Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81752" data-attributes="member: 17223"><p>Tuy Hà Nội lúc nào cũng là một thành phố có cá tính đậm nét, cả về chính trị lẫn văn hóa, nhưng Sài Gòn chưa bao giờ có một vai trò hay đặc tính rõ ràng như thế. Một người bạn của tôi nói, "ông nghe người ta nói, “Tôi là dân New York”, hay “Tôi là dân Berlin”, nhưng ông chưa bao giờ nghe ai nói, “Tôi là dân Sài Gòn”. Theo tôi biết, ngay cả lịch sử của thành phố này cũng không rõ ràng. Có nhiều giả thuyết về sự hình thành buổi đầu của nó. Vùng đất này từng là một vùng hoang vu toàn đầm lầy, chỉ có vài khóm cây và lau sậy mọc cao giữa vô số dòng suối nhỏ. Cư dân ở đây chỉ có cọp, beo, khỉ, rắn và cá sấu. Những người đầu tiên được ghi nhận là sinh sống ở đây được gọi là Phù Nam, có nghĩa là dân ở đầm lầy phía nam, và gốc gác của họ cũng mơ hồ, nhưng các nhà khảo cổ trong những thập niên gần đây đã tìm được đồ đất nung và kim hoàn được cho rằng mang phong cách Phù Nam. Theo các sử gia Việt Nam, có lẽ trong thế kỷ 1 sau CN, thuyền bè từ La Mã sang Trung Quốc qua ngả Ấn Độ đã có tiếp xúc với miền đất này, nhưng chuyện có thủy thủ nào vào sâu trong đất liền tới tận vị trí Sài Gòn hay không thì chưa rõ. Người Âu lần đầu nghe nói đến tên gọi Sài Gòn là vào năm 1675, do một nhà du ký Anh và một nhà du ký Pháp thời đó ghi lại. Một tài liệu xưa có nhắc tới Tây Cống, theo chữ Hán thì có nghĩa là “cống vật phương tây”. Chi tiết này gợi ra cách lý giải cho rằng đất Sài Gòn vốn xưa là một biên trấn nhỏ phải cống nạp cho nhiều vua chúa, có lẽ có cả vua Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Xiêm La, vì những dân tộc này cứ giành nhau phần cực nam Đông Dương này cho đến khi người Pháp thống trị toàn bán đảo vào thế kỷ 19 (Tây Cống phát âm theo tiếng Quảng là si-gong, có thể là nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn khi người Pháp ký âm lại). Dù lịch sử của nó là thế nào, Sài Gòn cũng chưa bao giờ được các vua chúa ở Hà Nội, thủ đô Bắc Kỳ, cũng như ở Huế, thủ đô Trung Kỳ, coi là một thủ đô trong thời gian các vua chúa này xung đột với nhau giành quyền cai trị toàn Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Thay vào đó, Sài Gòn thường trở thành một nơi tị nạn-một chỗ trú ẩn tạm thời cho các vua chúa bị lưu vong hay thua trận-hoặc là một nơi để vị vua cầm quyền giao cho một cận thần cai trị.</p><p></p><p></p><p>Nhưng mãi cho đến khi Pháp cai trị toàn lãnh thổ này, vào khoảng 1880, thì Sài Gòn, với tư cách đô thị chính của phần đất được người Pháp đặt tên là Cochin Chia (Nam Kỳ), mới dần trở thành một trong hai thủ đô của Đông Dương, với thủ đô kia là Hà Nội. Kể từ đó, viên Toàn quyền Pháp phải chia thời gian làm việc ở hai nơi. Tuy nhiên, qua năm tháng, Sài Gòn vẫn là một trung tâm thương mại hơn là một thủ đô. Đó là nơi người ta tới để kiếm tiền. Như Tôn Thất Thiện nói, "Người ta đến Sài Gòn theo mệnh lệnh của cái đầu, chứ không phải con tim, và họ đến đây để lấy, chứ không phải để cho". Điều này có lẽ đúng với các thương nhân Mỹ đầu tiên thực hiện giao dịch ở khu vực này-hai thuyền trưởng John Brown và John Whitechỉ huy hai tàu Marmion và Franklin, vào năm 1819, sau nhiều thương thảo, đã giong buồm về quê với hai tàu chất đầy đường (Tên gọi bằng tiếng Việt cho nước Mỹ, Hoa Kỳ, có thể xuất phái từ lần giao thương này, khi lá cờ Sao và Sọc của Mỹ được dân địa phương gọi là Cờ Hoa). Năm 1823, White xuất bản History of a Voyage to the Chia Sea, một cuốn sách về chuyến hành trình này. Trong một đoạn gợi ta nghĩ tới Sài Gòn ngày nay, ông ta mô tả số tiền hối lộ và chạy chọt mà ông ta và Brown phải chi ra để có được số đường mà họ muốn, thông qua quan lại và thương gia địa phương. Ngược lại, ông ta không hề nhắc chúng ta nhớ đến Sài Gòn hiện đại khi mô tả một số phụ nữ bị canh giữ cẩn mật như thế nào.</p><p></p><p></p><p>Khi người Pháp chiếm miền Nam năm 1862-hai mươi ba năm trước khi họ chiếm được miền Bắc với ý đồ từ lâu muốn dùng nó làm bàn đạp mở rộng buôn bán với Trung Quốc-Sài Gòn và Chợ Lớn chỉ là hai tập hợp rải rác những cụm dân cư nhỏ được xây cất dọc theo các kinh rạch và sông Sài Gòn. Những cụm dân cư nối liền với những con đường đất chạy dọc kênh rạch. Trong những thập niên kế đó, nhất là sau 1900, người Pháp xây những dinh thự bằng gạch quen thuộc của họ với mái ngói đỏ mà đến nay vẫn ngự trị thành phố. Nhà riêng hay công sở cũng theo kiểu đó, với hàng hiên mở và vườn rộng nằm dọc những đại lộ mà người Pháp trồng rất nhiều cây. Điều đáng nói về người Pháp là họ am hiểu việc thiết kế và kiến tạo các đô thị, và Sài Gòn có lẽ là thành quả lớn của họ. Là thủ đô của Nam Kỳ-xứ thuộc địa, trong khi Bắc và Trung Kỳ là xứ bảo hộ-Sài Gòn ngay từ buổi đầu đã là một trung tâm thương mại.</p><p></p><p></p><p>Ngay từ trước Thế chiến 1, người Pháp đã gặp nhiều chống đối chính trị từ người Việt, và họ đã đàn áp dã man, đẩy lùi lực lượng chống đối ra khỏi các đô thị rồi tiến hành những chiến dịch trong đó các làng quê bị càn quét sạch chỉ vì chứa chấp một nhóm những lãnh tụ kháng chiến. Để đẩy mạnh những mục tiêu kinh tế, người Pháp đối phó phần lớn với người Hoa chứ không phải người Việt... Thương nhân người Hoa tạo thành một tầng lớp mại bản, giống như tầng lớp làm ăn với người Âu ở Trung Quốc, và họ cũng được sử dụng trong guồng máy hành chánh, trợ giúp cho các công chức Pháp. Tuy nhiên, người Pháp đã xây dụng một số trường trung và tiểu học để đào tạo người Việt làm thông ngôn và công chức cấp thấp. Với Viện đại học Hà Nội, được thành lập năm 1917 như một chi nhánh của Đại học Paris, Hà Nội đã trở thành trung tâm văn hóa và chính trị của Đông Dương (Viện đại học Sài Gòn được thành lập khoảng 30 năm sau đó, như một chi nhánh của Viện đại học Hà Nội). Về phần Sài Gòn, thống trị ở đây là những nhà máy xay lúa trong Chợ Lớn và một số những công ty thương mại và vận tải biển của Pháp có sử dụng nhân viên người Việt. Hầu hết những thông ngôn cho người Pháp là các học sinh người Việt xuất thân từ những trường dòng của giáo hội Thiên chúa giáo do Pháp xây dựng, họ cũng biết tiếng Latinh và chữ Hán. Giới trí thức Việt Nam ở đó lại tìm chỗ nương thân trong đám địa chủ bản xứ những người này sống một đời bất an vì họ không dám khẳng định tài sản của tổ tiên có được nhờ sự bảo trợ của người Pháp vì e rằng một ngày nào đó lực lượng kháng chiến sẽ lật đổ người Pháp, sau đó chính quyền phong kiến được phục hồi sẽ trừng trị họ vì đã cộng tác với Pháp. Do đó rất nhiều ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long không được đăng bộ chính thức, người Pháp bèn đăng bộ cho mình, một phần ruộng đất như thế đã rơi vào tay giáo hội Thiên chúa giáo do Pháp bảo trợ. Thành phần quan lại cũng được phép sở hữu đất đai.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81752, member: 17223"] Tuy Hà Nội lúc nào cũng là một thành phố có cá tính đậm nét, cả về chính trị lẫn văn hóa, nhưng Sài Gòn chưa bao giờ có một vai trò hay đặc tính rõ ràng như thế. Một người bạn của tôi nói, "ông nghe người ta nói, “Tôi là dân New York”, hay “Tôi là dân Berlin”, nhưng ông chưa bao giờ nghe ai nói, “Tôi là dân Sài Gòn”. Theo tôi biết, ngay cả lịch sử của thành phố này cũng không rõ ràng. Có nhiều giả thuyết về sự hình thành buổi đầu của nó. Vùng đất này từng là một vùng hoang vu toàn đầm lầy, chỉ có vài khóm cây và lau sậy mọc cao giữa vô số dòng suối nhỏ. Cư dân ở đây chỉ có cọp, beo, khỉ, rắn và cá sấu. Những người đầu tiên được ghi nhận là sinh sống ở đây được gọi là Phù Nam, có nghĩa là dân ở đầm lầy phía nam, và gốc gác của họ cũng mơ hồ, nhưng các nhà khảo cổ trong những thập niên gần đây đã tìm được đồ đất nung và kim hoàn được cho rằng mang phong cách Phù Nam. Theo các sử gia Việt Nam, có lẽ trong thế kỷ 1 sau CN, thuyền bè từ La Mã sang Trung Quốc qua ngả Ấn Độ đã có tiếp xúc với miền đất này, nhưng chuyện có thủy thủ nào vào sâu trong đất liền tới tận vị trí Sài Gòn hay không thì chưa rõ. Người Âu lần đầu nghe nói đến tên gọi Sài Gòn là vào năm 1675, do một nhà du ký Anh và một nhà du ký Pháp thời đó ghi lại. Một tài liệu xưa có nhắc tới Tây Cống, theo chữ Hán thì có nghĩa là “cống vật phương tây”. Chi tiết này gợi ra cách lý giải cho rằng đất Sài Gòn vốn xưa là một biên trấn nhỏ phải cống nạp cho nhiều vua chúa, có lẽ có cả vua Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Xiêm La, vì những dân tộc này cứ giành nhau phần cực nam Đông Dương này cho đến khi người Pháp thống trị toàn bán đảo vào thế kỷ 19 (Tây Cống phát âm theo tiếng Quảng là si-gong, có thể là nguồn gốc của tên gọi Sài Gòn khi người Pháp ký âm lại). Dù lịch sử của nó là thế nào, Sài Gòn cũng chưa bao giờ được các vua chúa ở Hà Nội, thủ đô Bắc Kỳ, cũng như ở Huế, thủ đô Trung Kỳ, coi là một thủ đô trong thời gian các vua chúa này xung đột với nhau giành quyền cai trị toàn Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Thay vào đó, Sài Gòn thường trở thành một nơi tị nạn-một chỗ trú ẩn tạm thời cho các vua chúa bị lưu vong hay thua trận-hoặc là một nơi để vị vua cầm quyền giao cho một cận thần cai trị. Nhưng mãi cho đến khi Pháp cai trị toàn lãnh thổ này, vào khoảng 1880, thì Sài Gòn, với tư cách đô thị chính của phần đất được người Pháp đặt tên là Cochin Chia (Nam Kỳ), mới dần trở thành một trong hai thủ đô của Đông Dương, với thủ đô kia là Hà Nội. Kể từ đó, viên Toàn quyền Pháp phải chia thời gian làm việc ở hai nơi. Tuy nhiên, qua năm tháng, Sài Gòn vẫn là một trung tâm thương mại hơn là một thủ đô. Đó là nơi người ta tới để kiếm tiền. Như Tôn Thất Thiện nói, "Người ta đến Sài Gòn theo mệnh lệnh của cái đầu, chứ không phải con tim, và họ đến đây để lấy, chứ không phải để cho". Điều này có lẽ đúng với các thương nhân Mỹ đầu tiên thực hiện giao dịch ở khu vực này-hai thuyền trưởng John Brown và John Whitechỉ huy hai tàu Marmion và Franklin, vào năm 1819, sau nhiều thương thảo, đã giong buồm về quê với hai tàu chất đầy đường (Tên gọi bằng tiếng Việt cho nước Mỹ, Hoa Kỳ, có thể xuất phái từ lần giao thương này, khi lá cờ Sao và Sọc của Mỹ được dân địa phương gọi là Cờ Hoa). Năm 1823, White xuất bản History of a Voyage to the Chia Sea, một cuốn sách về chuyến hành trình này. Trong một đoạn gợi ta nghĩ tới Sài Gòn ngày nay, ông ta mô tả số tiền hối lộ và chạy chọt mà ông ta và Brown phải chi ra để có được số đường mà họ muốn, thông qua quan lại và thương gia địa phương. Ngược lại, ông ta không hề nhắc chúng ta nhớ đến Sài Gòn hiện đại khi mô tả một số phụ nữ bị canh giữ cẩn mật như thế nào. Khi người Pháp chiếm miền Nam năm 1862-hai mươi ba năm trước khi họ chiếm được miền Bắc với ý đồ từ lâu muốn dùng nó làm bàn đạp mở rộng buôn bán với Trung Quốc-Sài Gòn và Chợ Lớn chỉ là hai tập hợp rải rác những cụm dân cư nhỏ được xây cất dọc theo các kinh rạch và sông Sài Gòn. Những cụm dân cư nối liền với những con đường đất chạy dọc kênh rạch. Trong những thập niên kế đó, nhất là sau 1900, người Pháp xây những dinh thự bằng gạch quen thuộc của họ với mái ngói đỏ mà đến nay vẫn ngự trị thành phố. Nhà riêng hay công sở cũng theo kiểu đó, với hàng hiên mở và vườn rộng nằm dọc những đại lộ mà người Pháp trồng rất nhiều cây. Điều đáng nói về người Pháp là họ am hiểu việc thiết kế và kiến tạo các đô thị, và Sài Gòn có lẽ là thành quả lớn của họ. Là thủ đô của Nam Kỳ-xứ thuộc địa, trong khi Bắc và Trung Kỳ là xứ bảo hộ-Sài Gòn ngay từ buổi đầu đã là một trung tâm thương mại. Ngay từ trước Thế chiến 1, người Pháp đã gặp nhiều chống đối chính trị từ người Việt, và họ đã đàn áp dã man, đẩy lùi lực lượng chống đối ra khỏi các đô thị rồi tiến hành những chiến dịch trong đó các làng quê bị càn quét sạch chỉ vì chứa chấp một nhóm những lãnh tụ kháng chiến. Để đẩy mạnh những mục tiêu kinh tế, người Pháp đối phó phần lớn với người Hoa chứ không phải người Việt... Thương nhân người Hoa tạo thành một tầng lớp mại bản, giống như tầng lớp làm ăn với người Âu ở Trung Quốc, và họ cũng được sử dụng trong guồng máy hành chánh, trợ giúp cho các công chức Pháp. Tuy nhiên, người Pháp đã xây dụng một số trường trung và tiểu học để đào tạo người Việt làm thông ngôn và công chức cấp thấp. Với Viện đại học Hà Nội, được thành lập năm 1917 như một chi nhánh của Đại học Paris, Hà Nội đã trở thành trung tâm văn hóa và chính trị của Đông Dương (Viện đại học Sài Gòn được thành lập khoảng 30 năm sau đó, như một chi nhánh của Viện đại học Hà Nội). Về phần Sài Gòn, thống trị ở đây là những nhà máy xay lúa trong Chợ Lớn và một số những công ty thương mại và vận tải biển của Pháp có sử dụng nhân viên người Việt. Hầu hết những thông ngôn cho người Pháp là các học sinh người Việt xuất thân từ những trường dòng của giáo hội Thiên chúa giáo do Pháp xây dựng, họ cũng biết tiếng Latinh và chữ Hán. Giới trí thức Việt Nam ở đó lại tìm chỗ nương thân trong đám địa chủ bản xứ những người này sống một đời bất an vì họ không dám khẳng định tài sản của tổ tiên có được nhờ sự bảo trợ của người Pháp vì e rằng một ngày nào đó lực lượng kháng chiến sẽ lật đổ người Pháp, sau đó chính quyền phong kiến được phục hồi sẽ trừng trị họ vì đã cộng tác với Pháp. Do đó rất nhiều ruộng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long không được đăng bộ chính thức, người Pháp bèn đăng bộ cho mình, một phần ruộng đất như thế đã rơi vào tay giáo hội Thiên chúa giáo do Pháp bảo trợ. Thành phần quan lại cũng được phép sở hữu đất đai. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top