Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81758" data-attributes="member: 17223"><p>Về chuyện phim ảnh, giới trẻ người Việt chia tay với truyền thống dút khoát hơn Chợ Lớn. Cuối năm rồi, một phim Việt Nam tên là Chân Trời Tím lần đầu tiên chiếu cảnh nhân vật nam và nữ chính hôn môi nhau. Tuy rất hiền lành so với nhiều xuất phẩm cùng thời của phương Tây, bộ phim vẫn hàm chứa cái mà người Việt gọi là dấu vết của chủ nghĩa tân hiện thực, kể cả một cảnh chiếu một bộ ngực trần. Cũng có những cảnh các cô gái bán bar, lính đào ngũ, và những phó sản khác của chiến tranh, và cảnh phi công Mỹ lái máy bay dội bom hay thả bom napalm. Bộ phim được thế hệ trẻ khen ngợi nhưng người lớn tuổi hơn thì phê phán gay gắt. Nhưng nó thắng lớn về tiền bán vé. Người Việt rất thích thú với TV; một số gia đình nghèo cũng có TV trong nhà. Có hai kênh, một của Quân đội Mỹ và một của chính phủ Sài Gòn, và kênh của Mỹ cũng rất phổ biến với người Việt, cho dù họ không nghe được lời thoại họ vẫn thường thức được hành động trong những chương trình như “Impossible", "Wild, Wild West," và "Batman." Tiết mục TV Việt Nam được ưa chuộng nhất là cải lương, có thể là một chương trình nhiều kỳ được kể theo hình thức tuồng cổ nhưng câu chuyện có thể là hiện đại; một vở tuồng nọ kể chuyện một thiếu nữ bị buộc phải bỏ nhà và đi bán bar chẳng hạn. Người Mỹ cũng chiếu rất nhiều phim tuyên truyền nhưng, dù trong hay ngoài TV, chẳng làm được gì nhiều để cải thiện đời sống văn hóa ở Sài Gòn. Một ngoại lệ là cuộc trình diễn hồi năm ngoái, với sự tài trợ của khoảng 30 thành viên của Phòng thương mại Mỹ, cho vở nhạc kịch Hansel and Gretel của Đức, cho các thứ. Nó tốn hết 7.000 đô la để tổ chức năm buổi diễn, và bị cộng đồng người Mỹ chỉ trích về số tiền bỏ ra cho một chuyện có vẻ chẳng liên quan gì trong khi số tiền đó có thể dùng để giúp người tị nạn hay trẻ mồ côi thì tốt hơn nhiều.</p><p></p><p></p><p>Ngoài một số ngoại lệ, còn mối liên hệ thường xuyên giữa người Việt và người Mỹ là chỉ ở cấp binh lính, với động cơ chủ yếu là tình dục, hy vọng dẫn tới tình dục, hoặc tốt lắm thì chỉ ở bề mặt. Tuy nhiên, đã có vài ngàn cuộc hôn nhân giữa lính Mỹ và phụ nữ Việt tuy rằng những cuộc hôn nhân như vậy thì cũng khó dàn xếp-khi mà cả hai bán đều có ý đồ của mình. Nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ ngay khi cặp đó về tới Mỹ, người vợ Việt ở đó thường thấy mình hóa ra là người phương Đông duy nhất trong một cộng đồng Mỹ nhỏ bé. Một số người Mỹ cũng nhận trẻ mồ côi chiến tranh làm con nuôi, với sự giúp đỡ của một số tổ chức công cũng như tư được người Mỹ và Âu tài trợ, nhưng số vụ nhận con nuôi này quá nhỏ so với hàng ngàn trẻ mồ côi vốn sẽ phải nương nhờ vào các cơ quan của chính phủ hoặc tiếp tục vô gia cư và bơ vơ.</p><p></p><p></p><p>Một điều khác đã không thay đổi qua bao năm dài chiến tranh là tầm quan trọng của nghề bói toán ở Sài Gòn. Gần như mọi người Việt, cho dù học hành cỡ nào, cũng tin tưởng vào các thày bói toán kiểu này hoặc kiểu khác, và nhờ họ hướng dẫn cho mọi loại quyết định. Tổng thống Thiệu, cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, và tất cả những người tôi quen biết trong giới quyền lực đã chỉ có những quyết định sau khi đã tham khảo một thày bói tin cẩn-và đây có lẽ là một lý do khiến ý kiến của cố vấn Mỹ không được thường xuyên tiếp nhận như nhiều người ở nước Mỹ vẫn tưởng. Ngay cả những người Việt có đầu óc Tây phương nhất, những người thường cười cợt khi thấy bạn bè trông cậy vào bói toán, vẫn bí mật đến gặp thầy bói và bám vào những niềm tin cổ xưa, chẳng hạn như vai trò của người xông đất năm mới. Tôi biết một số người Mỹ đã đến thăm nhà bạn Việt vào ngày cuối năm và đã được lịch sự mời về vào phút cuối cùng của năm cũ bởi vì "một người bạn Việt rất tốt của tôi chốc nữa sẽ đến thăm và nếu anh ở đây thì thật xui xẻo". Những hình thức bói toán phổ biến nhất là tử vi, xem tướng, coi chỉ tay, bói bài, và xem quả cầu pha lê. Trong những năm qua khi một loạt biến cố chẳng lành cứ kế tiếp nhau, việc định thời điểm cho những vụ đảo chánh và âm mưu đảo chánh luôn được quyết định bởi những gì thày bói nói với các tướng lãnh có dính líu. Các bạn tôi-nhà báo, doanh nhân và nhiều nghề khác-vẫn thường nói với tôi vận hạn của họ trong thời điểm nào đó là hên hay xui, và kỳ lạ thay, họ lại thường đúng hơn là sai.</p><p></p><p></p><p>Thuật nghiên cứu số có vai trò quan trọng trong những dự đoán này, và họ đặc biệt chú ý những con số căn bản như ba và năm. Ba là hên, và năm là xui; mồng năm, mười bốn, hăm ba âm lịch luôn bị coi là xui (vì các ngày đó đều các số cộng lại thành năm). Sau cùng, và quan trọng nhất, là chu kỳ 12 năm của âm lịch, và mỗi năm trong chu kỳ 12 năm đó được biểu trưng bằng một con vật, và mỗi con vật lại được coi là hên hay xui đối với mỗi người trong những năm nào đó. Năm 1971 là năm con heo và đến tháng 2.1972, một chu kỳ mới lại bắt đầu với năm con chuột. Mỗi năm, vào ngày Tết, ngôi nhà gia tộc lại được thắp sáng rực để chào đón không chỉ người xông đất mà còn đón cả linh khí mới. Bàn bày đầy thức ăn, hoa được chưng khắp nơi, và lúc bình minh, gia đình đón ông bà bằng bữa ăn đầu tiên của ngày Tết, đợt Tết có thể kéo dài từ bảy đến 10 ngày. Khi xong bữa ăn, mọi người trong nhà mặc đồ đẹp nhất để chào đón bà con, nhất là ông bà. Mỗi đứa bé nhận được một khoản tiền nhỏ trong một phong bì đỏ, và mọi người chủ Việt cũng như ngoại quốc đều được trông đợi sẽ tặng quà Tết cho những người Việt làm công cho họ, ngay cả các quản lý và nhân viên khách sạn-nếu không được cả một tháng lương, thì cũng vài trăm hay vài ngàn đồng tùy theo tầm quan trọng của mối quan hệ.</p><p></p><p></p><p>Vài năm trước, một người bạn Mỹ của tôi đã làm một nghiên cứu về ý nghĩa của bói toán và những hình thức đoán vận mệnh khác và thu được những kết quả thú vị. Địa điểm của mọi ngôi nhà, kể cả dinh Tổng thống (hiện được coi là ở một địa điểm xấu) được coi là hên hay xui tùy theo cách chúng tiếp cận ánh sáng, nước và không gian. Vận mệnh của Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn có vẻ đã chuyển từ tốt sang xấu khi họ dọn từ trụ sở trên đường Hàm Nghi, quay lưng ra sông Sài Gòn và đường Võ Di Nguy, sang trụ sở mới hiện nay trên đường Thống Nhất. Một thày địa lý nổi tiếng đã chỉ ra rằng Tổng thống Thiệu sinh năm Tí, và điều đó có nghĩa là năm 1972 không tốt cho ông ta. Chẳng ai biết người Cộng sản ở Bắc Việt tin những điều này tới mức nào, nhưng chắc chắn những người bạn Bắc Kỳ của tôi ở Sài Gòn đều tin vào tất cả hệ thống này.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81758, member: 17223"] Về chuyện phim ảnh, giới trẻ người Việt chia tay với truyền thống dút khoát hơn Chợ Lớn. Cuối năm rồi, một phim Việt Nam tên là Chân Trời Tím lần đầu tiên chiếu cảnh nhân vật nam và nữ chính hôn môi nhau. Tuy rất hiền lành so với nhiều xuất phẩm cùng thời của phương Tây, bộ phim vẫn hàm chứa cái mà người Việt gọi là dấu vết của chủ nghĩa tân hiện thực, kể cả một cảnh chiếu một bộ ngực trần. Cũng có những cảnh các cô gái bán bar, lính đào ngũ, và những phó sản khác của chiến tranh, và cảnh phi công Mỹ lái máy bay dội bom hay thả bom napalm. Bộ phim được thế hệ trẻ khen ngợi nhưng người lớn tuổi hơn thì phê phán gay gắt. Nhưng nó thắng lớn về tiền bán vé. Người Việt rất thích thú với TV; một số gia đình nghèo cũng có TV trong nhà. Có hai kênh, một của Quân đội Mỹ và một của chính phủ Sài Gòn, và kênh của Mỹ cũng rất phổ biến với người Việt, cho dù họ không nghe được lời thoại họ vẫn thường thức được hành động trong những chương trình như “Impossible", "Wild, Wild West," và "Batman." Tiết mục TV Việt Nam được ưa chuộng nhất là cải lương, có thể là một chương trình nhiều kỳ được kể theo hình thức tuồng cổ nhưng câu chuyện có thể là hiện đại; một vở tuồng nọ kể chuyện một thiếu nữ bị buộc phải bỏ nhà và đi bán bar chẳng hạn. Người Mỹ cũng chiếu rất nhiều phim tuyên truyền nhưng, dù trong hay ngoài TV, chẳng làm được gì nhiều để cải thiện đời sống văn hóa ở Sài Gòn. Một ngoại lệ là cuộc trình diễn hồi năm ngoái, với sự tài trợ của khoảng 30 thành viên của Phòng thương mại Mỹ, cho vở nhạc kịch Hansel and Gretel của Đức, cho các thứ. Nó tốn hết 7.000 đô la để tổ chức năm buổi diễn, và bị cộng đồng người Mỹ chỉ trích về số tiền bỏ ra cho một chuyện có vẻ chẳng liên quan gì trong khi số tiền đó có thể dùng để giúp người tị nạn hay trẻ mồ côi thì tốt hơn nhiều. Ngoài một số ngoại lệ, còn mối liên hệ thường xuyên giữa người Việt và người Mỹ là chỉ ở cấp binh lính, với động cơ chủ yếu là tình dục, hy vọng dẫn tới tình dục, hoặc tốt lắm thì chỉ ở bề mặt. Tuy nhiên, đã có vài ngàn cuộc hôn nhân giữa lính Mỹ và phụ nữ Việt tuy rằng những cuộc hôn nhân như vậy thì cũng khó dàn xếp-khi mà cả hai bán đều có ý đồ của mình. Nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ ngay khi cặp đó về tới Mỹ, người vợ Việt ở đó thường thấy mình hóa ra là người phương Đông duy nhất trong một cộng đồng Mỹ nhỏ bé. Một số người Mỹ cũng nhận trẻ mồ côi chiến tranh làm con nuôi, với sự giúp đỡ của một số tổ chức công cũng như tư được người Mỹ và Âu tài trợ, nhưng số vụ nhận con nuôi này quá nhỏ so với hàng ngàn trẻ mồ côi vốn sẽ phải nương nhờ vào các cơ quan của chính phủ hoặc tiếp tục vô gia cư và bơ vơ. Một điều khác đã không thay đổi qua bao năm dài chiến tranh là tầm quan trọng của nghề bói toán ở Sài Gòn. Gần như mọi người Việt, cho dù học hành cỡ nào, cũng tin tưởng vào các thày bói toán kiểu này hoặc kiểu khác, và nhờ họ hướng dẫn cho mọi loại quyết định. Tổng thống Thiệu, cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, và tất cả những người tôi quen biết trong giới quyền lực đã chỉ có những quyết định sau khi đã tham khảo một thày bói tin cẩn-và đây có lẽ là một lý do khiến ý kiến của cố vấn Mỹ không được thường xuyên tiếp nhận như nhiều người ở nước Mỹ vẫn tưởng. Ngay cả những người Việt có đầu óc Tây phương nhất, những người thường cười cợt khi thấy bạn bè trông cậy vào bói toán, vẫn bí mật đến gặp thầy bói và bám vào những niềm tin cổ xưa, chẳng hạn như vai trò của người xông đất năm mới. Tôi biết một số người Mỹ đã đến thăm nhà bạn Việt vào ngày cuối năm và đã được lịch sự mời về vào phút cuối cùng của năm cũ bởi vì "một người bạn Việt rất tốt của tôi chốc nữa sẽ đến thăm và nếu anh ở đây thì thật xui xẻo". Những hình thức bói toán phổ biến nhất là tử vi, xem tướng, coi chỉ tay, bói bài, và xem quả cầu pha lê. Trong những năm qua khi một loạt biến cố chẳng lành cứ kế tiếp nhau, việc định thời điểm cho những vụ đảo chánh và âm mưu đảo chánh luôn được quyết định bởi những gì thày bói nói với các tướng lãnh có dính líu. Các bạn tôi-nhà báo, doanh nhân và nhiều nghề khác-vẫn thường nói với tôi vận hạn của họ trong thời điểm nào đó là hên hay xui, và kỳ lạ thay, họ lại thường đúng hơn là sai. Thuật nghiên cứu số có vai trò quan trọng trong những dự đoán này, và họ đặc biệt chú ý những con số căn bản như ba và năm. Ba là hên, và năm là xui; mồng năm, mười bốn, hăm ba âm lịch luôn bị coi là xui (vì các ngày đó đều các số cộng lại thành năm). Sau cùng, và quan trọng nhất, là chu kỳ 12 năm của âm lịch, và mỗi năm trong chu kỳ 12 năm đó được biểu trưng bằng một con vật, và mỗi con vật lại được coi là hên hay xui đối với mỗi người trong những năm nào đó. Năm 1971 là năm con heo và đến tháng 2.1972, một chu kỳ mới lại bắt đầu với năm con chuột. Mỗi năm, vào ngày Tết, ngôi nhà gia tộc lại được thắp sáng rực để chào đón không chỉ người xông đất mà còn đón cả linh khí mới. Bàn bày đầy thức ăn, hoa được chưng khắp nơi, và lúc bình minh, gia đình đón ông bà bằng bữa ăn đầu tiên của ngày Tết, đợt Tết có thể kéo dài từ bảy đến 10 ngày. Khi xong bữa ăn, mọi người trong nhà mặc đồ đẹp nhất để chào đón bà con, nhất là ông bà. Mỗi đứa bé nhận được một khoản tiền nhỏ trong một phong bì đỏ, và mọi người chủ Việt cũng như ngoại quốc đều được trông đợi sẽ tặng quà Tết cho những người Việt làm công cho họ, ngay cả các quản lý và nhân viên khách sạn-nếu không được cả một tháng lương, thì cũng vài trăm hay vài ngàn đồng tùy theo tầm quan trọng của mối quan hệ. Vài năm trước, một người bạn Mỹ của tôi đã làm một nghiên cứu về ý nghĩa của bói toán và những hình thức đoán vận mệnh khác và thu được những kết quả thú vị. Địa điểm của mọi ngôi nhà, kể cả dinh Tổng thống (hiện được coi là ở một địa điểm xấu) được coi là hên hay xui tùy theo cách chúng tiếp cận ánh sáng, nước và không gian. Vận mệnh của Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn có vẻ đã chuyển từ tốt sang xấu khi họ dọn từ trụ sở trên đường Hàm Nghi, quay lưng ra sông Sài Gòn và đường Võ Di Nguy, sang trụ sở mới hiện nay trên đường Thống Nhất. Một thày địa lý nổi tiếng đã chỉ ra rằng Tổng thống Thiệu sinh năm Tí, và điều đó có nghĩa là năm 1972 không tốt cho ông ta. Chẳng ai biết người Cộng sản ở Bắc Việt tin những điều này tới mức nào, nhưng chắc chắn những người bạn Bắc Kỳ của tôi ở Sài Gòn đều tin vào tất cả hệ thống này. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top