
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top