Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81759" data-attributes="member: 17223"><p>Mặc cho những biến đổi thời chiến của Sài Gòn, người Việt vẫn là dân tộc gắn chặt với thông lệ, và một trong những thông lệ căn bản của họ là việc chuyển giao, sau khi đã đánh giá cẩn thận, các tin đồn. Từ 1960, khi vụ đảo chánh Diệm lần đầu xảy ra (ngày 11 và 12.1960, do một số sĩ quan tiến hành, và đã thất bại), trung tâm tin đồn đã được gọi là Đài phát thanh Catinat, và chỗ này chết với cái tên đó luôn. Khoảng năm 1972, trụ sở của nó là ở nhà hàng La Pagode, nằm ở phía trên đường Catinat. Sau khi Diệm đổ, hành lang khách sạn Continental trở thành một phần của mạng lưới, nhưng trung tâm chính của nó từ khi Diệm đổ là một tiệm cà phê bánh ngọt nhỏ tên là Givral, nằm đối diện Continental (La Pagode, cách đó một ngã tư, bây giờ là nơi lui tới của "lính kiểng"-những sĩ quan hay hạ sĩ quan có gia đình giàu có đủ để chạy chọt cho họ ở lại Sài Gòn.) Hầu hết những gì người ta nghe được ở Givral đều có giá trị đáng ngờ, vì những người đến đây thường cài thông tin sang cho người khác với mục đích riêng của mình. Trong số các khách hàng có nhưng vị dân biểu hay nghị sĩ (tòa nhà Quốc hội chỉ cách đó 50 mét), công chức, cảnh sát chìm, nhà báo, và doanh nhân. Cũng không hiếm khi gặp một dân biểu đối lập và một nhân viên mật vụ ngồi với nhau và đấu võ mồm. Người ta đến Givral không chỉ để trao đổi thông tin mà còn để chơi trò đối thoại tinh tế mà người Việt chơi giỏi hơn người Mỹ nhiều- thử thách lẫn nhau, nói xỏ nhau, cố chế giễu ai đó và chê bai ai đó. Thỉnh thoảng, những thành viên nội các cũng ghé vào, hoặc những viên chức cao cấp dân sự cũng như quân sự; Tổng thống Thiệu khi còn là sĩ quan quân đội cũng từng ghé đây. Các doanh nhân không chỉ lắng nghe các nhà báo và những người khác mà còn dùng nơi này để thử thách đại lý của mình để biết được sự thật hay khả năng tung tin đồn của họ. Có ba buổi "phát tin" hàng ngày ở Givral-một vào khoảng 10 giờ sáng, một vào giữa giấc chiều, và một vào khoảng từ 5 đến 7 giờ, sau buổi họp báo thường nhật ở Trung tâm báo chí quốc gia, nằm ngay bên kia đường. Giờ phát buổi sáng chủ yếu liên quan đến tin đồn và tường thuật về kinh doanh; hai giờ phát buổi chiều thường là các vấn đề chính trị và quân sự.</p><p></p><p></p><p>Nếu Đài phát thanh Catinat là nơi công khai và tập trung nhất cho việc lan truyền thông tin, cả thực lẫn giả, thì còn có những chỗ khác, không xa đó lắm, cũng quan trọng theo kiểu riêng của chúng. Trong nhiều buổi sáng, tôi đã cùng ông bạn Phạm Xuân ẩn, vốn làm việc cho một tạp chí tin tức Mỹ và có lẽ là nhà báo làm việc chăm chỉ và được kính trọng nhất ở đây, đi rảo quanh các điểm đó (ông Ẩn làm cho hãng tin Reuters rồi trở thành phóng viên cho tờ Time. Năm 1975, ông ta ở lại Việt Nam, và sau đó nguồn ta mới biệt ông đã là sĩ quan tình báo của VC từ 1960). Ẩn yêu thú và chim, ông ta nuôi tám con chim, bốn con chó và một con cá, nên đầu tiên ông ta dẫn tôi tới chợ thú kiểng đường Hàm Nghi, gần tòa đại sứ Mỹ cũ. Chợ này trải dài khoảng nửa dãy phố, bán khỉ, cầy hương, thỏ, chuột bạch, mèo rừng, và đủ loại chó, mèo, chim và cá, trong đó có cả chim tu hú Phi châu, bồ câu Pháp và Mozambique, cú mèo, sáo sậu, két, sơn ca, công, và kim tước. Với những người cần vị thuốc cổ truyền thì họ có bán dơi, được coi là có thể chữa bệnh lao bằng cách cắt cổ dơi lấy máu pha rượu để uống. Giáp đường Hàm Nghi là đường Nguyễn Công Trứ, nơi mà mỗi sáng, khoảng 10 giờ, các thương gia người Hoa và các đại lý người Việt gặp nhau ở hai hay ba quán cà phê để cùng quyết định hối suất đồng bạc trên thị trường chợ đen sẽ là bao nhiêu và cũng có thể định giá của gạo, thịt heo và các nhu yếu phẩm khác. Trong vòng nửa giờ sau khi họ quyết định, lệnh sẽ được truyền đến hai chợ hàng hóa chính ở Sài Gòn và Chợ Lớn, và thị trường đô la chợ đen. Đường dây do người Hoa thống trị này có từ thời Pháp thuộc, hồi đó người Pháp cũng hoạt động như vậy thông qua các tay mại bản người Hoa.</p><p></p><p></p><p>Cũng ở dãy phố này, dài theo đường Hàm Nghi, là trung tâm chợ trời chuyên bán đồ Mỹ. Ở đây, tuy thỉnh thoảng lại bị cảnh sát bố ráp, người ta có thể mua bất cứ thứ gì có trong quân tiếp vụ Mỹ và đủ thứ hàng ngoại quốc khác, trong đó có cả máy chụp hình và dàn nghe nhạc của Nhật. Vì cảnh sát năm ngoái bố ráp thường xuyên hơn, nên người ta không bày những món đắt tiền nữa, nhưng bạn có thể mua chúng theo cách nhận hàng mới trả tiền; nghĩa là một phụ nữ Việt ở quầy hàng sẽ hỏi khách muốn mua cái máy ảnh như thế phải không, nếu thực tình muốn mua thì cho địa chỉ và bà ta sẽ tới đó vào sáng hôm sau, mang theo máy ảnh, và ngã giá. Hầu hết hàng hóa là đồ thật-ngoại trừ ượu whisky, vì nó thường bị pha với rượu đế. Mức lãi cho hàng chợ đen thay đổi từ 40% đến 50%, nhưng một số thứ vẫn: rẻ hơn giá bán rong quân tiếp vụ Mỹ nếu tính theo hối suất đô la chợ đen (lúc này khoảng 450 đồng ăn một đô la). Tất cả tùy thuộc vào quy trình cung và cầu và khả năng mặc cả của mỗi người. Một số hàng bán ở đây đã được lấy trộm trên đường chuyển từ cảng về kho quân tiếp vụ, và giá bán thường khá thấp, nhưng cũng có thứ như một thùng bia chẳng hạn, bán giá ba đô la ở quân tiếp vụ nhưng ở chợ đen thì sáu đến tám đô la. Một thùng thuốc lá Mỹ, giá 1,75 đô ở quân tiếp vụ, được bán với giá bốn đô ở chợ trời.</p><p></p><p></p><p>Quanh khu đó có mấy nhà hàng, mỗi nhà có loại khách riêng, và trên đường thu thập thông tin Phạm Xuân Ẩn đã dẫn tôi vào những chỗ đó. Nhà hàng Victory, một nơi rộng rãi trên đường Hàm Nghi, chuyên bán thức ăn Tàu, buổi sáng có không khi rất giống Givral buổi chiều, nhưng không đông khách bằng. Các chính khách, nhà báo và doanh nhân cỡ lớn trao đổi thông tin ở đây mỗi sáng bên ly trà hay chén súp Tàu. Nhà hàng Đô Thành gần đó có vẻ trung lưu hơn, dành cho các viên chức dưới cấp bộ trưởng, các sĩ quan cấp tá và dân ngoại giao dưới cấp đại sứ. Phạm Xuân Ẩn, vốn là nhà báo làm cho Mỹ, nên được người Việt tin cậy, luôn lên lịch ghé năm chỗ như vậy mỗi sáng trước khi đến Givral; và sau bữa trưa, ông đi dự các buổi họp báo của các giới chức Mỹ và Việt rồi trở lại Givral. "Phải lâu lắm mới hình thành được các nguồn tin riêng", ông ta nói. "Ông phải tỏ ra thẳng thắn và thành thật, và ông phải bảo vệ người đưa tin cho mình. Ông cũng phải có ân huệ với họ nữa-kể cho họ nghe những điều họ muốn biết, đãi họ ăn trưa hoặc tối, tặng quà Tết cho họ. Sài Gòn sinh hoạt theo kiểu các giai tầng xã hội như thế. Nếu ông không đủ tư cách gia nhập một giai tầng nào đó, ông sẽ không được đón tiếp ở nhà hàng của họ. Những người ở đây sẽ thản nhiên lơ ông đi. Các nhà báo-nhưng tay giỏi-là những người đưa tin tốt nhất vì họ ở vị trí có thể nghe được nhiều chuyện từ nhiều nguồn. Tất cả giống như một trường học. Ông có thể học hết lớp này để lên lớp khác, tức đi từ giai tầng này sang giai tầng khác, sau khi đã qua được kỳ thi".</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81759, member: 17223"] Mặc cho những biến đổi thời chiến của Sài Gòn, người Việt vẫn là dân tộc gắn chặt với thông lệ, và một trong những thông lệ căn bản của họ là việc chuyển giao, sau khi đã đánh giá cẩn thận, các tin đồn. Từ 1960, khi vụ đảo chánh Diệm lần đầu xảy ra (ngày 11 và 12.1960, do một số sĩ quan tiến hành, và đã thất bại), trung tâm tin đồn đã được gọi là Đài phát thanh Catinat, và chỗ này chết với cái tên đó luôn. Khoảng năm 1972, trụ sở của nó là ở nhà hàng La Pagode, nằm ở phía trên đường Catinat. Sau khi Diệm đổ, hành lang khách sạn Continental trở thành một phần của mạng lưới, nhưng trung tâm chính của nó từ khi Diệm đổ là một tiệm cà phê bánh ngọt nhỏ tên là Givral, nằm đối diện Continental (La Pagode, cách đó một ngã tư, bây giờ là nơi lui tới của "lính kiểng"-những sĩ quan hay hạ sĩ quan có gia đình giàu có đủ để chạy chọt cho họ ở lại Sài Gòn.) Hầu hết những gì người ta nghe được ở Givral đều có giá trị đáng ngờ, vì những người đến đây thường cài thông tin sang cho người khác với mục đích riêng của mình. Trong số các khách hàng có nhưng vị dân biểu hay nghị sĩ (tòa nhà Quốc hội chỉ cách đó 50 mét), công chức, cảnh sát chìm, nhà báo, và doanh nhân. Cũng không hiếm khi gặp một dân biểu đối lập và một nhân viên mật vụ ngồi với nhau và đấu võ mồm. Người ta đến Givral không chỉ để trao đổi thông tin mà còn để chơi trò đối thoại tinh tế mà người Việt chơi giỏi hơn người Mỹ nhiều- thử thách lẫn nhau, nói xỏ nhau, cố chế giễu ai đó và chê bai ai đó. Thỉnh thoảng, những thành viên nội các cũng ghé vào, hoặc những viên chức cao cấp dân sự cũng như quân sự; Tổng thống Thiệu khi còn là sĩ quan quân đội cũng từng ghé đây. Các doanh nhân không chỉ lắng nghe các nhà báo và những người khác mà còn dùng nơi này để thử thách đại lý của mình để biết được sự thật hay khả năng tung tin đồn của họ. Có ba buổi "phát tin" hàng ngày ở Givral-một vào khoảng 10 giờ sáng, một vào giữa giấc chiều, và một vào khoảng từ 5 đến 7 giờ, sau buổi họp báo thường nhật ở Trung tâm báo chí quốc gia, nằm ngay bên kia đường. Giờ phát buổi sáng chủ yếu liên quan đến tin đồn và tường thuật về kinh doanh; hai giờ phát buổi chiều thường là các vấn đề chính trị và quân sự. Nếu Đài phát thanh Catinat là nơi công khai và tập trung nhất cho việc lan truyền thông tin, cả thực lẫn giả, thì còn có những chỗ khác, không xa đó lắm, cũng quan trọng theo kiểu riêng của chúng. Trong nhiều buổi sáng, tôi đã cùng ông bạn Phạm Xuân ẩn, vốn làm việc cho một tạp chí tin tức Mỹ và có lẽ là nhà báo làm việc chăm chỉ và được kính trọng nhất ở đây, đi rảo quanh các điểm đó (ông Ẩn làm cho hãng tin Reuters rồi trở thành phóng viên cho tờ Time. Năm 1975, ông ta ở lại Việt Nam, và sau đó nguồn ta mới biệt ông đã là sĩ quan tình báo của VC từ 1960). Ẩn yêu thú và chim, ông ta nuôi tám con chim, bốn con chó và một con cá, nên đầu tiên ông ta dẫn tôi tới chợ thú kiểng đường Hàm Nghi, gần tòa đại sứ Mỹ cũ. Chợ này trải dài khoảng nửa dãy phố, bán khỉ, cầy hương, thỏ, chuột bạch, mèo rừng, và đủ loại chó, mèo, chim và cá, trong đó có cả chim tu hú Phi châu, bồ câu Pháp và Mozambique, cú mèo, sáo sậu, két, sơn ca, công, và kim tước. Với những người cần vị thuốc cổ truyền thì họ có bán dơi, được coi là có thể chữa bệnh lao bằng cách cắt cổ dơi lấy máu pha rượu để uống. Giáp đường Hàm Nghi là đường Nguyễn Công Trứ, nơi mà mỗi sáng, khoảng 10 giờ, các thương gia người Hoa và các đại lý người Việt gặp nhau ở hai hay ba quán cà phê để cùng quyết định hối suất đồng bạc trên thị trường chợ đen sẽ là bao nhiêu và cũng có thể định giá của gạo, thịt heo và các nhu yếu phẩm khác. Trong vòng nửa giờ sau khi họ quyết định, lệnh sẽ được truyền đến hai chợ hàng hóa chính ở Sài Gòn và Chợ Lớn, và thị trường đô la chợ đen. Đường dây do người Hoa thống trị này có từ thời Pháp thuộc, hồi đó người Pháp cũng hoạt động như vậy thông qua các tay mại bản người Hoa. Cũng ở dãy phố này, dài theo đường Hàm Nghi, là trung tâm chợ trời chuyên bán đồ Mỹ. Ở đây, tuy thỉnh thoảng lại bị cảnh sát bố ráp, người ta có thể mua bất cứ thứ gì có trong quân tiếp vụ Mỹ và đủ thứ hàng ngoại quốc khác, trong đó có cả máy chụp hình và dàn nghe nhạc của Nhật. Vì cảnh sát năm ngoái bố ráp thường xuyên hơn, nên người ta không bày những món đắt tiền nữa, nhưng bạn có thể mua chúng theo cách nhận hàng mới trả tiền; nghĩa là một phụ nữ Việt ở quầy hàng sẽ hỏi khách muốn mua cái máy ảnh như thế phải không, nếu thực tình muốn mua thì cho địa chỉ và bà ta sẽ tới đó vào sáng hôm sau, mang theo máy ảnh, và ngã giá. Hầu hết hàng hóa là đồ thật-ngoại trừ ượu whisky, vì nó thường bị pha với rượu đế. Mức lãi cho hàng chợ đen thay đổi từ 40% đến 50%, nhưng một số thứ vẫn: rẻ hơn giá bán rong quân tiếp vụ Mỹ nếu tính theo hối suất đô la chợ đen (lúc này khoảng 450 đồng ăn một đô la). Tất cả tùy thuộc vào quy trình cung và cầu và khả năng mặc cả của mỗi người. Một số hàng bán ở đây đã được lấy trộm trên đường chuyển từ cảng về kho quân tiếp vụ, và giá bán thường khá thấp, nhưng cũng có thứ như một thùng bia chẳng hạn, bán giá ba đô la ở quân tiếp vụ nhưng ở chợ đen thì sáu đến tám đô la. Một thùng thuốc lá Mỹ, giá 1,75 đô ở quân tiếp vụ, được bán với giá bốn đô ở chợ trời. Quanh khu đó có mấy nhà hàng, mỗi nhà có loại khách riêng, và trên đường thu thập thông tin Phạm Xuân Ẩn đã dẫn tôi vào những chỗ đó. Nhà hàng Victory, một nơi rộng rãi trên đường Hàm Nghi, chuyên bán thức ăn Tàu, buổi sáng có không khi rất giống Givral buổi chiều, nhưng không đông khách bằng. Các chính khách, nhà báo và doanh nhân cỡ lớn trao đổi thông tin ở đây mỗi sáng bên ly trà hay chén súp Tàu. Nhà hàng Đô Thành gần đó có vẻ trung lưu hơn, dành cho các viên chức dưới cấp bộ trưởng, các sĩ quan cấp tá và dân ngoại giao dưới cấp đại sứ. Phạm Xuân Ẩn, vốn là nhà báo làm cho Mỹ, nên được người Việt tin cậy, luôn lên lịch ghé năm chỗ như vậy mỗi sáng trước khi đến Givral; và sau bữa trưa, ông đi dự các buổi họp báo của các giới chức Mỹ và Việt rồi trở lại Givral. "Phải lâu lắm mới hình thành được các nguồn tin riêng", ông ta nói. "Ông phải tỏ ra thẳng thắn và thành thật, và ông phải bảo vệ người đưa tin cho mình. Ông cũng phải có ân huệ với họ nữa-kể cho họ nghe những điều họ muốn biết, đãi họ ăn trưa hoặc tối, tặng quà Tết cho họ. Sài Gòn sinh hoạt theo kiểu các giai tầng xã hội như thế. Nếu ông không đủ tư cách gia nhập một giai tầng nào đó, ông sẽ không được đón tiếp ở nhà hàng của họ. Những người ở đây sẽ thản nhiên lơ ông đi. Các nhà báo-nhưng tay giỏi-là những người đưa tin tốt nhất vì họ ở vị trí có thể nghe được nhiều chuyện từ nhiều nguồn. Tất cả giống như một trường học. Ông có thể học hết lớp này để lên lớp khác, tức đi từ giai tầng này sang giai tầng khác, sau khi đã qua được kỳ thi". [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top