Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81756" data-attributes="member: 17223"><p>Nhìn một dãy phố lụp xụp tiêu biểu, hay liên tiếp nhiều dãy phố, của Sài Gòn, ta thấy nó có vẻ là kiểu nhà liên kế làm cửa hàng kiêm chỗ ở loại trệt hoặc một lầu, trông cũng sạch sê và ngăn nắp. Tại hầu hết những khu như thế, một đường hẻm nhỏ có thể dẫn từ ngoài đường nhựa vào khu nhà, nhưng rồi nó sẽ thu hẹp thành những con hẻm nhỏ hơn-hẹp đến độ đi một người cũng khó khăn. Nghẹt hai bên những con hẻm chật chội đó là những ngôi nhà tạm bợ vá víu, phần lớn chỉ có một phòng, trong đó sống cả gia đình trung bình gồm sáu hay bảy người. Nước được lấy từ giếng chung, có thể cách nhà tới vài con hẻm, tuy đôi chỗ cũng có ống nước dẫn đến những vòi nước công cộng. Thông thường những nơi đó chẳng có điện và người ta nấu bằng lò than. Về nhà vệ sinh, hầu như luôn có những mương hay rạch sau những dãy nhà như thế. Ban ngày cho đến sẩm tối, những người bán rong, mì, thức ăn nóng, cá tươi, trái cây, cứ đi rảo khắp mê cung đó. Mọi thứ cứ chen chúc với nhau đến nỗi, ngoại trừ đây đó có vài mét vuông sân chung, ánh mặt trời không chiếu xuống tới đất, và cả khu có vẻ như một đường hầm. Trẻ con lãn người lớn đi tới đi lui như những con chuột chũi.</p><p></p><p></p><p>Một người bạn Việt của tôi, Nguyễn Hùng Vượng, làm phụ tá cho tôi tại Việt Nam cả thập niên qua, trong thời gian này đã sống ở một khu hẻm trung lưu hơn, và anh ta đã giúp tôi hiểu cuộc sống ở đó ra sao và nó đã thay đổi thế nào. Nhà của anh ta, cũng nhỏ bé, nằm trong một con hẻm đông đúc dài cỡ 50 mét ở Quận 3, trung tâm Sài Gòn. Khu của anh được gọi là "Bàn Cờ” vì những đường hẻm thường vuông góc với nhau. Khi Vượng thuê được ngôi nhà này-năm 1961 với giá 1.000 đồng một tháng, cộng với 300 tiền đặt cọc và 1.000 khác cho người môi giới-thì con hẻm rộng khoảng sáu mét. Bây giờ nó rộng còn một nửa, vì từ đó tới nay có nhiều nhà được xây lại và lấn ra trái phép. Trái với những khu nghèo hơn của thành phố, khu Bàn Cờ có điện và nước, và một số hẻm, trong đó có hẻm nhà Vượng, đã được tráng nhựa, nên chúng ít khi bị ngập sau những cơn mưa lớn một điều xảy ra thường xuyên ở những khu khác-nhưng để về tới nhà bằng xe hơi anh ta phải chạy lòng vòng qua một hệ thống phức tạp gồm đủ các con hẻm lớn nhỏ. Người Việt có câu "Gần nhà xa ngõ" với hàm ý rằng "nhà tôi ở gần nhà bạn, nhưng ngõ nhà tôi xa ngõ nhà anh".</p><p></p><p></p><p>Mọi cư dân Sài Gòn, trừ người ngoại quốc, phải đi qua một thủ tục trình báo phức tạp khi họ dọn đến nơi ở mới, và họ thường xuyên bị cảnh sát kiểm tra. Mỗi gia đình phải có sổ gia đình, được liên gia trưởng chứng nhận. Sổ này sau đó phải được khóm trưởng, người đứng đầu nhiều dãy phố hay con hẻm, chứng nhận. Rồi phường trưởng phải ký chấp thuật vào sổ. Hệ thống liên gia ở Sài Gòn được chính quyền thành lập từ giữa thập niên 1950 (trước đó Việt Minh cũng dùng hệ thống này, nhưng nguồn gốc của nó có từ hai ngàn năm trước ở Trung Quốc; tài liệu ghi là do một tể tướng đời Đông Chu. Khi vị tể tướng bị thất sủng và cố đi trốn, ông ta đã bị chính hệ thống của mình phát hiện và sau đó bị xử tử). (Nhân vật này là Vệ Uống, tức Thương Uống, tể tướng nước Tần). Có 16 gia đình trong hẻm nhà Vượng và họ làm thành một liên gia-nó hơi lớn vì một liên gia trung bình chỉ có năm hay sáu gia đình. Tuy liên gia trưởng không có lương, nhưng địa vị đó có thể giúp ông ta kiếm được tiền nhờ những ân huệ ông ta có thể cho người khác. Trong khu của Vượng, một tiểu thương mù chữ đã nhận làm liên gia trưởng trong nhiều năm; từ từ ông ta giàu lên, và chuyển từ một ngôi nhà không có giường sang một trong những ngôi nhà đẹp nhất khu Bàn Cờ, nơi ông ta mở quán ăn. Vượng đoán rằng ông ta, giống như nhiều viên chức nhỏ khác, cũng dính vào những hoạt động như buôn lậu chứa gái, mua bán đồ trộm cắp, hoặc ghi số đề.</p><p></p><p></p><p>Trong 10 năm mà Vượng sống ở Bàn Cờ, nó đã gia tăng không chỉ về dân số và kích cỡ. Hiện trong khu đã có vài tòa nhà bốn-hay năm tầng, và một căn nhà gần chỗ Vượng có giá 80.000 đồng hồi 1961 nay đã trị giá hai triệu, trong khi những ngôi nhà cao tầng được bán tới 15 hay 20 triệu. Các tiệm thuốc, vốn đã rất nhiều tại Sài Gòn, nay còn tăng vọt ở Bàn Cờ cũng như những nơi khác, theo tốc độ các dược sĩ cho thuê hoặc bán quyền sử dụng văn bằng của họ cho những chủ nhà thuốc, những người này chỉ bán thuốc đóng gói sẵn-hoặc đôi khi bán cả ma túy. Những nhà hàng, quán rượu hay những quán nhậu bình thường cũng sinh sôi, mặc dù số người Mỹ ở đây đang giảm. Với sự du nhập thời trang Tây phương, nhất là váy mini, các tiệm may quần áo đã làm ăn phát đạt ở các con hẻm cũng như đường phố Bàn Cờ. Tiệm hót tóc cũng phát triển vì đó là những trung tâm tán gẫu và tin đồn, và cảnh sát cũng như băng nhóm tội phạm còn dùng một số tiệm như vậy để thu nhặt hay chuyển giao thông tin, hoặc dùng như điểm hẹn cho Việt Cộng. Những tiệm hớt tóc cũng có sẵn nhiều báo chí; hầu hết người trong hẻm của Vượng và các hẻm khác không mua báo hay tạp chí mà thuê đọc vài giờ ở tiệm hớt tóc hay sạp báo. Hẻm của Vượng được may mắn là có một trường học, một bệnh viện và một đồn cảnh sát gần bên-tuy rằng đồn cảnh sát thì vừa là phúc vừa là họa, vì nó cũng là mục tiêu tấn công của VC. Khi Ngoại trưởng Mỹ William Roger sang đây mùa xuân 1969, một toán VC đã bị phát hiện trong một trường học chuẩn bị bắn súng cối 60 ly vào các vị trí ở trung tâm Sài Gòn rồi tấn công đồn cảnh sát bằng lựu đạn. Năm trước, trong đợt Tết Mậu Thân, có đánh nhau cách ngõ hẻm nhà Vượng vài trăm mét, và một số hàng xóm của anh phải di tản. Một trong những biểu hiện đáng chú ý khác của Sài Gòn là tình hàng xóm của những người sống chung ngõ. Khi có tang ma chẳng hạn, ngay cả những người hàng xóm không thân thiết gì cũng góp tiền cho tang gia và tụ họp lại chia buồn và nói chuyện về sinh hoạt trong ngõ cũng như của cả thành phố, điều này đã là một phần thường nhật trong cuộc sống của họ và ở nhiều mặt nó đã bị mất dần.</p><p></p><p></p><p>Một con ngõ trung lưu như của Vượng cũng may mắn ở chỗ ít có lính đào ngũ, ma cô, cao bồi, du đãng con, và những phần tử gây rối khác thường gặp ở các khu hẻm nghèo hơn. Về bản chất, người Việt có xu hướng gắn bó với nhóm thu hẹp của mình, và đôi khi cũng ưa làm cao nữa; thói này tiêm nhiễm vào họ, và ở miền Nam, người Pháp còn đặc biệt khuyến khích nó nữa. Người Việt cũng có tư tưởng bài ngoại. Ví dụ, Vượng, một người có học và là trí thức, từng nhận xét với tôi, "Cũng may là dù chỗ tôi sống chật chội đông dân, nhưng lại không có người ngoại quốc-tôi muốn nói người Mỹ, Đại Hàn, Philippine, Thái, vân vân. Người Hoa thì được. Họ đã hòa nhập vào lối sống Việt Nam. Nhưng với người Việt chúng tôi những người ngoại quốc thật là phiền-nhất là Đại Hàn, Philippine và Thái Lan, bởi vì họ chỉ lo cho an ninh của họ và lo kiếm tiền. Chính người Mỹ đã mang họ tới đây. Lính châu Phi mà người Pháp mang qua đây còn gây rối cho chúng tôi ít hơn".</p><p></p><p></p><p>Tuy Vượng không muốn bị người ngoại quốc quấy rầy, nhưng Sài Gòn có lẽ chẳng bao giờ trở lại là một thành phố có bản sắc quốc gia riêng biệt như thời còn người Pháp. Với sự xuất hiện của người Mỹ, ít có chỗ nào không bị ảnh hưởng về xã hội, dân số cũng như tâm lý ảnh hưởng của những biến đổi do chiến tranh chắc sẽ lâu dài, bất kể có gì xảy ra về chính trị, và ngay cả trường hợp Cộng sản chiến thắng. Một giáo sư Pháp lai Việt về các vấn đề đô thị tại Đại học Sài Gòn gần đây có nhận xét với tôi, "Tất yếu sẽ có sự san bằng giai cấp, và ảnh hưởng Tây phương sẽ còn lại. Sẽ có sự hòa nhập kéo dài của các thành phần khác nhau-một sự tiếp xúc mà, dù tốt hay xấu cũng sẽ còn mãi. Vấn đề không chỉ là chuyện các ảnh hưởng nước ngoài mà còn là chuyện những gì đã xảy ra cho chính người Việt. Những hình ảnh truyền thống đã thay đồi. Công chức bây giờ sống gần với những tài xế tai hay xích lô vốn kiếm được tiền gấp ba bốn lần họ. Bây giờ có thể không có tiếp xúc thực sự giữa hai bên, nhưng với thời gian thì điều đó không tránh được. Một nhà đòn giàu có-giới nhà đòn đã giàu lên trong cuộc chiến kinh khủng này-có thể xây một căn nhà năm tầng từ căn nhà trệt mà ông ta từng sống. Hiện nay, ông ta có thể chẳng có liên kết gì với những người nghèo sống cạnh ông ta trong hẻm, nhưng sớm muộn gỉ rồi ông ta cũng sẽ có. Nhưng người giàu vẫn là giàu, người nghèo vẫn nghèo, tuy họ sống cạnh nhau, và những ngôi nhà cao sẽ phủ bóng lên những căn nhà lụp sụp. Chúng ta không biết bao nhiêu người giữ được giàu mãi, hay ảnh hưởng sẽ là gì, ví dụ, những doanh nhân Nhật mới sang đây, dù họ cũng là người Đông phương, nhưng lại có lối sống Tây phương ở nhiều mặt. Có thể sẽ xuất hiện lớp trung lưu hoàn toàn mới, hoặc có thể chẳng có lớp trung lưu nào cả-chỉ có những người giàu và người nghèo". </p><p>__________________</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81756, member: 17223"] Nhìn một dãy phố lụp xụp tiêu biểu, hay liên tiếp nhiều dãy phố, của Sài Gòn, ta thấy nó có vẻ là kiểu nhà liên kế làm cửa hàng kiêm chỗ ở loại trệt hoặc một lầu, trông cũng sạch sê và ngăn nắp. Tại hầu hết những khu như thế, một đường hẻm nhỏ có thể dẫn từ ngoài đường nhựa vào khu nhà, nhưng rồi nó sẽ thu hẹp thành những con hẻm nhỏ hơn-hẹp đến độ đi một người cũng khó khăn. Nghẹt hai bên những con hẻm chật chội đó là những ngôi nhà tạm bợ vá víu, phần lớn chỉ có một phòng, trong đó sống cả gia đình trung bình gồm sáu hay bảy người. Nước được lấy từ giếng chung, có thể cách nhà tới vài con hẻm, tuy đôi chỗ cũng có ống nước dẫn đến những vòi nước công cộng. Thông thường những nơi đó chẳng có điện và người ta nấu bằng lò than. Về nhà vệ sinh, hầu như luôn có những mương hay rạch sau những dãy nhà như thế. Ban ngày cho đến sẩm tối, những người bán rong, mì, thức ăn nóng, cá tươi, trái cây, cứ đi rảo khắp mê cung đó. Mọi thứ cứ chen chúc với nhau đến nỗi, ngoại trừ đây đó có vài mét vuông sân chung, ánh mặt trời không chiếu xuống tới đất, và cả khu có vẻ như một đường hầm. Trẻ con lãn người lớn đi tới đi lui như những con chuột chũi. Một người bạn Việt của tôi, Nguyễn Hùng Vượng, làm phụ tá cho tôi tại Việt Nam cả thập niên qua, trong thời gian này đã sống ở một khu hẻm trung lưu hơn, và anh ta đã giúp tôi hiểu cuộc sống ở đó ra sao và nó đã thay đổi thế nào. Nhà của anh ta, cũng nhỏ bé, nằm trong một con hẻm đông đúc dài cỡ 50 mét ở Quận 3, trung tâm Sài Gòn. Khu của anh được gọi là "Bàn Cờ” vì những đường hẻm thường vuông góc với nhau. Khi Vượng thuê được ngôi nhà này-năm 1961 với giá 1.000 đồng một tháng, cộng với 300 tiền đặt cọc và 1.000 khác cho người môi giới-thì con hẻm rộng khoảng sáu mét. Bây giờ nó rộng còn một nửa, vì từ đó tới nay có nhiều nhà được xây lại và lấn ra trái phép. Trái với những khu nghèo hơn của thành phố, khu Bàn Cờ có điện và nước, và một số hẻm, trong đó có hẻm nhà Vượng, đã được tráng nhựa, nên chúng ít khi bị ngập sau những cơn mưa lớn một điều xảy ra thường xuyên ở những khu khác-nhưng để về tới nhà bằng xe hơi anh ta phải chạy lòng vòng qua một hệ thống phức tạp gồm đủ các con hẻm lớn nhỏ. Người Việt có câu "Gần nhà xa ngõ" với hàm ý rằng "nhà tôi ở gần nhà bạn, nhưng ngõ nhà tôi xa ngõ nhà anh". Mọi cư dân Sài Gòn, trừ người ngoại quốc, phải đi qua một thủ tục trình báo phức tạp khi họ dọn đến nơi ở mới, và họ thường xuyên bị cảnh sát kiểm tra. Mỗi gia đình phải có sổ gia đình, được liên gia trưởng chứng nhận. Sổ này sau đó phải được khóm trưởng, người đứng đầu nhiều dãy phố hay con hẻm, chứng nhận. Rồi phường trưởng phải ký chấp thuật vào sổ. Hệ thống liên gia ở Sài Gòn được chính quyền thành lập từ giữa thập niên 1950 (trước đó Việt Minh cũng dùng hệ thống này, nhưng nguồn gốc của nó có từ hai ngàn năm trước ở Trung Quốc; tài liệu ghi là do một tể tướng đời Đông Chu. Khi vị tể tướng bị thất sủng và cố đi trốn, ông ta đã bị chính hệ thống của mình phát hiện và sau đó bị xử tử). (Nhân vật này là Vệ Uống, tức Thương Uống, tể tướng nước Tần). Có 16 gia đình trong hẻm nhà Vượng và họ làm thành một liên gia-nó hơi lớn vì một liên gia trung bình chỉ có năm hay sáu gia đình. Tuy liên gia trưởng không có lương, nhưng địa vị đó có thể giúp ông ta kiếm được tiền nhờ những ân huệ ông ta có thể cho người khác. Trong khu của Vượng, một tiểu thương mù chữ đã nhận làm liên gia trưởng trong nhiều năm; từ từ ông ta giàu lên, và chuyển từ một ngôi nhà không có giường sang một trong những ngôi nhà đẹp nhất khu Bàn Cờ, nơi ông ta mở quán ăn. Vượng đoán rằng ông ta, giống như nhiều viên chức nhỏ khác, cũng dính vào những hoạt động như buôn lậu chứa gái, mua bán đồ trộm cắp, hoặc ghi số đề. Trong 10 năm mà Vượng sống ở Bàn Cờ, nó đã gia tăng không chỉ về dân số và kích cỡ. Hiện trong khu đã có vài tòa nhà bốn-hay năm tầng, và một căn nhà gần chỗ Vượng có giá 80.000 đồng hồi 1961 nay đã trị giá hai triệu, trong khi những ngôi nhà cao tầng được bán tới 15 hay 20 triệu. Các tiệm thuốc, vốn đã rất nhiều tại Sài Gòn, nay còn tăng vọt ở Bàn Cờ cũng như những nơi khác, theo tốc độ các dược sĩ cho thuê hoặc bán quyền sử dụng văn bằng của họ cho những chủ nhà thuốc, những người này chỉ bán thuốc đóng gói sẵn-hoặc đôi khi bán cả ma túy. Những nhà hàng, quán rượu hay những quán nhậu bình thường cũng sinh sôi, mặc dù số người Mỹ ở đây đang giảm. Với sự du nhập thời trang Tây phương, nhất là váy mini, các tiệm may quần áo đã làm ăn phát đạt ở các con hẻm cũng như đường phố Bàn Cờ. Tiệm hót tóc cũng phát triển vì đó là những trung tâm tán gẫu và tin đồn, và cảnh sát cũng như băng nhóm tội phạm còn dùng một số tiệm như vậy để thu nhặt hay chuyển giao thông tin, hoặc dùng như điểm hẹn cho Việt Cộng. Những tiệm hớt tóc cũng có sẵn nhiều báo chí; hầu hết người trong hẻm của Vượng và các hẻm khác không mua báo hay tạp chí mà thuê đọc vài giờ ở tiệm hớt tóc hay sạp báo. Hẻm của Vượng được may mắn là có một trường học, một bệnh viện và một đồn cảnh sát gần bên-tuy rằng đồn cảnh sát thì vừa là phúc vừa là họa, vì nó cũng là mục tiêu tấn công của VC. Khi Ngoại trưởng Mỹ William Roger sang đây mùa xuân 1969, một toán VC đã bị phát hiện trong một trường học chuẩn bị bắn súng cối 60 ly vào các vị trí ở trung tâm Sài Gòn rồi tấn công đồn cảnh sát bằng lựu đạn. Năm trước, trong đợt Tết Mậu Thân, có đánh nhau cách ngõ hẻm nhà Vượng vài trăm mét, và một số hàng xóm của anh phải di tản. Một trong những biểu hiện đáng chú ý khác của Sài Gòn là tình hàng xóm của những người sống chung ngõ. Khi có tang ma chẳng hạn, ngay cả những người hàng xóm không thân thiết gì cũng góp tiền cho tang gia và tụ họp lại chia buồn và nói chuyện về sinh hoạt trong ngõ cũng như của cả thành phố, điều này đã là một phần thường nhật trong cuộc sống của họ và ở nhiều mặt nó đã bị mất dần. Một con ngõ trung lưu như của Vượng cũng may mắn ở chỗ ít có lính đào ngũ, ma cô, cao bồi, du đãng con, và những phần tử gây rối khác thường gặp ở các khu hẻm nghèo hơn. Về bản chất, người Việt có xu hướng gắn bó với nhóm thu hẹp của mình, và đôi khi cũng ưa làm cao nữa; thói này tiêm nhiễm vào họ, và ở miền Nam, người Pháp còn đặc biệt khuyến khích nó nữa. Người Việt cũng có tư tưởng bài ngoại. Ví dụ, Vượng, một người có học và là trí thức, từng nhận xét với tôi, "Cũng may là dù chỗ tôi sống chật chội đông dân, nhưng lại không có người ngoại quốc-tôi muốn nói người Mỹ, Đại Hàn, Philippine, Thái, vân vân. Người Hoa thì được. Họ đã hòa nhập vào lối sống Việt Nam. Nhưng với người Việt chúng tôi những người ngoại quốc thật là phiền-nhất là Đại Hàn, Philippine và Thái Lan, bởi vì họ chỉ lo cho an ninh của họ và lo kiếm tiền. Chính người Mỹ đã mang họ tới đây. Lính châu Phi mà người Pháp mang qua đây còn gây rối cho chúng tôi ít hơn". Tuy Vượng không muốn bị người ngoại quốc quấy rầy, nhưng Sài Gòn có lẽ chẳng bao giờ trở lại là một thành phố có bản sắc quốc gia riêng biệt như thời còn người Pháp. Với sự xuất hiện của người Mỹ, ít có chỗ nào không bị ảnh hưởng về xã hội, dân số cũng như tâm lý ảnh hưởng của những biến đổi do chiến tranh chắc sẽ lâu dài, bất kể có gì xảy ra về chính trị, và ngay cả trường hợp Cộng sản chiến thắng. Một giáo sư Pháp lai Việt về các vấn đề đô thị tại Đại học Sài Gòn gần đây có nhận xét với tôi, "Tất yếu sẽ có sự san bằng giai cấp, và ảnh hưởng Tây phương sẽ còn lại. Sẽ có sự hòa nhập kéo dài của các thành phần khác nhau-một sự tiếp xúc mà, dù tốt hay xấu cũng sẽ còn mãi. Vấn đề không chỉ là chuyện các ảnh hưởng nước ngoài mà còn là chuyện những gì đã xảy ra cho chính người Việt. Những hình ảnh truyền thống đã thay đồi. Công chức bây giờ sống gần với những tài xế tai hay xích lô vốn kiếm được tiền gấp ba bốn lần họ. Bây giờ có thể không có tiếp xúc thực sự giữa hai bên, nhưng với thời gian thì điều đó không tránh được. Một nhà đòn giàu có-giới nhà đòn đã giàu lên trong cuộc chiến kinh khủng này-có thể xây một căn nhà năm tầng từ căn nhà trệt mà ông ta từng sống. Hiện nay, ông ta có thể chẳng có liên kết gì với những người nghèo sống cạnh ông ta trong hẻm, nhưng sớm muộn gỉ rồi ông ta cũng sẽ có. Nhưng người giàu vẫn là giàu, người nghèo vẫn nghèo, tuy họ sống cạnh nhau, và những ngôi nhà cao sẽ phủ bóng lên những căn nhà lụp sụp. Chúng ta không biết bao nhiêu người giữ được giàu mãi, hay ảnh hưởng sẽ là gì, ví dụ, những doanh nhân Nhật mới sang đây, dù họ cũng là người Đông phương, nhưng lại có lối sống Tây phương ở nhiều mặt. Có thể sẽ xuất hiện lớp trung lưu hoàn toàn mới, hoặc có thể chẳng có lớp trung lưu nào cả-chỉ có những người giàu và người nghèo". __________________ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top