Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81755" data-attributes="member: 17223"><p>Sau khi Pháp thua trận năm 1954, có một cuộc di cư của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Ảnh hưởng của những người Bắc này, chủ yếu theo đạo Công giáo, đối với dân Sài Gòn và các tỉnh khác kéo dài khá lâu. Ban đầu, Diệm chủ trương bố trí phần lớn dân di cư thành một vành đai bao quanh Sài Gòn, với hy vọng rằng họ sẽ thành bức màn ngăn chặn Việt Minh, nhưng phần lớn dân di cư lại muốn vào Sài Gòn. Họ đã vào Nam với rất ít tiền bạc và của cải, nên họ phải cạnh tranh kiếm sống, và nơi cạnh tranh tốt nhất là trong thành phố. Nhiều người trong bọn họ là trí thức hay có nghề chuyên môn cảm thấy lạc lõng trong một thành phố miền Nam nặng về thương mại, và cảm giác cô lập của họ còn sâu đậm hơn vì bất ổn và bạo động trong giai đoạn Diệm đấu tranh giành quyền kiểm soát Sài Gòn, rồi sau đó là do chính Diệm, vốn xuất thân từ miền Trung, có xu hướng trông cậy vào một nhóm người thân tín và người miền Nam mà ông ta thấy có thể tin cậy. Trong bối cảnh âm mưu chính trị ở miền Nam, những người Bắc Kỳ có vẻ hợp lý và cứng cỏi tinh thần hơn, trong khi người miền Nam ít tự tin, ít thủ đoạn và kém tinh tế hơn. Tuy nhiên, sau cùng, hai cộng đồng này bắt đầu hòa nhập, và tiến trình này vừa nhẹ nhàng vừa hữu ích. Ở nhiều mặt, chính người miền Nam đã chịu ảnh hưởng của người Bắc, hay nói cách khác, lối sống của người miền Nam được hấp thụ vào bộ khung của người Bắc. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, tờ báo ở Sài Gòn là do người Bắc thực hiện, họ khiến những tờ báo ấy mạnh mẽ về chính trị và cũng bao quát hơn. Người Bắc thường có lý luận hơn và có ảnh hưởng mạnh trong văn học và thơ ca mà với điều này, có khi người miền Nam phản ứng lại bằng cách thích nghi với thay đổi văn hóa này hoặc tung ra hàng loạt những tác phẩm đời thường hơn. Tiểu thuyết phiêu lưu và diễm tình bắt đầu xuất hiện dài kỳ trên báo chí, trong tiệm sách hay quầy bán báo lề đường, và ở đây cũng vậy, chuyện kiếm tiền thì quan trọng hơn chất lượng.</p><p></p><p></p><p>Về hoạt động kinh doanh nói chung, với ảnh hưởng của người Pháp suy thoái dần (tuy không hề mất hẳn, vì người Pháp vẫn giữ được quyền lợi trong các đồn điền cao su, ngành vận tải biển và thương mại) người Nam và người Bắc cạnh tranh giành lấy những hoạt động từng do người Pháp và Hoa thống trị. Vì người Bắc cạnh tranh giỏi hơn nên họ thường thắng, nhưng cuộc cạnh tranh thì lành mạnh và góp phần nâng cao tinh thần và sinh khí của thành phố. Người Bắc cũng giúp người Nam làm quen với trang phục lịch lãm và những phong cách cẩn thận và chu đáo hơn, qua đó làm tăng sự đa dạng và sôi nổi trong đời sống thành phố. Qua thời gian, chế độ Diệm, nhất là khi nó bị vợ chồng Ngô Đình Nhu khống chế, đã trở nên ngày càng độc tài hơn. Cuộc sống ở Sài Gòn ngày càng căng thẳng. Người Nam dần trở nên khép kín, trong khi người Bắc dè chừng hơn. Lúc tôi trở lại đây năm 1962, sau khi vắng mặt vài năm, sự chống đối chế độ Diệm có thể cảm thấy được trong bầu không khí, và rõ ràng chuyện nó bùng nổ công khai chỉ còn là vấn đề thời gian. Những người chống đối Diệm không gặp khó khăn gì trong việc tổ chức những cuộc họp mật, trong những phòng kín của nhà riêng hay những tiệm ăn nhỏ. Sau cùng, khi cuộc chống đối bùng ra, vào tháng 11.1963, Diệm và Nhu bị lật đổ với sự giúp sức của người Mỹ, Sài Gòn có vẻ như thở ra được một hơi nhẹ nhõm.</p><p></p><p></p><p>Sài Gòn bây giờ chính thức là một trong 11 thành phố tự trị của Nam Việt Nam-tức là thành phố độc lập đối với chính quyền cấp tỉnh-nhưng đô trưởng Sài Gòn Đỗ Kiến Nhiễu lại chịu trách nhiệm về mặt quân sự với tướng Trần Văn Minh, vì ông này không những là tư lệnh biệt khu thủ đô mà còn là tư lệnh Vùng 3 chiến thuật vốn bao gồm Sài Gòn và nhiều tỉnh lận cận ở phía bắc, đông bắc và tây bắc nữa. Tuy nhiên, sau cùng Nguyễn Văn Thiệu mới là người cai trị Sài Gòn thông qua một nhóm thân cận được tổ chức chặt chẽ họ nắm lực lượng an ninh khắp thành phố và quyết định mọi vấn đề chính sách, ví dụ như khối Phật tử và sinh viên trong thời điểm nào đó sẽ được tự do hội họp và ngôn luận tới mức nào. Bất cứ khi nào có một vụ đàn áp biểu tinh, hoặc bố ráp sinh viên hay các phần tử bất mãn, hoặc có bắt giữ một thủ lãnh phe đối lập thì người ta có thể biết chắc mệnh lệnh cho những chuyện đó xuất phát trực tiếp từ dinh tổng thống.</p><p></p><p></p><p>Mọi vấn đề phức tạp và xung đột bạo động ảnh hưởng đến thành phố đầu khó giải quyết hơn vì tình trạng dân số tăng. Đến 1963, dân số đô thành Sài Gòn đã lên tới 2,2 triệu và từ đó mỗi năm mỗi tăng vọt do dòng người từ nông thôn chạy về tị nạn. Từ 1965, có khoảng 3,5 triệu người đã trở thành đần tị nạn, và hai triệu trong số đó đã chạy về các thành phố. Trong dân số Nam Việt Nam, khoảng 19 triệu, thì có đến một nửa đã trở thành thị dân, trong khi trước chiến tranh có đến 80% dân sống ở nông thôn. Các đánh giá cho rằng khoảng một phần ba dân số thành thị sẽ trở về sống ở nông thôn sau chiến tranh; số còn lại sẽ có xu hướng ở lại, cho dù đời sống ở đó khó khăn hơn, vì ở đó có nhiều cơ hội việc làm và nhịp sống sôi nổi hơn so với nông thôn. Mật độ dân số Sài Gòn là khoảng 50.000 trên một cây số vuông, nhưng có những khu phố có đến 2.000 dân trên 20.000 mét vuông. Một viên chức Mỹ từng làm cố vấn về các vấn đề đô thị trong vài năm đã đánh giá rằng 10% dân số thành phố sống sung túc, 40% thuộc giai cấp trung lưu lớp dưới sống vừa đủ ăn và 50% sống nghèo khổ. So với Calcutta và một số thành phố khác của Ấn, Sài Gòn có lẽ không nghèo lắm, nhưng rõ ràng chiến tranh đã tạo nên một tình hình nghiêm trọng mà người ta không làm được bao nhiêu chuyện để cải thiện. Trong một số dịp, tôi được ngôi trực thăng bay chỉ cao hơn nóc nhà lượn khấp thành phố và quan sát những khu nhà ổ chuột ngày càng tăng ở hầu hết các quận. Từ trên cao người ta cũng nhìn thấy dấu vết tàn phá của chiến tranh... Vài ngàn khu nhà tái định cư đã được xây cất, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố, nhưng cũng chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu nhà ở của cựu quân nhân, chứ đừng nói tới nhà giá rẻ cho công chức và dân thường bị mất nhà. Khi thành phố mở rộng, số quận đã tăng từ năm lên 16 trong vòng 20 năm qua, lấn ra nhiều khu vực lớn của tỉnh Gia Định. Sài Gòn, trong chương trình gia cư đô thị của nó, chưa thấy được những cách sử dụng nhà cao tầng, như Singapore chẳng hạn, đã làm được-"cao" ở đây chỉ có nghĩa là bốn hoặc năm tầng. Dĩ nhiên, cũng có một ít khách sạn Sài Gòn cao tới 10 hay 11 tầng, và một số cao ốc văn phòng cũng lên tới tám tầng. Nhưng nhìn chung thành phố này bằng phẳng và lốm đốm-nhà một hay hai tầng chiếm trọn mọi khoảng trống. Hai phần ba dân số vẫn sống trong những nơi thiếu cả tiện nghi tối thiểu, kể cả nước sạch, thứ mà họ phải lấy từ những cái giếng gần đó. Những ngôi nhà ổ chuột đó, thường làm bằng lá, đất, tôn, và những tấm thiếc do Mỹ viện trợ, và được chính quyền xếp vào loại nhà bất hợp pháp, và trong những cuộc biểu tình của sinh viên và cựu quân nhân trong hai năm qua, cảnh sát đã giật sập một số nhà loại đó. Tuy nhiên, nhìn chung, do thiếu một chương trình xây dựng chặt chẽ và một trình tự ổn định để trợ giúp khối dân chúng bị bần cùng hóa, nên cảnh sát cũng như các viên chức khác đã bỏ qua vấn đề nhà ổ chuột khi họ chẳng bóp nặn được tiền bạc gì ở những người dân đó.</p><p></p><p></p><p>Thành phố có tổng cộng 11 bệnh viện công, với chưa tới 5.000 giường, và 39 trạm xá, và đã có những trận dịch tả vào năm 1964 và 1966; chính nhờ một chương trình chủng ngừa rộng rãi, chủ yếu là ngừa dịch tả, mà điều kiện y tế không trở nên tồi tệ hơn, nhưng dịch tả và dịch hạch vẫn còn là những mối đe dọa. Để thu gom khoảng 85.000 tấn rác mỗi tháng, thành phố chỉ có 130 xe rác loại mới. Tuy những phương tiện này đã cải thiện tình hình vệ sinh, nhất là ở những khu trung lưu, nhưng mọi chuyện vẫn còn rất tệ ở những khu nghèo hơn, nơi chẳng có đường xá cho xe hoạt động.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81755, member: 17223"] Sau khi Pháp thua trận năm 1954, có một cuộc di cư của gần một triệu người từ Bắc vào Nam. Ảnh hưởng của những người Bắc này, chủ yếu theo đạo Công giáo, đối với dân Sài Gòn và các tỉnh khác kéo dài khá lâu. Ban đầu, Diệm chủ trương bố trí phần lớn dân di cư thành một vành đai bao quanh Sài Gòn, với hy vọng rằng họ sẽ thành bức màn ngăn chặn Việt Minh, nhưng phần lớn dân di cư lại muốn vào Sài Gòn. Họ đã vào Nam với rất ít tiền bạc và của cải, nên họ phải cạnh tranh kiếm sống, và nơi cạnh tranh tốt nhất là trong thành phố. Nhiều người trong bọn họ là trí thức hay có nghề chuyên môn cảm thấy lạc lõng trong một thành phố miền Nam nặng về thương mại, và cảm giác cô lập của họ còn sâu đậm hơn vì bất ổn và bạo động trong giai đoạn Diệm đấu tranh giành quyền kiểm soát Sài Gòn, rồi sau đó là do chính Diệm, vốn xuất thân từ miền Trung, có xu hướng trông cậy vào một nhóm người thân tín và người miền Nam mà ông ta thấy có thể tin cậy. Trong bối cảnh âm mưu chính trị ở miền Nam, những người Bắc Kỳ có vẻ hợp lý và cứng cỏi tinh thần hơn, trong khi người miền Nam ít tự tin, ít thủ đoạn và kém tinh tế hơn. Tuy nhiên, sau cùng, hai cộng đồng này bắt đầu hòa nhập, và tiến trình này vừa nhẹ nhàng vừa hữu ích. Ở nhiều mặt, chính người miền Nam đã chịu ảnh hưởng của người Bắc, hay nói cách khác, lối sống của người miền Nam được hấp thụ vào bộ khung của người Bắc. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, tờ báo ở Sài Gòn là do người Bắc thực hiện, họ khiến những tờ báo ấy mạnh mẽ về chính trị và cũng bao quát hơn. Người Bắc thường có lý luận hơn và có ảnh hưởng mạnh trong văn học và thơ ca mà với điều này, có khi người miền Nam phản ứng lại bằng cách thích nghi với thay đổi văn hóa này hoặc tung ra hàng loạt những tác phẩm đời thường hơn. Tiểu thuyết phiêu lưu và diễm tình bắt đầu xuất hiện dài kỳ trên báo chí, trong tiệm sách hay quầy bán báo lề đường, và ở đây cũng vậy, chuyện kiếm tiền thì quan trọng hơn chất lượng. Về hoạt động kinh doanh nói chung, với ảnh hưởng của người Pháp suy thoái dần (tuy không hề mất hẳn, vì người Pháp vẫn giữ được quyền lợi trong các đồn điền cao su, ngành vận tải biển và thương mại) người Nam và người Bắc cạnh tranh giành lấy những hoạt động từng do người Pháp và Hoa thống trị. Vì người Bắc cạnh tranh giỏi hơn nên họ thường thắng, nhưng cuộc cạnh tranh thì lành mạnh và góp phần nâng cao tinh thần và sinh khí của thành phố. Người Bắc cũng giúp người Nam làm quen với trang phục lịch lãm và những phong cách cẩn thận và chu đáo hơn, qua đó làm tăng sự đa dạng và sôi nổi trong đời sống thành phố. Qua thời gian, chế độ Diệm, nhất là khi nó bị vợ chồng Ngô Đình Nhu khống chế, đã trở nên ngày càng độc tài hơn. Cuộc sống ở Sài Gòn ngày càng căng thẳng. Người Nam dần trở nên khép kín, trong khi người Bắc dè chừng hơn. Lúc tôi trở lại đây năm 1962, sau khi vắng mặt vài năm, sự chống đối chế độ Diệm có thể cảm thấy được trong bầu không khí, và rõ ràng chuyện nó bùng nổ công khai chỉ còn là vấn đề thời gian. Những người chống đối Diệm không gặp khó khăn gì trong việc tổ chức những cuộc họp mật, trong những phòng kín của nhà riêng hay những tiệm ăn nhỏ. Sau cùng, khi cuộc chống đối bùng ra, vào tháng 11.1963, Diệm và Nhu bị lật đổ với sự giúp sức của người Mỹ, Sài Gòn có vẻ như thở ra được một hơi nhẹ nhõm. Sài Gòn bây giờ chính thức là một trong 11 thành phố tự trị của Nam Việt Nam-tức là thành phố độc lập đối với chính quyền cấp tỉnh-nhưng đô trưởng Sài Gòn Đỗ Kiến Nhiễu lại chịu trách nhiệm về mặt quân sự với tướng Trần Văn Minh, vì ông này không những là tư lệnh biệt khu thủ đô mà còn là tư lệnh Vùng 3 chiến thuật vốn bao gồm Sài Gòn và nhiều tỉnh lận cận ở phía bắc, đông bắc và tây bắc nữa. Tuy nhiên, sau cùng Nguyễn Văn Thiệu mới là người cai trị Sài Gòn thông qua một nhóm thân cận được tổ chức chặt chẽ họ nắm lực lượng an ninh khắp thành phố và quyết định mọi vấn đề chính sách, ví dụ như khối Phật tử và sinh viên trong thời điểm nào đó sẽ được tự do hội họp và ngôn luận tới mức nào. Bất cứ khi nào có một vụ đàn áp biểu tinh, hoặc bố ráp sinh viên hay các phần tử bất mãn, hoặc có bắt giữ một thủ lãnh phe đối lập thì người ta có thể biết chắc mệnh lệnh cho những chuyện đó xuất phát trực tiếp từ dinh tổng thống. Mọi vấn đề phức tạp và xung đột bạo động ảnh hưởng đến thành phố đầu khó giải quyết hơn vì tình trạng dân số tăng. Đến 1963, dân số đô thành Sài Gòn đã lên tới 2,2 triệu và từ đó mỗi năm mỗi tăng vọt do dòng người từ nông thôn chạy về tị nạn. Từ 1965, có khoảng 3,5 triệu người đã trở thành đần tị nạn, và hai triệu trong số đó đã chạy về các thành phố. Trong dân số Nam Việt Nam, khoảng 19 triệu, thì có đến một nửa đã trở thành thị dân, trong khi trước chiến tranh có đến 80% dân sống ở nông thôn. Các đánh giá cho rằng khoảng một phần ba dân số thành thị sẽ trở về sống ở nông thôn sau chiến tranh; số còn lại sẽ có xu hướng ở lại, cho dù đời sống ở đó khó khăn hơn, vì ở đó có nhiều cơ hội việc làm và nhịp sống sôi nổi hơn so với nông thôn. Mật độ dân số Sài Gòn là khoảng 50.000 trên một cây số vuông, nhưng có những khu phố có đến 2.000 dân trên 20.000 mét vuông. Một viên chức Mỹ từng làm cố vấn về các vấn đề đô thị trong vài năm đã đánh giá rằng 10% dân số thành phố sống sung túc, 40% thuộc giai cấp trung lưu lớp dưới sống vừa đủ ăn và 50% sống nghèo khổ. So với Calcutta và một số thành phố khác của Ấn, Sài Gòn có lẽ không nghèo lắm, nhưng rõ ràng chiến tranh đã tạo nên một tình hình nghiêm trọng mà người ta không làm được bao nhiêu chuyện để cải thiện. Trong một số dịp, tôi được ngôi trực thăng bay chỉ cao hơn nóc nhà lượn khấp thành phố và quan sát những khu nhà ổ chuột ngày càng tăng ở hầu hết các quận. Từ trên cao người ta cũng nhìn thấy dấu vết tàn phá của chiến tranh... Vài ngàn khu nhà tái định cư đã được xây cất, phần lớn nằm ở ngoại vi thành phố, nhưng cũng chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu nhà ở của cựu quân nhân, chứ đừng nói tới nhà giá rẻ cho công chức và dân thường bị mất nhà. Khi thành phố mở rộng, số quận đã tăng từ năm lên 16 trong vòng 20 năm qua, lấn ra nhiều khu vực lớn của tỉnh Gia Định. Sài Gòn, trong chương trình gia cư đô thị của nó, chưa thấy được những cách sử dụng nhà cao tầng, như Singapore chẳng hạn, đã làm được-"cao" ở đây chỉ có nghĩa là bốn hoặc năm tầng. Dĩ nhiên, cũng có một ít khách sạn Sài Gòn cao tới 10 hay 11 tầng, và một số cao ốc văn phòng cũng lên tới tám tầng. Nhưng nhìn chung thành phố này bằng phẳng và lốm đốm-nhà một hay hai tầng chiếm trọn mọi khoảng trống. Hai phần ba dân số vẫn sống trong những nơi thiếu cả tiện nghi tối thiểu, kể cả nước sạch, thứ mà họ phải lấy từ những cái giếng gần đó. Những ngôi nhà ổ chuột đó, thường làm bằng lá, đất, tôn, và những tấm thiếc do Mỹ viện trợ, và được chính quyền xếp vào loại nhà bất hợp pháp, và trong những cuộc biểu tình của sinh viên và cựu quân nhân trong hai năm qua, cảnh sát đã giật sập một số nhà loại đó. Tuy nhiên, nhìn chung, do thiếu một chương trình xây dựng chặt chẽ và một trình tự ổn định để trợ giúp khối dân chúng bị bần cùng hóa, nên cảnh sát cũng như các viên chức khác đã bỏ qua vấn đề nhà ổ chuột khi họ chẳng bóp nặn được tiền bạc gì ở những người dân đó. Thành phố có tổng cộng 11 bệnh viện công, với chưa tới 5.000 giường, và 39 trạm xá, và đã có những trận dịch tả vào năm 1964 và 1966; chính nhờ một chương trình chủng ngừa rộng rãi, chủ yếu là ngừa dịch tả, mà điều kiện y tế không trở nên tồi tệ hơn, nhưng dịch tả và dịch hạch vẫn còn là những mối đe dọa. Để thu gom khoảng 85.000 tấn rác mỗi tháng, thành phố chỉ có 130 xe rác loại mới. Tuy những phương tiện này đã cải thiện tình hình vệ sinh, nhất là ở những khu trung lưu, nhưng mọi chuyện vẫn còn rất tệ ở những khu nghèo hơn, nơi chẳng có đường xá cho xe hoạt động. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top