Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81754" data-attributes="member: 17223"><p>Trong số rất nhiều thay đổi mà Sài Gòn đã trải qua suốt chiều dài lịch sử, có lẽ không thay đổi nào lớn hơn chuyện xảy ra vào tháng 8 và 9 năm 1945. Toán quân Anh đầu tiên-chủ yếu là người Ấn-đã tới đây vào đầu tháng 9, và được chào đón sau khi họ đã mau lẹ nấm quyền kiểm soát thành phố. Phần lớn những người tiếp đón quân Đồng Minh là thành viên-trong ủy ban nhân dân Việt Minh do Đại tướng Nguyễn Bình cầm đầu. Ông Bình đã mau chóng lập nên những khu vực riêng rẽ cho các chiến dịch cách mạng và lập một trung tâm huấn luyện, và ông đã bố trí người không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở nhiều thôn xã tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía bắc Sài Gòn. Thiếu tướng Douglas Gracey, chỉ huy lực lượng Anh, đã tuyên bố thiết quân luật, võ trang cho 5.000 lính Pháp từng bị Nhật giam giữ trước đó, và ra lệnh giải giới Việt Minh và cảnh sát Việt Nam. Thậm chí ông ta còn sử dụng một số lính Nhật để đàn áp phong trào quốc gia Việt Nam, và hàng trăm thường dân Việt tình nghi tham gia cách mạng đã bị Pháp tập trung và tống giam. Người Việt trả đũa bằng cách tổng bãi công khiến Sài Gòn tê liệt. Chiến tranh du kích đã thực sự nổ ra ở ngoại ô và vùng nông thôn phụ cận. Mỗi đêm lại có những vụ ám sát, và bầu trời Sài Gòn cứ đỏ rực lên vì lửa từ các kho vũ khí, nhiên liệu hay nhà riêng của những kẻ bị tình nghi là cộng tác với ngoại bang. Đến cuối tháng 9, người Pháp tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng Việt Minh còn lại trong thành phố, đánh thẳng vào những trụ sở cuối cùng của họ, như tòa thị chính, bưu điện, và bộ chỉ huy liêm phóng. Mấy chục người Việt bị bắt và tống giam, những người khác lánh ra ngoại ô và chờ đợi. Chiến dịch khủng bố tiếp tục cho đến 1946, trong khi tướng Bình củng cố lại lực lượng, và vào tháng 12.1946, khi cuộc chiến chống Pháp nổ ra, đã kiểm soát được nhiều tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, những cuộc tấn công khủng bố ở Sài Gòn tăng theo từng tháng.</p><p></p><p></p><p>Những cuộc tấn công trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 1950, thời điểm mà Mỹ có một quyết định mang tính dính mệnh là giúp Pháp về kinh tế và những nguồn tiếp liệu lớn-một quyết định phần lớn dựa trên sự kiện là, Mỹ đang triển khai kế hoạch Marshall ở châu Âu để phục hồi nước Pháp sau những thiệt hại trong Thế chiến 2. Dĩ nhiên, mất mát của Pháp có thể đã giảm đi nhiều nếu Pháp cho Việt Nam được tự trị ở mức độ nào đó và qua đó làm dịu được xung đột ở thuộc địa này. Hành động duy nhất của họ theo hướng này là dựng Bảo Đại lên làm quốc trưởng. Bảo Đại, người tôi đã gặp vài lần, không hề là một tay chơi như người ta thường nghĩ, nhưng nỗ lực của ông ta nhằm giành lấy những nhượng bộ thực sự từ phía người Pháp đã không thành, và kháng chiến lan rộng. Về phía người Mỹ, trong giai đoạn nghiêm trọng này, các quan chức, ngoại trừ một thiểu số, đều nghĩ rằng cần ủng hộ người Pháp, đồng thời thuyết phục họ trao cho Việt Nam thêm một số quyền hạn tự chủ. Đây là bước đầu thực sự cho sự dính líu bi thảm của Mỹ vào xứ sở này.</p><p>Mặc cho không khí căng thắng, Sài Gòn vào cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950 vẫn còn nhiều hình ảnh của một tỉnh lẻ của Pháp. Ngoại trừ những giờ bơi lội ở Cercle Sportif (Câu lạc bộ thể thao, nay là Cung văn hóa lao động TPHCM) vào ban ngày, và la cà ở nhà hàng, sòng bạc hay nhà thổ vào ban đêm, kiếm tiền vẫn là công việc thu hút mọi người Paris là đầu não của cuộc chơi, và người Pháp cũng như những bạn bè người Việt và Hoa của họ đã kiếm lợi rất lớn nhờ tỉ giá hối đoái vô cùng phi lý giữa đồng franc và đồng bạc Đông Dương. Thủ thuật là làm ăn gian lận ở Sài Gòn rồi chuyển những đồng bạc Đông Dương kiếm ăn gian trá ấy về Paris bằng điện chuyển tiền, nhưng họ cần có giấy phép chuyển tiền, và những khoản lối 165 khổng lồ đã được chi ra để có những giấy phép ấy. </p><p></p><p></p><p>Năm 1954, sứ quán Mỹ trở thành tòa đại sứ, từ đó người Mỹ tới đây nhiều hơn. Tuy họ hòa lẫn với người Pháp tại Cercle Sportif, nhưng họ vẫn tách riêng ra, sống cuộc đời khép kín thường thấy ở các viên chức và nhiều doanh nhân Mỹ ở hải ngoại, ban ngày tới nơi làm việc, tối trở về những căn nhà hay biệt thự có bảo vệ bằng rào kẽm gai. Rất lâu trước khi chiến tranh trở nên quyết liệt hơn, hàng dây kẽm gai này đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở Sài Gòn, và tôi còn nhớ rõ những vòng rào đầu tiên mà người Mỹ dùng để bảo vệ họ.</p><p></p><p></p><p>Nhịp sống Sài Gòn tiếp tục trôi chảy dọc theo đường Catinat. Mỗi ngày, người ta có thể thấy toàn bộ giới thượng lưu Việt cũng như thuộc địa trên đại lộ này, với những quán cà phê và cửa hàng sang trọng bày đầy hàng hóa tết nhất của Pháp. Gần đó khoảng 30.000 người Pháp dân sự-giới làm ra tiền chủ yếu sống trong những biệt thự nguy nga. Phố Catinat là nơi gặp gỡ của họ, và những khác biệt xã hội tế vi của Sài Gòn có thể nhận ra được qua cung cách người ta chào nhau-trong bản chất của cái bắt tay, của nụ cười thoáng hiện, hoặc sự thiếu vắng của nó. Phụ nữ Pháp và Việt lướt qua như những đàn cá nhiệt đới sặc sỡ. Rồi lại có dân Tunisia, Morocco, Algeria và Senegal trong Quân đội thuộc địa Pháp. Rồi còn người Ấn, đến Sài Gòn sau thế chiến và trở thành thương gia hoặc người cho vay lãi. Ngày đó, người Ấn là những chỗ đổi tiền chủ yếu- hợ đen đôi khi được gọi là Ngân hàng Ấn Độ-những vụ bố ráp việc mua bán ngoại tệ trái phép gần đây và một tỉ giá được điều chỉnh lại đã ít nhiều xóa được việc buôn bán đồng đô la trong thị trường chợ đen.</p><p></p><p></p><p>Tuy khu vực quanh Catinat vẫn là trung tâm giao tế và thương mại của Sài Gòn, nhưng những chân rết của thành phố đã lan xa nhiều cây số, tạo thành Sài Gòn đích thực. Dân số thành phố này đã tăng gấp bốn trong vòng từ 1940 đến 1950, và phần lớn dân số này sống một cách gian nan, bên bờ vực nghèo đói. Ở ngoại vi thành phố là những khu lụp xụp, nhà làm bằng lá, bùn và những tấm thiếc, là nơi trú ngụ của người nghèo và bị đuổi nhà, phu thợ và những lớp người khác chỉ xoay xở kiếm được vài đồng bạc một ngày. Ở những khu khá giả hơn, gần trung tâm thành phố, có những dãy phố gồm hàng loạt nhà liên kế, đó là những ngôi nhà trệt, hoặc một lầu, làm bằng gỗ và tôn sâu khoảng sáu bảy mét; chúng thường bao gồm một cửa tiệm gì đó đàng trước và phần phía sau để ở. Đây là khu của giới trung lưu lớp dưới. Giữa và đàng sau những căn nhà này, trong những góc ẩm thấp của một mê cung những ngõ hẻm, là những căn buồng dùng cho nhiều việc, bán dâm và phá thai, hoặc hút thuốc phiện. Có những lỗ chó đi từ ngôi nhà này hay con hẻm này sang ngôi nhà hay con hẻm khác, và chúng không chỉ là con đường tẩu thoát cho bọn tội phạm mà còn là chỗ trú ẩn cho các chi bộ Việt Minh. Chính tại đây mà người của tướng Bình cất giấu lựu đạn và trở về ẩn náu sau khi tấn công.</p><p></p><p></p><p>Hoạt động chính của khu vực mê cung này của Sài Gòn-gồm cả nhiều khu của Chợ Lớn-là cờ bạc. Người nghèo đánh bạc cũng hăng như người giàu, và trở thành nạn nhân của bọn chủ sòng, bọn này điều hành những tập đoàn cờ bạc cùng nhiều chuyện làm ăn khác, trong đó có các nhà thổ. Nhà thổ nổi tiếng nhất vào đầu thập niên 1950 là Ngôi nhà Bốn Trăm mà người Pháp xây và bảo vệ chủ yếu để dùng cho quân đội của họ, tuy rằng người Việt về sau cũng được cho vào. Khách hàng có thể mua phiếu rồi chọn bất cứ cô nào vừa mắt trong số khoảng 400 cô gái ở đây (họ được kiểm tra sức khỏe hàng tuần). Theo một người bạn của tôi thì, "Nó giống một lò sát sinh hơn là một nhà thổ, ở đó ồn đến phát điên lên được". Sòng bạc sang trọng nhất là Đại Thế Giới, nằm ở ranh giới Sài Gòn và Chợ Lớn. Ban đầu những sòng bạc lớn là do người Hoa hay dân Ma Cao điều hành, nhưng rồi Bình Xuyên, một tổ chức do một người Việt tên là Bảy Viễn cầm đầu, chen vào và chiếm lấy hầu hết các sòng bạc, kể cả Đại Thế Giới. Với sự chấp thuận của Bảo Đại, ông ta còn nắm quyền chỉ huy cảnh sát, và trong thực lề, được Pháp đồng ý, ông la đã trở thành "ông trùm" của Sài Gòn. Ông ta đi lại trong thành phố với một lô vệ sĩ có võ trang vây quanh và ban đêm ở Đại Thế Giới ông ta phân phát những tấm phỉnh màu tím trị giá năm ngàn đồng bạc cho các bạn bè và la mắng bất kỳ ai ông ta không tin hay không có ích cho mình. Ở bộ chỉ huy của mình, ông ta có một sở thú nhỏ, có nuôi cả cọp và rắn độc và dưới đó là một cái hầm chứa súng và thuốc phiện. Thế lực của Bảy Viễn suy tàn khi người Pháp thua trận năm 1954 và Ngô Đình Diệm được Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Sau nhiều trận đánh gay go trên đường phố và những vùng sình lầy ngoại vi, căn cứ địa của Bình Xuyên, tổ chức này mới bị tiêu diệt năm 1955, và Bảy Viễn chạy sang Pháp (nơi Bảo Đại cũng sống đời lưu vong thoải mái sau khi bị Diệm truất phe). Tôi gặp Bảy Viễn tại Paris ba năm sau, ông ta trở thành một ông già vô hại, nhưng phong thái của một tay trùm tội phạm ngày xưa vẫn còn lộ ra qua cái cười khẩy và đôi mắt nhỏ soi mói.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81754, member: 17223"] Trong số rất nhiều thay đổi mà Sài Gòn đã trải qua suốt chiều dài lịch sử, có lẽ không thay đổi nào lớn hơn chuyện xảy ra vào tháng 8 và 9 năm 1945. Toán quân Anh đầu tiên-chủ yếu là người Ấn-đã tới đây vào đầu tháng 9, và được chào đón sau khi họ đã mau lẹ nấm quyền kiểm soát thành phố. Phần lớn những người tiếp đón quân Đồng Minh là thành viên-trong ủy ban nhân dân Việt Minh do Đại tướng Nguyễn Bình cầm đầu. Ông Bình đã mau chóng lập nên những khu vực riêng rẽ cho các chiến dịch cách mạng và lập một trung tâm huấn luyện, và ông đã bố trí người không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở nhiều thôn xã tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía bắc Sài Gòn. Thiếu tướng Douglas Gracey, chỉ huy lực lượng Anh, đã tuyên bố thiết quân luật, võ trang cho 5.000 lính Pháp từng bị Nhật giam giữ trước đó, và ra lệnh giải giới Việt Minh và cảnh sát Việt Nam. Thậm chí ông ta còn sử dụng một số lính Nhật để đàn áp phong trào quốc gia Việt Nam, và hàng trăm thường dân Việt tình nghi tham gia cách mạng đã bị Pháp tập trung và tống giam. Người Việt trả đũa bằng cách tổng bãi công khiến Sài Gòn tê liệt. Chiến tranh du kích đã thực sự nổ ra ở ngoại ô và vùng nông thôn phụ cận. Mỗi đêm lại có những vụ ám sát, và bầu trời Sài Gòn cứ đỏ rực lên vì lửa từ các kho vũ khí, nhiên liệu hay nhà riêng của những kẻ bị tình nghi là cộng tác với ngoại bang. Đến cuối tháng 9, người Pháp tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng Việt Minh còn lại trong thành phố, đánh thẳng vào những trụ sở cuối cùng của họ, như tòa thị chính, bưu điện, và bộ chỉ huy liêm phóng. Mấy chục người Việt bị bắt và tống giam, những người khác lánh ra ngoại ô và chờ đợi. Chiến dịch khủng bố tiếp tục cho đến 1946, trong khi tướng Bình củng cố lại lực lượng, và vào tháng 12.1946, khi cuộc chiến chống Pháp nổ ra, đã kiểm soát được nhiều tỉnh trong Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, những cuộc tấn công khủng bố ở Sài Gòn tăng theo từng tháng. Những cuộc tấn công trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 1950, thời điểm mà Mỹ có một quyết định mang tính dính mệnh là giúp Pháp về kinh tế và những nguồn tiếp liệu lớn-một quyết định phần lớn dựa trên sự kiện là, Mỹ đang triển khai kế hoạch Marshall ở châu Âu để phục hồi nước Pháp sau những thiệt hại trong Thế chiến 2. Dĩ nhiên, mất mát của Pháp có thể đã giảm đi nhiều nếu Pháp cho Việt Nam được tự trị ở mức độ nào đó và qua đó làm dịu được xung đột ở thuộc địa này. Hành động duy nhất của họ theo hướng này là dựng Bảo Đại lên làm quốc trưởng. Bảo Đại, người tôi đã gặp vài lần, không hề là một tay chơi như người ta thường nghĩ, nhưng nỗ lực của ông ta nhằm giành lấy những nhượng bộ thực sự từ phía người Pháp đã không thành, và kháng chiến lan rộng. Về phía người Mỹ, trong giai đoạn nghiêm trọng này, các quan chức, ngoại trừ một thiểu số, đều nghĩ rằng cần ủng hộ người Pháp, đồng thời thuyết phục họ trao cho Việt Nam thêm một số quyền hạn tự chủ. Đây là bước đầu thực sự cho sự dính líu bi thảm của Mỹ vào xứ sở này. Mặc cho không khí căng thắng, Sài Gòn vào cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950 vẫn còn nhiều hình ảnh của một tỉnh lẻ của Pháp. Ngoại trừ những giờ bơi lội ở Cercle Sportif (Câu lạc bộ thể thao, nay là Cung văn hóa lao động TPHCM) vào ban ngày, và la cà ở nhà hàng, sòng bạc hay nhà thổ vào ban đêm, kiếm tiền vẫn là công việc thu hút mọi người Paris là đầu não của cuộc chơi, và người Pháp cũng như những bạn bè người Việt và Hoa của họ đã kiếm lợi rất lớn nhờ tỉ giá hối đoái vô cùng phi lý giữa đồng franc và đồng bạc Đông Dương. Thủ thuật là làm ăn gian lận ở Sài Gòn rồi chuyển những đồng bạc Đông Dương kiếm ăn gian trá ấy về Paris bằng điện chuyển tiền, nhưng họ cần có giấy phép chuyển tiền, và những khoản lối 165 khổng lồ đã được chi ra để có những giấy phép ấy. Năm 1954, sứ quán Mỹ trở thành tòa đại sứ, từ đó người Mỹ tới đây nhiều hơn. Tuy họ hòa lẫn với người Pháp tại Cercle Sportif, nhưng họ vẫn tách riêng ra, sống cuộc đời khép kín thường thấy ở các viên chức và nhiều doanh nhân Mỹ ở hải ngoại, ban ngày tới nơi làm việc, tối trở về những căn nhà hay biệt thự có bảo vệ bằng rào kẽm gai. Rất lâu trước khi chiến tranh trở nên quyết liệt hơn, hàng dây kẽm gai này đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở Sài Gòn, và tôi còn nhớ rõ những vòng rào đầu tiên mà người Mỹ dùng để bảo vệ họ. Nhịp sống Sài Gòn tiếp tục trôi chảy dọc theo đường Catinat. Mỗi ngày, người ta có thể thấy toàn bộ giới thượng lưu Việt cũng như thuộc địa trên đại lộ này, với những quán cà phê và cửa hàng sang trọng bày đầy hàng hóa tết nhất của Pháp. Gần đó khoảng 30.000 người Pháp dân sự-giới làm ra tiền chủ yếu sống trong những biệt thự nguy nga. Phố Catinat là nơi gặp gỡ của họ, và những khác biệt xã hội tế vi của Sài Gòn có thể nhận ra được qua cung cách người ta chào nhau-trong bản chất của cái bắt tay, của nụ cười thoáng hiện, hoặc sự thiếu vắng của nó. Phụ nữ Pháp và Việt lướt qua như những đàn cá nhiệt đới sặc sỡ. Rồi lại có dân Tunisia, Morocco, Algeria và Senegal trong Quân đội thuộc địa Pháp. Rồi còn người Ấn, đến Sài Gòn sau thế chiến và trở thành thương gia hoặc người cho vay lãi. Ngày đó, người Ấn là những chỗ đổi tiền chủ yếu- hợ đen đôi khi được gọi là Ngân hàng Ấn Độ-những vụ bố ráp việc mua bán ngoại tệ trái phép gần đây và một tỉ giá được điều chỉnh lại đã ít nhiều xóa được việc buôn bán đồng đô la trong thị trường chợ đen. Tuy khu vực quanh Catinat vẫn là trung tâm giao tế và thương mại của Sài Gòn, nhưng những chân rết của thành phố đã lan xa nhiều cây số, tạo thành Sài Gòn đích thực. Dân số thành phố này đã tăng gấp bốn trong vòng từ 1940 đến 1950, và phần lớn dân số này sống một cách gian nan, bên bờ vực nghèo đói. Ở ngoại vi thành phố là những khu lụp xụp, nhà làm bằng lá, bùn và những tấm thiếc, là nơi trú ngụ của người nghèo và bị đuổi nhà, phu thợ và những lớp người khác chỉ xoay xở kiếm được vài đồng bạc một ngày. Ở những khu khá giả hơn, gần trung tâm thành phố, có những dãy phố gồm hàng loạt nhà liên kế, đó là những ngôi nhà trệt, hoặc một lầu, làm bằng gỗ và tôn sâu khoảng sáu bảy mét; chúng thường bao gồm một cửa tiệm gì đó đàng trước và phần phía sau để ở. Đây là khu của giới trung lưu lớp dưới. Giữa và đàng sau những căn nhà này, trong những góc ẩm thấp của một mê cung những ngõ hẻm, là những căn buồng dùng cho nhiều việc, bán dâm và phá thai, hoặc hút thuốc phiện. Có những lỗ chó đi từ ngôi nhà này hay con hẻm này sang ngôi nhà hay con hẻm khác, và chúng không chỉ là con đường tẩu thoát cho bọn tội phạm mà còn là chỗ trú ẩn cho các chi bộ Việt Minh. Chính tại đây mà người của tướng Bình cất giấu lựu đạn và trở về ẩn náu sau khi tấn công. Hoạt động chính của khu vực mê cung này của Sài Gòn-gồm cả nhiều khu của Chợ Lớn-là cờ bạc. Người nghèo đánh bạc cũng hăng như người giàu, và trở thành nạn nhân của bọn chủ sòng, bọn này điều hành những tập đoàn cờ bạc cùng nhiều chuyện làm ăn khác, trong đó có các nhà thổ. Nhà thổ nổi tiếng nhất vào đầu thập niên 1950 là Ngôi nhà Bốn Trăm mà người Pháp xây và bảo vệ chủ yếu để dùng cho quân đội của họ, tuy rằng người Việt về sau cũng được cho vào. Khách hàng có thể mua phiếu rồi chọn bất cứ cô nào vừa mắt trong số khoảng 400 cô gái ở đây (họ được kiểm tra sức khỏe hàng tuần). Theo một người bạn của tôi thì, "Nó giống một lò sát sinh hơn là một nhà thổ, ở đó ồn đến phát điên lên được". Sòng bạc sang trọng nhất là Đại Thế Giới, nằm ở ranh giới Sài Gòn và Chợ Lớn. Ban đầu những sòng bạc lớn là do người Hoa hay dân Ma Cao điều hành, nhưng rồi Bình Xuyên, một tổ chức do một người Việt tên là Bảy Viễn cầm đầu, chen vào và chiếm lấy hầu hết các sòng bạc, kể cả Đại Thế Giới. Với sự chấp thuận của Bảo Đại, ông ta còn nắm quyền chỉ huy cảnh sát, và trong thực lề, được Pháp đồng ý, ông la đã trở thành "ông trùm" của Sài Gòn. Ông ta đi lại trong thành phố với một lô vệ sĩ có võ trang vây quanh và ban đêm ở Đại Thế Giới ông ta phân phát những tấm phỉnh màu tím trị giá năm ngàn đồng bạc cho các bạn bè và la mắng bất kỳ ai ông ta không tin hay không có ích cho mình. Ở bộ chỉ huy của mình, ông ta có một sở thú nhỏ, có nuôi cả cọp và rắn độc và dưới đó là một cái hầm chứa súng và thuốc phiện. Thế lực của Bảy Viễn suy tàn khi người Pháp thua trận năm 1954 và Ngô Đình Diệm được Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Sau nhiều trận đánh gay go trên đường phố và những vùng sình lầy ngoại vi, căn cứ địa của Bình Xuyên, tổ chức này mới bị tiêu diệt năm 1955, và Bảy Viễn chạy sang Pháp (nơi Bảo Đại cũng sống đời lưu vong thoải mái sau khi bị Diệm truất phe). Tôi gặp Bảy Viễn tại Paris ba năm sau, ông ta trở thành một ông già vô hại, nhưng phong thái của một tay trùm tội phạm ngày xưa vẫn còn lộ ra qua cái cười khẩy và đôi mắt nhỏ soi mói. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top