Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Những sự kiện lịch sử Việt Nam Thời cận đại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 182981" data-attributes="member: 288054"><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>1-11-1888 :Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. </strong></span></p><p></p><p>Trong trận chiến đấu đêm ngày 31-10 rạng ngày 1-11-1888 để bảo vệ vua Hàm Nghi, chống lại quân Pháp do tên phản bội Trương Quang Ngọc dẫn đường, Tôn Thất Tiệp – con thứ của Tôn Thất Thiết – lúc đó là cận vệ của vua Hàm Nghi, đã anh dũng hy sinh. Vua Hàm nghi sa vào tay giặc và sau đó bị thực dân Pháp đưa đi đầy ở Angiêri (châu Phi).</p><p></p><p> </p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>19-05-1890: NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH</strong></span></p><p> </p><p></p><p>Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu.</p><p></p><p>Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giời và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.</p><p></p><p>Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước Châu Âu, Á, Phi, Mỹ. Người hoà mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động vừa sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng mười Nga đã đưa Hồ Chủ Tịch đến với chủ nghĩa Mac-LêNin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mac-LêNin, Người đã nhận ra đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.</p><p></p><p>Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội của Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến hội nghị Vec-Xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.</p><p></p><p>Tháng 12/1920, trong đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng Sản.</p><p></p><p>Năm 1921, Người tham gia thành lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người Cùng Khổ” ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác-LêNin và tham gia Quốc tế Cộng Sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào đoàn chủ tịch Quốc Tế Nông Dân. Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ 5 Quốc Tế Cộng Sản và được cử làm Uỷ viên bộ Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, hướng dận và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng Sản ở các nước Đông Nam Á. Năm 1925, Người thành lập hội liên hiệp các nước bị áp bức ở Á Đông.</p><p></p><p>Tháng 6/1925, Người tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, mà hạt nhân là Cộng Sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh Niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa vể nước hoạt động.</p><p></p><p>Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm tại Cộng Sản trong nước thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.</p><p></p><p>Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc Tế Cộng Sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành Trung ương Đảng ta.</p><p></p><p>Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tập hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng cả nước.</p><p></p><p>Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng.</p><p></p><p>Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung Ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch nước chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nuớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.</p><p></p><p>Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do Phát Xít Nhật – Pháp gây ra đã giệt hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945, cấu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xoá bỏ mọi thành quả của cách mạng tháng tám.</p><p></p><p>Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.</p><p></p><p>Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tời xoá bỏ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ.</p><p></p><p>Tháng 7/1954, hiệp định Genéve được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung Ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.</p><p></p><p>Tháng 9/1960, đại hội lần thứ III của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về 2 nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch ban chấp hành Trung Ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của ban chấp hành Trung Ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà và đưa nước tiến lên chủ nghĩa xã hội</p><p></p><p>Ngày 2/9/1969 Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.</p><p></p><p>Cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hoà bình và công lý trên thế giới.</p><p></p><p>Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO), ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hoá lớn” (Hồ Chí Minh Vietnamese hero of National Liberation And Great Man Of Culture) vào năm 1990.</p><p> </p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>1885-1895 :Khởi nghĩa Hương Khê. </strong></span></p><p></p><p>Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch…</p><p></p><p>Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính vẫn là Nghệ An - Hà Tĩnh.</p><p></p><p>Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chuyến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như: trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.</p><p></p><p>Phó tướng Cao Thắng, là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân đội lớn, với nhiều vũ khí hiện đại chúng tấn công thành Ba Đình. Cao Thắng hy sinh lúc mới 30 tuổi. Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và sử tử tại Huế.</p><p></p><p>Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương cũng kết thúc.</p><p></p><p> </p><p><strong><span style="color: rgb(226, 80, 65)">5-1904 :Thành lập Hội Duy Tân. </span></strong></p><p></p><p>Thành lập Hội Duy Tân. Địa điểm thành lập Hội: tại nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam. Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Các hội viên: Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân. Mục đích hoạt động của Hội: “Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả” (Theo Phan Bội Châu niên biểu).</p><p></p><p>Nhiệm vụ trước mắt của Hội được đặt ra trong ngày thành lập là: phát triển thế lực của Hội về người và về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hành động sau khi bạo động được tiến hành; xuất dương sang Nhật cầu viện.</p><p></p><p>Năm 1906, chương trình của Hội Duy Tân mới được mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố; lúc đó mục đích của Hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là: khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.</p><p></p><p>Đầu tháng 2-1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Duy Tân hội bị bãi bỏ để thành lập Việt Nam Quang phục hội.</p><p></p><p> </p><p><strong><span style="color: rgb(226, 80, 65)">20-1-1905 <img src="https://cdn.jsdelivr.net/gh/twitter/twemoji@14.0.2/assets/72x72/1f61b.png" class="smilie smilie--emoji" loading="lazy" width="72" height="72" alt=":P" title="Stick out tongue :P" data-smilie="7"data-shortname=":P" />han Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật. </span></strong></p><p></p><p>Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật. Thời gian ở Nhật, Phan Bội Châu đã gặp Lương Khải Siêu, Bá tước Đại Ôi, Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, v.v…, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và nhờ Lương Khải Siêu xuất bản ở Nhật.</p><p></p><p>Tháng 6-1905: Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính về nước, mang theo một số cuốn sách Việt Nam vong quốc sử cổ động thanh niên xuất dương du học.</p><p></p><p> </p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)">7-1905 :Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội.</span></p><p> <span style="color: rgb(226, 80, 65)"></span></p><p></p><p>Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính đưa 3 thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật du học. Trong thời gian ở Nhật lần này, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân tư trợ du học văn để kêu gọi đồng bào toàn quốc xuất dương du học và ủng hộ, giúp đỡ việc du học.</p><p></p><p>Trong thời gian đầu, Phan Bội Châu thuê một nhà trọ ở Hoành Tân và đặt tên là “Bích Ngọc Hiên” để làm trụ sở tiếp nhận thanh niên trong nước xuất dương du học. Về sau “Bích Ngọ Hiên” chuyển về Đông Kinh.</p><p></p><p>Đầu tháng 6-1908 đã có khoaûng 200 du học sinh (trong đó có khoaûng 100 người Nam Kỳ, hơn 50 người Trung Kỳ và hơn 40 người Bắc Kỳ). Đa số du học sinh là con cháu các sĩ phu.</p><p></p><p>Đến tháng 2-1909, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Từ đây, phong trào Đông Du tan rã.</p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>5-6-1911 :Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.</strong></span></p><p><strong><span style="color: rgb(226, 80, 65)"> </span></strong></p><p>Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. “Ba” là bí danh đầu tiên mà Người sử dụng khi Người xuống làm phụ bếp tại chiếc tàu mang tên “Đô đốc Latusơ Tơrêvin” (L’Amiral Latouche Tréville).</p><p></p><p>Tàu rời bến Nhà Rồng ngày 5-6-1911; đến Xingapo ngày 8-6-1911; đến Côlômbô ngày 14-6-1911; đến cảng Xait (Ai Cập) ngày 30-6-1911; đến Macxây (Pháp) ngày 6-7-1911; cập bến Lơ Havrơ ngày 15-7-1911.</p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>2-1912 :Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”. </strong></span></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"></span></p><p>Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”, bãi bỏ “Duy Tân hội”. Địa điểm thành lập: tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, đều có mặt. Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu.</p><p></p><p>Cơ quan lãnh đạo của Việt Nam Quang phục hội gồm ba bộ: Bộ Tổng vụ; Bộ Binh nghị; Bộ Chấp hành.</p><p></p><p>Việt Nam Quang phục hội có tổ chức một lực lượng vũ trang mang tên “Quang phục quân”, có đặt ra Quốc kỳ, Quân kỳ, có cho phát hành “Quân dụng phiếu” lưu hành ở trong nước và Lưỡng Quả</p><p></p><p><strong><span style="color: rgb(226, 80, 65)">1883-1913 <img src="https://cdn.jsdelivr.net/gh/twitter/twemoji@14.0.2/assets/72x72/1f61b.png" class="smilie smilie--emoji" loading="lazy" width="72" height="72" alt=":P" title="Stick out tongue :P" data-smilie="7"data-shortname=":P" />hong trào nông dân Yên Thế. </span></strong></p><p></p><p>Phong trào nông dân Yên Thế, là sự kiện quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thời cận đại. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 30 năm , từ thời Cần Vương qua đầu thế kỷ XX, luôn là ổ đề kháng quan trọng mà nhiều lực lượng chính trị phải tìm kiếm.</p><p></p><p>Người đầu tiên có công xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở vùng Yên Thế (tây bắc, tỉnh Bắc Giang) là Đề Nắm (Lương Văn Nắm). Năm 1892 ông mất, sự nghiệp được giao lại cho phó tướng Đề Thám (Trương Văn Thám).</p><p></p><p>Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế chủ yếu là những trận đánh đầy mưu mẹo, nghĩa quân đánh phá cuộc tấn công lớn đầu tiên của Pháp vào Phồn Xương tháng 8-1894…</p><p></p><p>Từ tháng 11-1909 đến 1913, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quyết liệt vào căn cứ nghĩa quân. Tuy vậy, trong vòng 10 tháng cuối cùng, nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng nhiều trận liên tiếp như trận Chợ Gồ tháng 1-1909, trận Sơn Quả tháng 2-1909, trận Rừng Phe tháng 2-1909, trận Hàm Lợn tháng 3-1909, trận Núi Sáng tháng 10-1909…</p><p></p><p>Do sức phản công của thực dân Pháp quá mạnh, cộng với sức cùng lực kiệt, nghĩa quân của Đề Thám dần bị suy yếu. Bản thân Đề Thám bị Pháp trêu đầu ở Nhã Nam ngày 12-10-1913. Phong trào nông dân Yên Thế chấm dứt.</p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><u><strong>5-1916</strong></u><strong> :Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội. </strong></span></p><p></p><p>Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân ở miền Nam Trung Bộ. Không khí khởi nghĩa dân lên mạnh mẽ, nhất là trong đêm mồng 3 rạng mồng 4-5-1916.</p><p></p><p>Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, thì trong những ngày đó tình hình như sau: tại Quảng Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, khá đông, vũ trang bằng dao và mác, đã vận động suốt đêm ngày, tại nhiều địa điểm trong tỉnh và với tư thế sẵn sàng chiến đấu; tại Quảng Nam có khoaûng 250 đến 300 nghĩa binh, chia làm hai nhóm, đã công khai tấn công một đội lính tại địa hạt Tam Kỳ rồi rút lui an toàn; xung quanh bến cảng Đà Nẵng và Hội An cũng xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, với tư thế sẵn sàng chiến đấu; riêng tại Huế có khoaûng 50 thủ lĩnh nghĩa quân trong số này (của vua Duy Tân) từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tổ chức nghĩa quân chuẩn bị tấn công tiểu thứ 16 để cướp vũ khí; trong khi đó, ở quanh thành Huế, xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân - mỗi tốp chừng 50 đến 80 người đóng raûi rác khắp các cánh đồng, sẵn sàng chờ lệnh tấn công thành Huế; số thủ lĩnh này đã họp kín với vua Duy Tân hồi 10 giờ đêm ngày 3-5-1916, và vua Duy Tân đã ra lời kêu gọi quan lại, sĩ dân nổi dậy khởi nghĩa.</p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>18-6-1919 :Nguyến Ái Quốc gởi tới hội nghị Vecxay (Versailles) bản yêu sách của nhân dân Việt </strong></span></p><p></p><p>Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước.</p><p></p><p>Nội dung yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm -Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp - Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp.</p><p></p><p>Nhận xét về văn kiện này, Bộ nội Vụ Pháp khẳng định: “Qua cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay linh hồn của phong trào đó là Nguyễn Ái Quốc.</p><p></p><p>Sự kiện này gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc.</p><p></p><p><strong><span style="color: rgb(226, 80, 65)">25 đến 30-12-1920 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp.</span></strong></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong> </strong></span></p><p>Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Xã hội Pháp đang diễn ra sự phân liệt trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị: tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II lúc này đã từ bỏ lập trường vô sản để theo đuôi giai cấp tư sản, hoặc đi theo Quốc tế III, con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra. Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và nhận thấy: “Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.</p><p></p><p>Do vậy, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng Pháp hãy ủng hộ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Cùng với những chiến sĩ tiên tiến trong Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế III và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, thuộc thế hệ lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp.</p><p></p><p><strong> <span style="color: rgb(226, 80, 65)">1-4-1922 :Tờ báo “Le Paria” ra số đầu tiên tại Pari do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm. </span></strong></p><p>[ATTACH=full]3479[/ATTACH]</p><p></p><p>Tờ báo do Hội Liên hiệp thuộc địa chủ trương, xuất bản bằng tiếng Pháp, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Là “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đó đổi thành “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, tờ Le Paria tồn tại đến tháng 4-1926, tổng cộng ra được 38 số. Với nội dung chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là với nhiều bài viết đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc, việc xuất bản Le Paria “là một vố đánh vào thực dân”. Tờ Le Paria được bí mật chuyển về Đông Dương và các thuộc địa thực sự đã làm tròn mục tiêu tôn chỉ của tờ báo là “vũ khí chiến đấu với sứ mạng đã rõ ràng là giải phóng con người” (Lời kêu gọi nhân báo ra số đầu). </p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong>22 đến 25-10-1922 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp tại Pari.</strong></span></p><p> <span style="color: rgb(226, 80, 65)"></span></p><p>Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã được cử vào đoàn Chủ tịch phiên họp ngày 23-10 do những đóng góp tích cực của Người cùng với một số đồng chí khác. Đại hội đã thông qua một nghị quyết nêu rõ: những người cộng sản Pháp phải đặt vấn đề thuộc địa lên hàng đầu và phải ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn quốc sắp tới của Đảng. Đại hội cũng nhất trí đưa ra Lời kêu gọi do Ban Nghiên cứu Thuộc địa của Đảng khởi thảo ra làm văn kiện Đại hội (văn kiện này đăng trên tờ Le Paria ngày 1-11-1922).</p><p></p><p><span style="color: rgb(226, 80, 65)"><strong> Năm 1923 :Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc). </strong></span></p><p></p><p>Tâm tâm xã là tổ chức của một nhóm người Việt Nam yêu nước thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả và tự ý về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”. Nhưng về sau đường lối chính trị của tổ chức này cho rằng “sau này chính thể phải lập như thế nào đến lúc đó sẽ do toàn thể đoàn viên và toàn quốc dân quyết định sao cho hợp với trào lưu thế giới và tình thế của nước ta mà đại đa số tán thành”. Như vậy, Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc (như nhóm Tâm xã của Lưu Sư Phục) hoặc Nhật (nhóm Cung kỳ thao thiên, Giới lợi ngũ). Tâm tâm xã đã tìm cách liên hệ với các lực lượng trong nước, đặt biệt đã gây được tiếng vang lớn sau vụ tổ chức mưu sát Toàn quyền Đông Dương ở Sa Diện (tháng 6-1924). Sau này, những chiến sĩ trung kiên của Tâm tâm xã đã trở thành hạt nhân của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (tháng 6-1925). Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu v.v… Nhận xét về tổ chức này, tài liệu của Quốc tế cộng sản viết: “Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 182981, member: 288054"] [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]1-11-1888 :Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. [/B][/COLOR] Trong trận chiến đấu đêm ngày 31-10 rạng ngày 1-11-1888 để bảo vệ vua Hàm Nghi, chống lại quân Pháp do tên phản bội Trương Quang Ngọc dẫn đường, Tôn Thất Tiệp – con thứ của Tôn Thất Thiết – lúc đó là cận vệ của vua Hàm Nghi, đã anh dũng hy sinh. Vua Hàm nghi sa vào tay giặc và sau đó bị thực dân Pháp đưa đi đầy ở Angiêri (châu Phi). [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]19-05-1890: NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH[/B][/COLOR] Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ Tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giời và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước Châu Âu, Á, Phi, Mỹ. Người hoà mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động vừa sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng mười Nga đã đưa Hồ Chủ Tịch đến với chủ nghĩa Mac-LêNin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mac-LêNin, Người đã nhận ra đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội của Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến hội nghị Vec-Xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920, trong đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Cộng Sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người Cùng Khổ” ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác-LêNin và tham gia Quốc tế Cộng Sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào đoàn chủ tịch Quốc Tế Nông Dân. Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ 5 Quốc Tế Cộng Sản và được cử làm Uỷ viên bộ Phương Đông, phụ trách cục Phương Nam, hướng dận và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng Sản ở các nước Đông Nam Á. Năm 1925, Người thành lập hội liên hiệp các nước bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, mà hạt nhân là Cộng Sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh Niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa vể nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm tại Cộng Sản trong nước thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc Tế Cộng Sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ thị quý báu cho ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tập hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng cả nước. Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung Ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch nước chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nuớc công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do Phát Xít Nhật – Pháp gây ra đã giệt hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945, cấu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xoá bỏ mọi thành quả của cách mạng tháng tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo toàn dân ta vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hoà và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tiến tời xoá bỏ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng ban chấp hành Trung Ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ. Tháng 7/1954, hiệp định Genéve được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung Ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9/1960, đại hội lần thứ III của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về 2 nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch ban chấp hành Trung Ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của ban chấp hành Trung Ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà và đưa nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Ngày 2/9/1969 Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng Cộng Sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hoà bình và công lý trên thế giới. Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO), ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hoá lớn” (Hồ Chí Minh Vietnamese hero of National Liberation And Great Man Of Culture) vào năm 1990. [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]1885-1895 :Khởi nghĩa Hương Khê. [/B][/COLOR] Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch… Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính vẫn là Nghệ An - Hà Tĩnh. Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chuyến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như: trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó. Phó tướng Cao Thắng, là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp. Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân đội lớn, với nhiều vũ khí hiện đại chúng tấn công thành Ba Đình. Cao Thắng hy sinh lúc mới 30 tuổi. Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và sử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương cũng kết thúc. [B][COLOR=rgb(226, 80, 65)]5-1904 :Thành lập Hội Duy Tân. [/COLOR][/B] Thành lập Hội Duy Tân. Địa điểm thành lập Hội: tại nhà Tiểu La Nguyễn Hàm ở Quảng Nam. Hội trưởng: Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Các hội viên: Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm, Trịnh Hiền, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân. Mục đích hoạt động của Hội: “Cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả” (Theo Phan Bội Châu niên biểu). Nhiệm vụ trước mắt của Hội được đặt ra trong ngày thành lập là: phát triển thế lực của Hội về người và về tài chính; chuẩn bị bạo động và phương án hành động sau khi bạo động được tiến hành; xuất dương sang Nhật cầu viện. Năm 1906, chương trình của Hội Duy Tân mới được mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố; lúc đó mục đích của Hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là: khôi phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến. Đầu tháng 2-1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Duy Tân hội bị bãi bỏ để thành lập Việt Nam Quang phục hội. [B][COLOR=rgb(226, 80, 65)]20-1-1905 :Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật. [/COLOR][/B] Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ sang Nhật. Thời gian ở Nhật, Phan Bội Châu đã gặp Lương Khải Siêu, Bá tước Đại Ôi, Tử tước Khuyển Dưỡng Nghị, v.v…, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và nhờ Lương Khải Siêu xuất bản ở Nhật. Tháng 6-1905: Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính về nước, mang theo một số cuốn sách Việt Nam vong quốc sử cổ động thanh niên xuất dương du học. [COLOR=rgb(226, 80, 65)]7-1905 :Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội. [/COLOR] Mở đầu phong trào Đông du của Duy Tân hội, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính đưa 3 thanh niên đầu tiên xuất dương sang Nhật du học. Trong thời gian ở Nhật lần này, Phan Bội Châu viết bài Khuyến quốc dân tư trợ du học văn để kêu gọi đồng bào toàn quốc xuất dương du học và ủng hộ, giúp đỡ việc du học. Trong thời gian đầu, Phan Bội Châu thuê một nhà trọ ở Hoành Tân và đặt tên là “Bích Ngọc Hiên” để làm trụ sở tiếp nhận thanh niên trong nước xuất dương du học. Về sau “Bích Ngọ Hiên” chuyển về Đông Kinh. Đầu tháng 6-1908 đã có khoaûng 200 du học sinh (trong đó có khoaûng 100 người Nam Kỳ, hơn 50 người Trung Kỳ và hơn 40 người Bắc Kỳ). Đa số du học sinh là con cháu các sĩ phu. Đến tháng 2-1909, Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại hầu Cường Để. Từ đây, phong trào Đông Du tan rã. [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]5-6-1911 :Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.[/B][/COLOR] [B][COLOR=rgb(226, 80, 65)] [/COLOR][/B] Chủ tịch Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. “Ba” là bí danh đầu tiên mà Người sử dụng khi Người xuống làm phụ bếp tại chiếc tàu mang tên “Đô đốc Latusơ Tơrêvin” (L’Amiral Latouche Tréville). Tàu rời bến Nhà Rồng ngày 5-6-1911; đến Xingapo ngày 8-6-1911; đến Côlômbô ngày 14-6-1911; đến cảng Xait (Ai Cập) ngày 30-6-1911; đến Macxây (Pháp) ngày 6-7-1911; cập bến Lơ Havrơ ngày 15-7-1911. [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]2-1912 :Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”. [/B] [B][/B][/COLOR] Thành lập “Việt Nam Quang phục hội”, bãi bỏ “Duy Tân hội”. Địa điểm thành lập: tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Sa Hà, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đại biểu nhân sĩ cách mạng Việt Nam của cả Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ, đều có mặt. Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”. Hội trưởng là Cường Để, Tổng lý hội là Phan Bội Châu. Cơ quan lãnh đạo của Việt Nam Quang phục hội gồm ba bộ: Bộ Tổng vụ; Bộ Binh nghị; Bộ Chấp hành. Việt Nam Quang phục hội có tổ chức một lực lượng vũ trang mang tên “Quang phục quân”, có đặt ra Quốc kỳ, Quân kỳ, có cho phát hành “Quân dụng phiếu” lưu hành ở trong nước và Lưỡng Quả [B][COLOR=rgb(226, 80, 65)]1883-1913 :Phong trào nông dân Yên Thế. [/COLOR][/B] Phong trào nông dân Yên Thế, là sự kiện quan trọng nhất của phong trào nông dân khởi nghĩa thời cận đại. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 30 năm , từ thời Cần Vương qua đầu thế kỷ XX, luôn là ổ đề kháng quan trọng mà nhiều lực lượng chính trị phải tìm kiếm. Người đầu tiên có công xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở vùng Yên Thế (tây bắc, tỉnh Bắc Giang) là Đề Nắm (Lương Văn Nắm). Năm 1892 ông mất, sự nghiệp được giao lại cho phó tướng Đề Thám (Trương Văn Thám). Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế chủ yếu là những trận đánh đầy mưu mẹo, nghĩa quân đánh phá cuộc tấn công lớn đầu tiên của Pháp vào Phồn Xương tháng 8-1894… Từ tháng 11-1909 đến 1913, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công quyết liệt vào căn cứ nghĩa quân. Tuy vậy, trong vòng 10 tháng cuối cùng, nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng nhiều trận liên tiếp như trận Chợ Gồ tháng 1-1909, trận Sơn Quả tháng 2-1909, trận Rừng Phe tháng 2-1909, trận Hàm Lợn tháng 3-1909, trận Núi Sáng tháng 10-1909… Do sức phản công của thực dân Pháp quá mạnh, cộng với sức cùng lực kiệt, nghĩa quân của Đề Thám dần bị suy yếu. Bản thân Đề Thám bị Pháp trêu đầu ở Nhã Nam ngày 12-10-1913. Phong trào nông dân Yên Thế chấm dứt. [COLOR=rgb(226, 80, 65)][U][B]5-1916[/B][/U][B] :Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội. [/B][/COLOR] Cuộc vận động khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân ở miền Nam Trung Bộ. Không khí khởi nghĩa dân lên mạnh mẽ, nhất là trong đêm mồng 3 rạng mồng 4-5-1916. Theo tài liệu của thực dân Pháp để lại, thì trong những ngày đó tình hình như sau: tại Quảng Ngãi xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, khá đông, vũ trang bằng dao và mác, đã vận động suốt đêm ngày, tại nhiều địa điểm trong tỉnh và với tư thế sẵn sàng chiến đấu; tại Quảng Nam có khoaûng 250 đến 300 nghĩa binh, chia làm hai nhóm, đã công khai tấn công một đội lính tại địa hạt Tam Kỳ rồi rút lui an toàn; xung quanh bến cảng Đà Nẵng và Hội An cũng xuất hiện nhiều tốp nghĩa binh, với tư thế sẵn sàng chiến đấu; riêng tại Huế có khoaûng 50 thủ lĩnh nghĩa quân trong số này (của vua Duy Tân) từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến để vận động, tổ chức nghĩa quân chuẩn bị tấn công tiểu thứ 16 để cướp vũ khí; trong khi đó, ở quanh thành Huế, xuất hiện nhiều tốp nghĩa quân - mỗi tốp chừng 50 đến 80 người đóng raûi rác khắp các cánh đồng, sẵn sàng chờ lệnh tấn công thành Huế; số thủ lĩnh này đã họp kín với vua Duy Tân hồi 10 giờ đêm ngày 3-5-1916, và vua Duy Tân đã ra lời kêu gọi quan lại, sĩ dân nổi dậy khởi nghĩa. [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]18-6-1919 :Nguyến Ái Quốc gởi tới hội nghị Vecxay (Versailles) bản yêu sách của nhân dân Việt [/B][/COLOR] Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được gởi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên các tờ báo L’Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple (Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước. Nội dung yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm -Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp - Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học – Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị viện Pháp. Nhận xét về văn kiện này, Bộ nội Vụ Pháp khẳng định: “Qua cuộc điều tra về sự tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ yêu sách của nhân dân Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay linh hồn của phong trào đó là Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện này gây một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc. [B][COLOR=rgb(226, 80, 65)]25 đến 30-12-1920 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp.[/COLOR][/B] [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B] [/B][/COLOR] Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Xã hội Pháp đang diễn ra sự phân liệt trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị: tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II lúc này đã từ bỏ lập trường vô sản để theo đuôi giai cấp tư sản, hoặc đi theo Quốc tế III, con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra. Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và nhận thấy: “Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Do vậy, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Tours), Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng Pháp hãy ủng hộ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác. Cùng với những chiến sĩ tiên tiến trong Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế III và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên, thuộc thế hệ lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp. [B] [COLOR=rgb(226, 80, 65)]1-4-1922 :Tờ báo “Le Paria” ra số đầu tiên tại Pari do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm. [/COLOR][/B] [ATTACH=full]3479._xfImport[/ATTACH] Tờ báo do Hội Liên hiệp thuộc địa chủ trương, xuất bản bằng tiếng Pháp, do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Là “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đó đổi thành “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, tờ Le Paria tồn tại đến tháng 4-1926, tổng cộng ra được 38 số. Với nội dung chống chủ nghĩa thực dân, kêu gọi đoàn kết các dân tộc thuộc địa, đặc biệt là với nhiều bài viết đặc sắc của Nguyễn Ái Quốc, việc xuất bản Le Paria “là một vố đánh vào thực dân”. Tờ Le Paria được bí mật chuyển về Đông Dương và các thuộc địa thực sự đã làm tròn mục tiêu tôn chỉ của tờ báo là “vũ khí chiến đấu với sứ mạng đã rõ ràng là giải phóng con người” (Lời kêu gọi nhân báo ra số đầu). [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B]22 đến 25-10-1922 :Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp tại Pari.[/B] [B] [/B][/COLOR] Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã được cử vào đoàn Chủ tịch phiên họp ngày 23-10 do những đóng góp tích cực của Người cùng với một số đồng chí khác. Đại hội đã thông qua một nghị quyết nêu rõ: những người cộng sản Pháp phải đặt vấn đề thuộc địa lên hàng đầu và phải ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn quốc sắp tới của Đảng. Đại hội cũng nhất trí đưa ra Lời kêu gọi do Ban Nghiên cứu Thuộc địa của Đảng khởi thảo ra làm văn kiện Đại hội (văn kiện này đăng trên tờ Le Paria ngày 1-11-1922). [COLOR=rgb(226, 80, 65)][B] Năm 1923 :Tổ chức Tâm tâm xã được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc). [/B][/COLOR] Tâm tâm xã là tổ chức của một nhóm người Việt Nam yêu nước thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quyết tâm hy sinh tất cả và tự ý về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”. Nhưng về sau đường lối chính trị của tổ chức này cho rằng “sau này chính thể phải lập như thế nào đến lúc đó sẽ do toàn thể đoàn viên và toàn quốc dân quyết định sao cho hợp với trào lưu thế giới và tình thế của nước ta mà đại đa số tán thành”. Như vậy, Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả ở Trung Quốc (như nhóm Tâm xã của Lưu Sư Phục) hoặc Nhật (nhóm Cung kỳ thao thiên, Giới lợi ngũ). Tâm tâm xã đã tìm cách liên hệ với các lực lượng trong nước, đặt biệt đã gây được tiếng vang lớn sau vụ tổ chức mưu sát Toàn quyền Đông Dương ở Sa Diện (tháng 6-1924). Sau này, những chiến sĩ trung kiên của Tâm tâm xã đã trở thành hạt nhân của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (tháng 6-1925). Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu v.v… Nhận xét về tổ chức này, tài liệu của Quốc tế cộng sản viết: “Đây là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm Cộng sản Đông Dương xuất hiện”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Những sự kiện lịch sử Việt Nam Thời cận đại
Top