EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó. Những ai có chỉ số EQ cao có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học, nhờ có lối sống lành mạnh và suy nghĩ, quyết định đúng đắn. Vậy có những phương pháp phát triển EQ cao nào mà bạn nên biết ? Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp bạn.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
1. QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Để có thể thực hiện được việc này, trước tiên bạn phải hiểu rõ cảm xúc của chính bạn, chẳng hạn như lúc tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn bã, phấn khích, hạnh phúc, hài lòng,... Tuy nhiên đối với hầu hết chúng ta, những cảm xúc này hầu hết đều bị phớt lờ, thậm chí có những người chỉ cần biết mình đang hạnh phúc hay không hạnh phúc là đủ.
2. BÀY TỎ NIỀM HẠNH PHÚC
Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, không cần phải cố tình kìm nén bản thân, chỉ trừ khi bạn đang ở trong một môi trường đặc biệt. Ví dụ như bạn đã tìm kiếm một công việc trong ba tháng và cuối cùng nhận được lời đề nghị từ công ty yêu thích, nhưng một người hàng xóm sống cạnh lại bất hạnh qua đời. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc trước cửa nhà không? Rõ ràng là không! Tuy nhiên, bạn có thể đóng cửa và vui vẻ trở lại.
3. KHI KHÔNG VUI
Khi có những cảm xúc tiêu cực, điều chúng ta phải học là giải quyết. Hướng dẫn bạn một giải pháp độc quyền của Daisy, đó là "Giải pháp Cảm xúc STCLI" .
a. S- Slow (Chậm): Trì hoãn sự khởi đầu của cảm xúc và chịu đựng trong 30 giây khi bạn đang mất bình tĩnh.**
Trong nhiều trường hợp, rất khó để kiểm soát hoàn toàn cảm xúc của mình, vì vậy khi muốn trút bỏ một lượng lớn cảm xúc, bạn có thể tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, khi bạn đang cãi nhau với đối tác của mình, tức đến mức chỉ muốn lao vào đ.ấ.m đối phương mấy cái trong vài giây tới, trước tiên, bạn có thể cố gắng lắng nghe những âm thanh bên ngoài và chuyển hướng sự chú ý của mình trong khoảng 30s. Sau đó, hãy cân nhắc xem liệu mình có nên đ.ấ.m đối tác hay không, đừng vội ra tay.
b. T-Talk (Nói chuyện): Trò chuyện với chính mình và chấp nhận bản thân**
Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, lựa chọn chấp nhận là cách tiếp cận đúng đắn nhất, đừng cảm thấy thất vọng nếu bạn có cảm xúc tiêu cực mà hãy nghĩ xem tại sao bạn không hạnh phúc.
> Ví dụ, bạn đang rất lo lắng vì bạn chưa hoàn thành công việc của mình, bạn cảm thấy thất vọng vì lo lắng và sau đó nghi ngờ khả năng làm việc của bạn. Tuy nhiên, khi tâm trạng không ổn định, chúng ta có thể xem xét từ 3 khía cạnh sau:
Tại sao tôi không hạnh phúc?
Mục tiêu của tôi khi làm việc này là gì?
Tôi có thể thể hiện cảm xúc của mình theo cách khác không?
Chúng ta luôn lo lắng vì chưa làm việc xong, nhưng nếu chỉ nghĩ về nó thì dù có lo lắng cũng không làm tăng tốc độ làm việc được. Vậy tại sao chúng ta lại để mình rơi vào tình trạng lo lắng vô nghĩa?
c. C-Truyền tải, bộc lộ cảm xúc một cách chính xác
Hầu hết thời gian, những người không thể thể hiện cảm xúc một cách chính xác sẽ dễ đi theo xu hướng cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ, cuối cùng bạn cũng tìm được thời gian để hẹn hò cùng bạn trai, nhưng cả buổi anh ấy chỉ mải chơi game. Bạn cảm thấy tức giận, đòi chia tay, nhưng không chịu nói ra cảm xúc khiến anh ấy không thể hiểu được. Lúc này, bạn nên có một cuộc đối thoại với anh ấy, nói ra suy nghĩ thật của mình và lý do không vui cũng như những gì bạn muốn đối phương làm thay vì tức giận.
d. L-Look (Nhìn): Thư giãn đầu óc và nhìn về phía trước
Bạn có thường xuyên cảm thấy khó chịu và tức giận về những gì mình đã làm sai không? Ngay cả khi sự việc đã qua, bạn vẫn không thể ngừng tức giận và hối hận, trong lòng thầm nghĩ “Giá như mình làm vậy thì đã không sao…”, rồi lại tiếp tục vùng vẫy.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng ngay cả khi vấn đề bạn đang gặp phải bây giờ khá tồi tệ, liệu bạn có còn nhớ nó sau một năm? Cũng giống như bạn sẽ không bao giờ nhớ rằng bạn đã đọc bài viết này vào năm sau, trừ khi bạn thích nó và lưu nó vào.
e. I-Improve (Cải thiện): Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và xoa dịu cảm xúc
Tại sao lại nhấn mạnh vào kỹ năng giải quyết vấn đề và xoa dịu cảm xúc? Bởi vì hầu hết cảm xúc của chúng ta không được tạo ra từ vô thường mà là do những khó khăn trong cuộc sống thực tế gây ra. Vì vậy, chúng ta phải học cách quan sát, học cách nắm bắt và xử lý vấn đề từ chi tiết.
Truyền cảm hứng cho bản thân nhiều hơn và tạo cho bản thân đủ tự tin. Những người tự tin có xu hướng chống lại căng thẳng và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Hãy tiếp tục đọc và mở rộng kiến thức của bạn. Đọc sách là cách tăng trưởng EQ với mức chi phí thấp nhất, giúp bạn nâng cao khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Túm lại: Quản lý cảm xúc bản thân không phải là kìm nén, mà là điều chỉnh và biến đổi, rồi loại bỏ sự tiêu cực theo cách thích hợp. Mọi cảm xúc phải được đối xử một cách chính xác và thẳng thắn chấp nhận. Chỉ khi quản lý tốt cảm xúc của chính mình, bạn mới có thể quan tâm đến cảm xúc của người khác và xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân.
SỬ DỤNG EQ TRONG GIAO TIẾP QUAN HỆ CÁ NHÂN
Để xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân, chúng ta cần có khả năng nhận thức được cảm xúc của người khác, và sau đó tương tác với người khác thông qua lời nói hoặc hành động.
4. NHẬN THỨC CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC
a. Hiểu những gì người kia đang nói: Chúng ta cần biết đối phương muốn bày tỏ điều gì
Ví dụ nếu bạn đang thiếu tiền gần đây, và bạn biết rằng một người bạn của mình vừa được trả lương, có thể cho bạn vay tiền. Nhưng cô ấy lại nói với bạn rằng toàn bộ tiền của mình đã dùng để đầu tư nên từ chối cho bạn vay tiền, lúc này, bạn đừng dại hỏi cô ấy có phải cậu vừa trả lương không?
Mối quan hệ giữa người lớn là ngay cả khi bạn biết rằng bên kia đang cố tình kiếm lý do, vậy nhưng bạn chỉ nên ngầm hiểu, không nên quá thẳng thắn.
b. Học cách đồng cảm
Giữa "đồng cảm" và "thông cảm" chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau. Thông cảm là cảm nhận cảm xúc của mình từ quan điểm của người khác, còn đồng cảm là hiểu người kia từ quan điểm của chính mình.
Ví dụ sau khi mình và bạn trai mình chia tay, bạn thân mình đến an ủi mà lại nói: “Mày đã tính là gì, tao còn từng bị người yêu cũ cắm sừng nè", chắc chắn mình sẽ muốn đ.ấ.m bạn mình một cái. Bởi vì sự đồng cảm thực sự là sự ôm ấp, đồng hành và lắng nghe, chứ không phải là góc nhấn mạnh hay khoe khoang kinh nghiệm của bản thân.
c. Quan sát hình thể và ngôn ngữ biểu đạt
Nhiều khi cơ thể và biểu cảm của một người sẽ bộc lộ cảm xúc của họ, ví dụ như khi hưng phấn, mắt trở nên sắc bén, khi chán nản, mắt trở nên mờ đi. Hoặc trong khi nói chuyện, mặc dù đối phương đang nghe bạn nói với nụ cười, nhưng cơ thể lại quay đi, hoặc thỉnh thoảng liếc nhìn đồng hồ,... cho thấy đối phương muốn rời đi lắm rồi đó.
d. Trở thành một người xứng đáng
Điều kiện tiên quyết để nhận biết cảm xúc của người khác là người mà người khác muốn kết giao, hay một người đáng để kết giao phải có cả nội tâm lẫn ngoại hình đầy sức hút.
Để nâng cao sự quyến rũ của bản thân, bạn cần tiếp tục đọc và học, không ngừng tìm tòi và rèn luyện các kỹ năng tốt hơn. Điều này sẽ khiến bạn trở thành một người có tri thức, hiểu lễ nghĩa, đáng tin cậy trong mắt người khác.
5. QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC NGƯỜI KHÁC
a, Không tranh luận
Hầu hết các cuộc tranh luận đều vô nghĩa và tốn thời gian, cũng giống như trên Internet, chỉ cần có ý kiến khác nhau thì sẽ có một số lượng lớn dân bàn phím cạnh tranh với lý lẽ của bạn.
Vì vậy, trước những con người và sự việc với những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nếu không cần thiết thì chúng ta không cần tranh luận hay phản bác, không cần quá trung thực làm gì.
b. Không giảng giải
Khi ai đó tâm sự với bạn, đừng dùng thái độ của một người lớn tuổi để giáo dục người khác dưới dạng "tôi chỉ muốn tốt cho bạn thôi". Không ai thích bị nghe giảng lúc đang bực tức hay thất vọng, việc bạn rao giảng người khác cốt chỉ để chứng minh họ sai sẽ gây phản ứng ngược.
Hãy tưởng tượng khi bạn đang buồn bã, bạn nói với bạn mình rằng hôm nay bị sếp mắng, nhưng rồi cô ấy lại quả quyết chắc hẳn do bạn làm sai gì đó nên mới xảy ra chuyện như thế. Đây tuy là một cách thức phân tích đúng, nhưng không phù hợp trong thời điểm này.
Túm lại, phải biết đặt ý kiến của mình lên người khác đúng lúc, đúng chỗ. Hãy cố gắng để người khác suy nghĩ theo ý họ, chúng ta nên nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.**
c. Cho người khác cơ hội nói
Giao tiếp là tương tác hai chiều, nhưng nhiều khi, chúng ta quên không cho người khác cơ hội nói.
Khi muốn thuyết phục người khác, chúng ta không thể không nói nhiều và thường có xu hướng phớt lờ cảm xúc của đối phương. Vì vậy, khi bày tỏ ý kiến, chúng ta cũng nên hỏi đối phương "bạn nghĩ gì", "ý kiến của bạn ra sao" vào đúng thời điểm, tránh nói một mình và khuyến khích người khác cùng nói thêm vào.
d. Đừng làm người khác xấu hổ
Trong bất kỳ tình huống nào, hãy xem xét cảm xúc của người khác để không làm họ khó xử.
Ví dụ nếu bạn đang tranh luận với một người bạn về chuyện gì đó. anh ấy đã sai và anh ấy thừa nhận điều đó, nhưng bạn rất khó chịu và bạn tiếp tục tranh cãi. Hãy thôi ngay sự vô lý của mình đi nhé. Khi người khác làm sai điều gì đó, đừng cố chấp, nếu bạn tự nguyện bước xuống một bậc thang, đối phương sẽ rất biết ơn.
e. Khen ngợi
Khen ngợi người khác thật nhiều, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn ngày ngày nhìn chằm chằm vào người ta. Bạn có thể khen ngợi nhan sắc hay khả năng làm việc tốt một cách "vô tình", chẳng hạn như "đôi bông tai của bạn hôm nay thực sự rất đẹp và hợp với khí chất của bạn."
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn phát triển EQ cao. Mong rằng bạn sẽ áp dụng các phương pháp hiệu quả và thành công !
Khi cải thiện được EQ của mình, bạn sẽ tận dụng được nó để phát triển các mối quan hệ hoặc công việc trong cuộc sống của mình.
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn ảnh: Sưu tầm
1. QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Để có thể thực hiện được việc này, trước tiên bạn phải hiểu rõ cảm xúc của chính bạn, chẳng hạn như lúc tức giận, lo lắng, sợ hãi, buồn bã, phấn khích, hạnh phúc, hài lòng,... Tuy nhiên đối với hầu hết chúng ta, những cảm xúc này hầu hết đều bị phớt lờ, thậm chí có những người chỉ cần biết mình đang hạnh phúc hay không hạnh phúc là đủ.
2. BÀY TỎ NIỀM HẠNH PHÚC
Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, không cần phải cố tình kìm nén bản thân, chỉ trừ khi bạn đang ở trong một môi trường đặc biệt. Ví dụ như bạn đã tìm kiếm một công việc trong ba tháng và cuối cùng nhận được lời đề nghị từ công ty yêu thích, nhưng một người hàng xóm sống cạnh lại bất hạnh qua đời. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc trước cửa nhà không? Rõ ràng là không! Tuy nhiên, bạn có thể đóng cửa và vui vẻ trở lại.
3. KHI KHÔNG VUI
Khi có những cảm xúc tiêu cực, điều chúng ta phải học là giải quyết. Hướng dẫn bạn một giải pháp độc quyền của Daisy, đó là "Giải pháp Cảm xúc STCLI" .
a. S- Slow (Chậm): Trì hoãn sự khởi đầu của cảm xúc và chịu đựng trong 30 giây khi bạn đang mất bình tĩnh.**
Trong nhiều trường hợp, rất khó để kiểm soát hoàn toàn cảm xúc của mình, vì vậy khi muốn trút bỏ một lượng lớn cảm xúc, bạn có thể tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, khi bạn đang cãi nhau với đối tác của mình, tức đến mức chỉ muốn lao vào đ.ấ.m đối phương mấy cái trong vài giây tới, trước tiên, bạn có thể cố gắng lắng nghe những âm thanh bên ngoài và chuyển hướng sự chú ý của mình trong khoảng 30s. Sau đó, hãy cân nhắc xem liệu mình có nên đ.ấ.m đối tác hay không, đừng vội ra tay.
b. T-Talk (Nói chuyện): Trò chuyện với chính mình và chấp nhận bản thân**
Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, lựa chọn chấp nhận là cách tiếp cận đúng đắn nhất, đừng cảm thấy thất vọng nếu bạn có cảm xúc tiêu cực mà hãy nghĩ xem tại sao bạn không hạnh phúc.
> Ví dụ, bạn đang rất lo lắng vì bạn chưa hoàn thành công việc của mình, bạn cảm thấy thất vọng vì lo lắng và sau đó nghi ngờ khả năng làm việc của bạn. Tuy nhiên, khi tâm trạng không ổn định, chúng ta có thể xem xét từ 3 khía cạnh sau:
Tại sao tôi không hạnh phúc?
Mục tiêu của tôi khi làm việc này là gì?
Tôi có thể thể hiện cảm xúc của mình theo cách khác không?
Chúng ta luôn lo lắng vì chưa làm việc xong, nhưng nếu chỉ nghĩ về nó thì dù có lo lắng cũng không làm tăng tốc độ làm việc được. Vậy tại sao chúng ta lại để mình rơi vào tình trạng lo lắng vô nghĩa?
c. C-Truyền tải, bộc lộ cảm xúc một cách chính xác
Hầu hết thời gian, những người không thể thể hiện cảm xúc một cách chính xác sẽ dễ đi theo xu hướng cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ, cuối cùng bạn cũng tìm được thời gian để hẹn hò cùng bạn trai, nhưng cả buổi anh ấy chỉ mải chơi game. Bạn cảm thấy tức giận, đòi chia tay, nhưng không chịu nói ra cảm xúc khiến anh ấy không thể hiểu được. Lúc này, bạn nên có một cuộc đối thoại với anh ấy, nói ra suy nghĩ thật của mình và lý do không vui cũng như những gì bạn muốn đối phương làm thay vì tức giận.
d. L-Look (Nhìn): Thư giãn đầu óc và nhìn về phía trước
Bạn có thường xuyên cảm thấy khó chịu và tức giận về những gì mình đã làm sai không? Ngay cả khi sự việc đã qua, bạn vẫn không thể ngừng tức giận và hối hận, trong lòng thầm nghĩ “Giá như mình làm vậy thì đã không sao…”, rồi lại tiếp tục vùng vẫy.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng ngay cả khi vấn đề bạn đang gặp phải bây giờ khá tồi tệ, liệu bạn có còn nhớ nó sau một năm? Cũng giống như bạn sẽ không bao giờ nhớ rằng bạn đã đọc bài viết này vào năm sau, trừ khi bạn thích nó và lưu nó vào.
e. I-Improve (Cải thiện): Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và xoa dịu cảm xúc
Tại sao lại nhấn mạnh vào kỹ năng giải quyết vấn đề và xoa dịu cảm xúc? Bởi vì hầu hết cảm xúc của chúng ta không được tạo ra từ vô thường mà là do những khó khăn trong cuộc sống thực tế gây ra. Vì vậy, chúng ta phải học cách quan sát, học cách nắm bắt và xử lý vấn đề từ chi tiết.
Truyền cảm hứng cho bản thân nhiều hơn và tạo cho bản thân đủ tự tin. Những người tự tin có xu hướng chống lại căng thẳng và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Hãy tiếp tục đọc và mở rộng kiến thức của bạn. Đọc sách là cách tăng trưởng EQ với mức chi phí thấp nhất, giúp bạn nâng cao khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Túm lại: Quản lý cảm xúc bản thân không phải là kìm nén, mà là điều chỉnh và biến đổi, rồi loại bỏ sự tiêu cực theo cách thích hợp. Mọi cảm xúc phải được đối xử một cách chính xác và thẳng thắn chấp nhận. Chỉ khi quản lý tốt cảm xúc của chính mình, bạn mới có thể quan tâm đến cảm xúc của người khác và xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân.
SỬ DỤNG EQ TRONG GIAO TIẾP QUAN HỆ CÁ NHÂN
Để xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân, chúng ta cần có khả năng nhận thức được cảm xúc của người khác, và sau đó tương tác với người khác thông qua lời nói hoặc hành động.
4. NHẬN THỨC CẢM XÚC CỦA NGƯỜI KHÁC
a. Hiểu những gì người kia đang nói: Chúng ta cần biết đối phương muốn bày tỏ điều gì
Ví dụ nếu bạn đang thiếu tiền gần đây, và bạn biết rằng một người bạn của mình vừa được trả lương, có thể cho bạn vay tiền. Nhưng cô ấy lại nói với bạn rằng toàn bộ tiền của mình đã dùng để đầu tư nên từ chối cho bạn vay tiền, lúc này, bạn đừng dại hỏi cô ấy có phải cậu vừa trả lương không?
Mối quan hệ giữa người lớn là ngay cả khi bạn biết rằng bên kia đang cố tình kiếm lý do, vậy nhưng bạn chỉ nên ngầm hiểu, không nên quá thẳng thắn.
b. Học cách đồng cảm
Giữa "đồng cảm" và "thông cảm" chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau. Thông cảm là cảm nhận cảm xúc của mình từ quan điểm của người khác, còn đồng cảm là hiểu người kia từ quan điểm của chính mình.
Ví dụ sau khi mình và bạn trai mình chia tay, bạn thân mình đến an ủi mà lại nói: “Mày đã tính là gì, tao còn từng bị người yêu cũ cắm sừng nè", chắc chắn mình sẽ muốn đ.ấ.m bạn mình một cái. Bởi vì sự đồng cảm thực sự là sự ôm ấp, đồng hành và lắng nghe, chứ không phải là góc nhấn mạnh hay khoe khoang kinh nghiệm của bản thân.
c. Quan sát hình thể và ngôn ngữ biểu đạt
Nhiều khi cơ thể và biểu cảm của một người sẽ bộc lộ cảm xúc của họ, ví dụ như khi hưng phấn, mắt trở nên sắc bén, khi chán nản, mắt trở nên mờ đi. Hoặc trong khi nói chuyện, mặc dù đối phương đang nghe bạn nói với nụ cười, nhưng cơ thể lại quay đi, hoặc thỉnh thoảng liếc nhìn đồng hồ,... cho thấy đối phương muốn rời đi lắm rồi đó.
d. Trở thành một người xứng đáng
Điều kiện tiên quyết để nhận biết cảm xúc của người khác là người mà người khác muốn kết giao, hay một người đáng để kết giao phải có cả nội tâm lẫn ngoại hình đầy sức hút.
Để nâng cao sự quyến rũ của bản thân, bạn cần tiếp tục đọc và học, không ngừng tìm tòi và rèn luyện các kỹ năng tốt hơn. Điều này sẽ khiến bạn trở thành một người có tri thức, hiểu lễ nghĩa, đáng tin cậy trong mắt người khác.
5. QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC NGƯỜI KHÁC
a, Không tranh luận
Hầu hết các cuộc tranh luận đều vô nghĩa và tốn thời gian, cũng giống như trên Internet, chỉ cần có ý kiến khác nhau thì sẽ có một số lượng lớn dân bàn phím cạnh tranh với lý lẽ của bạn.
Vì vậy, trước những con người và sự việc với những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nếu không cần thiết thì chúng ta không cần tranh luận hay phản bác, không cần quá trung thực làm gì.
b. Không giảng giải
Khi ai đó tâm sự với bạn, đừng dùng thái độ của một người lớn tuổi để giáo dục người khác dưới dạng "tôi chỉ muốn tốt cho bạn thôi". Không ai thích bị nghe giảng lúc đang bực tức hay thất vọng, việc bạn rao giảng người khác cốt chỉ để chứng minh họ sai sẽ gây phản ứng ngược.
Hãy tưởng tượng khi bạn đang buồn bã, bạn nói với bạn mình rằng hôm nay bị sếp mắng, nhưng rồi cô ấy lại quả quyết chắc hẳn do bạn làm sai gì đó nên mới xảy ra chuyện như thế. Đây tuy là một cách thức phân tích đúng, nhưng không phù hợp trong thời điểm này.
Túm lại, phải biết đặt ý kiến của mình lên người khác đúng lúc, đúng chỗ. Hãy cố gắng để người khác suy nghĩ theo ý họ, chúng ta nên nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.**
c. Cho người khác cơ hội nói
Giao tiếp là tương tác hai chiều, nhưng nhiều khi, chúng ta quên không cho người khác cơ hội nói.
Khi muốn thuyết phục người khác, chúng ta không thể không nói nhiều và thường có xu hướng phớt lờ cảm xúc của đối phương. Vì vậy, khi bày tỏ ý kiến, chúng ta cũng nên hỏi đối phương "bạn nghĩ gì", "ý kiến của bạn ra sao" vào đúng thời điểm, tránh nói một mình và khuyến khích người khác cùng nói thêm vào.
d. Đừng làm người khác xấu hổ
Trong bất kỳ tình huống nào, hãy xem xét cảm xúc của người khác để không làm họ khó xử.
Ví dụ nếu bạn đang tranh luận với một người bạn về chuyện gì đó. anh ấy đã sai và anh ấy thừa nhận điều đó, nhưng bạn rất khó chịu và bạn tiếp tục tranh cãi. Hãy thôi ngay sự vô lý của mình đi nhé. Khi người khác làm sai điều gì đó, đừng cố chấp, nếu bạn tự nguyện bước xuống một bậc thang, đối phương sẽ rất biết ơn.
e. Khen ngợi
Khen ngợi người khác thật nhiều, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn ngày ngày nhìn chằm chằm vào người ta. Bạn có thể khen ngợi nhan sắc hay khả năng làm việc tốt một cách "vô tình", chẳng hạn như "đôi bông tai của bạn hôm nay thực sự rất đẹp và hợp với khí chất của bạn."
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn phát triển EQ cao. Mong rằng bạn sẽ áp dụng các phương pháp hiệu quả và thành công !
Khi cải thiện được EQ của mình, bạn sẽ tận dụng được nó để phát triển các mối quan hệ hoặc công việc trong cuộc sống của mình.
Nguồn: Tổng hợp