Những sai lầm pháp lý chết người

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Khi bạn thực thi các kế hoạch phát triển kinh doanh hay huy động vốn đầu tư, sẽ có những sai sót cần tránh để không phải đi đến kết cục đặt “dấu chấm hết” cho công ty của mình. Tất cả những sai lầm pháp lý được nhắc đến sau đây đều thực sự là những sai lầm“chết người”.

Một cách ẩn dụ, Dipankar Ganguly cảm thấy mình như bị còng tay. Ba năm trước đây, Ganguly và một người bạn có kế hoạch thực hiện một cuộc cách mạng hoá trong việc phát hiện và theo dõi các căn bệnh ung thư. Sử dụng những công nghệ laze đã được đăng ký bản quyền, công ty của Ganguly, BioTelligent, Inc., đã phát triển một công cụ phát hiện ngay các tế bào ung thư mà không cần sinh thiết tế bào như trước đây.

Như hầu hết các công ty thiết bị y tế khác đang sở hữu những sản phẩm công nghệ được đăng ký bảo hộ bản quyền trước khi tung ra thị trường, tương lai của BioTelligent phụ thuộc vào các nguồn vốn được huy động từ bên ngoài để hoạt động trong một thời gian không xác định.

BioTelligent nhanh chóng huy động được trên 1 triệu USD từ những lời mời cá nhân mang tính “bạn bè và gia đình”. Chiến lược của công ty là thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua những khu vực tư nhân cho đến khi có thể chứng minh sản phẩm đạt hiệu quả cao.

Mọi thứ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch cho đến năm 2006, Ganguly nhận được một lá thư từ cơ quan quản lý chứng khoán bang California, Mỹ. Cơ quan có thẩm quyền này đã nhận một lá thư khiếu nại từ một nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý yêu cầu BioTelligent cung cấp nhiều hơn về những chào mời mua cổ phiếu mang tính “riêng tư” của công ty. Kèm theo lá thư là hàng loạt các yêu cầu tương tự từ những cơ quan quản lý khác, thậm chí cả Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC).

Khi ban quản lý công ty xem xét lại các chào mời cổ phiếu, họ phát hiện ra rằng một trong số các giám đốc của công ty đã trả cho một nhân viên khoản hoa hồng để bán được cổ phiếu. Nhìn bề ngoài có vẻ như nó chỉ là một sai sót kỹ thuật không nhất thiết gây hại cho công ty nhưng trên thực tế nó đã vi phạm pháp luật chứng khoán Mỹ.

BioTelligent lập tức báo cáo vụ việc này lên SEC và tạm hoãn các hoạt động huy động vốn cho đến khi cơ quan quản lý kết thúc cuộc điều tra và giải quyết ổn thoả sự việc.

Ganguly cho biết: “Cuộc điều tra kéo dài hàng tháng. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới việc huy động vốn cho công ty, nhưng đây là điều không thể khác được khi dính líu tới các khía cạnh luật pháp. Một kết cục khác nữa đó là danh tiếng của công ty bị suy giảm đáng kể. Mặc dù kết luận của SEC rằng đây chỉ là lỗi vô thức của vị giám đốc nọ nhưng không một nhà đầu tư nào tiếp cận BioTelligent nữa. Dự án phát triển công nghệ mới của công ty hoàn toàn bị đình trệ”.

Bốn sai lầm cần tránh

Không may mắn, trong hành trình khốc liệt tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, nhiều chủ doanh nghiệp đã mắc phải các sai lầm pháp lý nghiêm trọng có thể tổn thương lớn đến họ. Không ít trường hợp, kết cục của những sai lầm thậm chí rất vô tình cũng có thể đặt công ty đến bờ vực phá sản.

Nhiều chủ doanh nghiệp có xu hướng rơi vào các rắc rối trong khi nỗ lực bán cổ phiếu của công ty để huy động các nguồn vốn cần thiết phục vụ các dự án đầu tư.

Thông thường, trong các dạng bán cổ phiếu cá nhân này, ban quản lý công ty rất hay phá vỡ các quy tắc hay mắc vào những mạo hiểm không cần thiết, đặc biệt nếu công ty thiếu hụt nguồn vốn lớn hay không huy động đủ tiền mặt.

Và bằng việc nhận thức rõ một vài sai lầm chết người dưới đây, bạn sẽ có thể giữ cho công ty phát triển vững chắc – cùng một giấc ngủ ngon cho bản thân vào mỗi tối.

- Rơi vào cái bẫy quảng cáo: Ngày nay, khi bạn muốn bán những chiếc ôtô, cho thuê lại văn phòng làm việc hay tìm kiếm những thứ quan trọng khác, cách thức nhanh nhất để có được những gì bạn muốn đó là đăng tải một quảng cáo trên internet.

Trong khi sử dụng các quảng cáo trên mạng, báo chí hay truyền hình để bán những thứ thuộc về cá nhân, thì bạn có thể sẽ vi phạm pháp luật khi kèm theo đó là bán cổ phiếu. Pháp luật của nhiều quốc gia ngăn cấm bất cứ sự mời chào bán cổ phiếu công ty mà không tuân theo các quy định chứng khoán.

- Trả tiền cho sự giúp đỡ: Có một vài thứ sẽ thúc đẩy ai đó bán sản phẩm/dịch vụ chẳng hạn như khoản tiền hoa hồng lớn. Nếu bạn đang chào mời bán cổ phiếu của công ty, dường như rất logic rằng bạn nên hướng tới các nhân viên trong công ty hay những đối tác thân cận.

Song nếu vừa bán cổ phiếu vừa trả tiền hoa hồng sẽ là một vấn đề lớn liên quan quan tới khía cạnh pháp lý. Rất có thể pháp luật chứng khoán sẽ cấm các hành vi này bởi nó tạo ra sự đối xử không công bằng giữa các cổ đông - vốn đều là chủ của công ty.

Ngoài ra, việc trả hoa hồng bằng cổ phiếu cũng sẽ bị cấm. Đây là hành vi có thể dẫn tới một số giao dịch nội gián, đồng thời không đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh của công ty.

- Nhắm sai tới nhà đầu tư: Mặc dù một nhà đầu tư có thể đáp ứng các yêu cầu về thu nhập hay tài sản theo quy định của pháp luật, song điều đó không có nghĩa rằng đó sẽ là mối quan tâm tốt nhất của bạn để bán cho họ các cổ phiếu của công ty.

Ví dụ, luật pháp chứng khoán thường quy định hạn mức bán cổ phiếu cho nhà đầu tư là một tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân. Hoặc giữa các tổ chức thường cũng được quy định ở những mức khác nhau. Do đó, bạn cần nghiên cứu các hạn định và phân loại trên khía cạnh luật pháp theo từng nhà đầu tư.

- Sai sót trong ký kết hợp đồng: Việc thực thi các kế hoạch kinh doanh hay huy động vốn bên ngoài chắc chắn sẽ thể hiện thông qua các hợp đồng khác nhau. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều sai lầm pháp lý đáng tiếc lại phát sinh từ các hợp đồng.

Những sai sót có thể dưới dạng hình thức hợp đồng như pháp luật quy định theo một hình thức nhất định nhưng hợp đồng lại được ký kết theo hình thức khác. Khi đó hợp đồng rất dễ bị toà án tuyên vô hiệu.

Nội dung của hợp đồng cũng rất quan trọng. Chủ doanh nghiệp cần có những phân tích kỹ lưỡng các khía cạnh pháp lý khi huy động vốn để đảm bảo những điều khoản thích hợp nhất. Đôi khi chỉ vô tình thôi những một quy định nào đó cũng có thể vi pháp pháp luật tài chính, pháp luật chứng khoán.

Nhìn chung, những khía cạnh pháp lý thích hợp là rất cần thiết để hoạt động kinh doanh cũng như huy động vốn của công ty bạn được tiến triển một cách suôn sẻ. Lời khuyên cho bạn đó là khi gặp phải những khúc mắc hoặc chưa nắm rõ về mặt pháp luật, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các luật sư có chuyên môn.

Kinh nghiệm cho thấy, nhiều hoạt động kinh doanh và huy động vốn chịu sự ảnh hưởng lớn từ pháp luật. Những thay đổi thường xuyên và quan trọng của pháp luật tài chính kinh doanh một mặt đã tháo gỡ nhiều khó khăn, đồng thời tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho các công ty khi tiến hành những hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề không dễ giải quyết và rất có thể khiến công ty tiến tới mép bờ vực bạn không có những chuẩn bị thích hợp cho nó.

Nguồn: LS. Phương Soa - anet.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top