CÂU 4: HÃY NÊU NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 TỪ THÁNG 9/1939 – 6/1941 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN ĐÓ.
- Ngày 1/9/1939, Đức xâm chiếm Ba Lan; ngày 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Cuối năm 1940 đầu năm 1941, Đức mở rộng chiếm đóng các nước Đông và Nam Âu. Tháng 6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Ở Viễn Đông, quân đội Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc. Mùa thu 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, từng bước biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và thuộc địa của chúng.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng Sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Chúng thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, quơ quét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
Thực dân Pháp đã nhanh chóng cấu kết với Nhật áp bức nhân dân các nước Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát xít Pháp – Nhật là mâu thuẫn chủ yếu , gay gắt nhất. Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thồng trị của Pháp – Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất.
- Ngày 1/9/1939, Đức xâm chiếm Ba Lan; ngày 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức nhanh chóng đánh chiếm Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6/1940, Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Cuối năm 1940 đầu năm 1941, Đức mở rộng chiếm đóng các nước Đông và Nam Âu. Tháng 6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Ở Viễn Đông, quân đội Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc. Mùa thu 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, từng bước biến Đông Dương thành căn cứ chiến tranh và thuộc địa của chúng.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương đã thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp Đảng Cộng Sản Đông Dương và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Chúng thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, quơ quét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
Thực dân Pháp đã nhanh chóng cấu kết với Nhật áp bức nhân dân các nước Đông Dương. Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc phát xít Pháp – Nhật là mâu thuẫn chủ yếu , gay gắt nhất. Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách thồng trị của Pháp – Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất.