Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81751" data-attributes="member: 17223"><p>Tuy nhiên, sau này, đã có một sự thức tỉnh về một điều gì đó mới mẻ, có lẽ ta có thể định nghĩa tết nhất là ý thức phẫn nộ. Điều này trở thành hiển nhiên vào mấy tháng trước trong một cuộc triển lãm hội họa, thơ, liễn và tờ rơi của sinh viên Mỹ thuật và Văn khoa của Đại học Sài Gòn. Hầu hết những bức tranh và ký họa đều tự nhiên liên quan đến chiến tranh, và nhiều bức có tính trần trụi dữ dội theo kiểu Guemica của Picasso. Một bức lớn mô tả người Mỹ như những con chim đại bàng, ưng, và sói đang xâu xé miền quê. Cũng có nhiều bức tranh và ký họa mô tả các nghĩa trang và đầu lâu, những mớ xương khô rên đồng ruộng những con người đang bỏ chạy. Một bức tranh gấy xúc động có tên là "Trở về," vẽ cảnh một nhóm bé trai trở lại một ngôi làng không bóng người trong một chốn hoang vu bị chiến tranh tàn phá. Một bức khác vẽ cảnh những tù binh bị xiềng xích có tên "Chiến thắng của Mỹ trước tù nhân chiến tranh," và một khẩu hiệu bằng tiếng Việt viết "Căm thù trả bằng căm thù, máu trả bằng máu, đầu lâu trả bằng đầu lâu." Một người bạn Việt Nam cùng tôi tới xem triển lãm đã nhận xét rằng đây là buổi trình bày "những vũ khí của kẻ yếu." Không có hướng dẫn, ý thức định hướng, hoặc đủ tài năng, các nghệ sĩ và thi sĩ trẻ đang trút phẫn nộ vào người Mỹ bởi vì, như bạn tôi nói, "họ không có cách nào khác để phát biểu bất cứ điều gì-họ không thể công kích chính quyền, nhưng chính quyền lại cho họ công kích nước Mỹ". Trên báo chí gần đây đã có ngày càng nhiều hí họa chống Mỹ. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên thấy rằng trình tự chống Mỹ đã khởi lên chậm chạp như thế. Tại Sài Gòn, sự chậm chạp này có thể được giải thích phần nào bằng thực tế rằng, với những ngoại lệ hiếm hoi (như xe jeep Mỹ gây tai nạn rồi bỏ chạy luôn, hay lính Mỹ đánh nhau với người Việt trong các quán rượn), còn thông thường lính Mỹ cũng giữ tư cách, và trong hai năm qua ngày càng có ít lính Mỹ được phép vào đô thành. (Lính Mỹ cũng bị cấm vào nhiều thành phố lớn khác). Những chuyện tồi tệ nhất về sự tàn bạo của Mỹ, tiêu biểu là vụ Mỹ Lai, đã xảy ra ở nông thôn; số lượng những sự cố tương tự và nhỏ hơn tuỳ chẳng ai biết đích xác nhưng chắc cũng phải lên tới hàng ngàn... Trong những ngày đầu của cuộc chiến, nhiều tình bạn đã nảy nở giữa người Mỹ và người Việt, nhưng đó hầu như luôn luôn là những quan hệ bề mặt. Không dễ gì hiểu được người Việt, và họ thích nhấn mạnh sự khó hiểu của họ với người Mỹ vốn đến và đi trong cuộc sống của họ quá nhanh. Sau 25 năm tiếp xúc với xứ sở này, tôi có lẽ cũng có vài chục người bạn Việt Nam, tất cả đều ở Sài Gòn.</p><p></p><p></p><p>Một lý do khiến người Việt Nam khó hiểu là ở chỗ, việc tiến hành huấn luyện tiếng Việt một cách có hệ thống cho người Mỹ ở đây đã chậm chạp đến đáng buồn. Tiếng Việt thì rất khó học vì nó có nhiều âm sắc dấu nhấn-nhiều chữ có thể phát âm theo năm sáu cách khác nhau về âm sác, và có năm sáu nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề có thể cải thiện mau chóng nếu chúng ta chịu tài trợ việc giảng dạy tiếng Anh rộng rãi cho người Việt thay vì để họ học trong những lớp đêm thường là khá đắt tiền của thày giáo địa phương. Với những người dưới bốn mươi, tiếng Anh thường là sinh ngữ thứ nhì hơn tiếng Pháp, nhưng nó không được sử dụng thường xuyên như tiếng Pháp, cho đến nay vẫn vậy. Như thế, một trong những thất bại lớn nhất của chúng ta tại Việt Nam là nằm trong lãnh vực giáo dục nói chung. Chúng ta đã xây trường học trên khắp xứ này, nhưng lại không có đủ giáo viên, sách vở và trang bị. Tuy rằng người Việt, cũng như người Hoa, rất hiếu học, số học sinh đi học tại bốn trong 11 trường cấp quận ở Sài Gòn lại chưa đầy 50% trẻ em trong độ tuổi. Điều này là do đô thành này hiện có hơn 1.000 phòng học trong các trường tiểu học công cũng như tư cho một số trẻ em ghi danh là 257.000. Một phần ba tới một nửa các phòng học này phải hoạt động ba ca mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nhiều trẻ em có khả năng đến trường lại chỉ có mặt được ở đó ba tiếng mỗi ngày. Có tổng cộng 2.500 giáo viên, tức một thày cho hơn một trăm học trò. Nên không ngạc nhiên gì khi chỉ có 58% trẻ em đi học hoàn tất học trình dù chỉ ở cấp tiểu học.</p><p></p><p></p><p>Tình hình tại các đại học ở nhiều mặt còn tồi tệ hơn. Đại học Sài Gòn-một trong tám đại học trên toàn Nam Việt Nam-có khoảng 35.000 sinh viên và 350 giảng viên, tức một giảng viên cho 77 sinh viên. Rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các giáo sư và giảng viên chỉ dành ba giờ một tuần cho các lớp ở Sài Gòn, vì họ còn phải đi khắp đất nước để dạy tại các đại học khác nằm rải rác từ Huế ở phía bắc tới Cần Thơ ở phía nam. Những bài giảng thường được phát dưới dạng quay ronéo, và hầu như không có hình thức thảo luận trong lớp. Hơn nữa, có ít trang bị khoa học đến nỗi có tới 22.000 trong số 35.000 sinh viên của Viện Đại học Sài Gòn ghi danh vào Mỹ thuật hoặc Văn khoa hoặc trường luật-điều này lại xảy ra ở một đất nước mà nếu nó muốn sống còn thì nó cần nhiều kỹ sư và những sinh viên được đào tạo một cách khoa học hơn là những luật sư hay sinh viên văn chương. Một hậu quả của sự bất cập ở đại học là ở chỗ con cái nhà giàu thì đi du học và ở lại luôn bên đó. Bạn tôi Tôn Thất Thiện, là nhà sử học xã hội và là hiệu trưởng Đại học Vạn Hạnh, một trường tư của giáo hội Phật giáo với 3.600 sinh viên, cũng đồng tình với những người có khả năng đi du học, cho dù ông ta cũng than thở về ảnh hưởng của sự thất thoát chất xám này đối với Việt Nam. "Ai mà muốn trở lại một nhà tù khổng lồ và để bị giết chứ?" ông ta đặt câu hỏi như thế.</p><p></p><p></p><p>Một trong những thần tượng của thế hệ trẻ là một thanh niên gầy gò, đeo kính cận, quê ở Huế, tên là Trịnh Công Sơn. Ở tuổi 32, anh là tác giả nhiều bài nhạc phản chiến sâu sắc, và tuy chúng bị cấm trong năm 1968 và 1969, nhưng vẫn được chơi ở một số phòng trà và phổ biến qua băng cassette in lậu. Một cô gái Bắc kỳ di cư 23 tuổi tên là Khánh Ly, với giọng hát trầm đục du dương cũng thu hút như chính những bài nhạc ấy, đã giúp chúng trở nên nổi tiếng...</p><p></p><p>Một bản nhạc của Sơn có tên "Đại bác ru đêm". Phần đầu có ca từ như sau:</p><p></p><p>Đại bác đêm đêm dội về thành phố</p><p>Người phu quét đường dựng chổi lắng nghe</p><p>Đại bác qua đôi đánh thúc mẹ dậy</p><p>Đại bác qua đây con thơ buồn tủi...</p><p>Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng</p><p>Từng đêm chong sáng là mát quê hương...</p><p></p><p>Trịnh Công Sơn, người đôi khi vẫn ngồi trong các phòng trà nghe Khánh Ly hát nhạc của mình, đã có được tên tuổi nhưng chẳng có mấy tiền bạc từ tác phẩm của mình, vì anh ta không kiểm soát được việc phổ biến băng cassette. Tiền mà anh kiếm được là nhờ cho in những bài tình ca của mình. Chính quyền ít nhiều cũng để anh được yên, vì anh quá nổi tiếng, nhưng anh chẳng có mấy tin tưởng vào các chính khách và cũng không hào hứng gì với chính trị. Độ một năm trước, một số bạn bè trong Không lực Việt Nam đề nghị anh nhập ngũ và nhận một nhiệm sở an toàn nhưng anh từ chối. Những bài nhạc của anh rất phổ biến trong quân đội, những người lính này đến phòng trà trên đường Tự Do nơi Khánh Ly hát những nhạc phẩm này, họ ngồi nghe và hoan hô cô như điên. Đôi khi, một cựu chiến binh đã mất một tay, một chân, và một mắt trong chiến tranh, đứng dậy và hát những bài đó với giọng khàn đặc, với đèn sân khấu chiếu thẳng vào anh ta, tạo thành một màn kịch bóng ngoạn mục. </p><p></p><p></p><p>Tôi có một buổi chiều nói chuyện với Trịnh Công Sơn và nghe vài bài hát mới của anh, chúng ít nhiều có giọng hoài niệm của các ca khúc cách mạng trong thời Nội chiến Tây Ban Nha. Trong đó có mấy bản mang tên "Dân ta quyết sống," "Chỉ còn trông vào chính chúng ta," và "Việt Nam ơi đứng dậy". Nghe những bản này, tôi nghĩ đến một hành khúc của VC mà tôi được đọc gần đây. Nó được tịch thu từ xác một cán binh Bắc Việt và không có vẻ buồn buồn như nhạc Trịnh Công Sơn. Ngược lại, những bài nhạc mới của anh nghe có vẻ cảm tính và phi thời gian hơn.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81751, member: 17223"] Tuy nhiên, sau này, đã có một sự thức tỉnh về một điều gì đó mới mẻ, có lẽ ta có thể định nghĩa tết nhất là ý thức phẫn nộ. Điều này trở thành hiển nhiên vào mấy tháng trước trong một cuộc triển lãm hội họa, thơ, liễn và tờ rơi của sinh viên Mỹ thuật và Văn khoa của Đại học Sài Gòn. Hầu hết những bức tranh và ký họa đều tự nhiên liên quan đến chiến tranh, và nhiều bức có tính trần trụi dữ dội theo kiểu Guemica của Picasso. Một bức lớn mô tả người Mỹ như những con chim đại bàng, ưng, và sói đang xâu xé miền quê. Cũng có nhiều bức tranh và ký họa mô tả các nghĩa trang và đầu lâu, những mớ xương khô rên đồng ruộng những con người đang bỏ chạy. Một bức tranh gấy xúc động có tên là "Trở về," vẽ cảnh một nhóm bé trai trở lại một ngôi làng không bóng người trong một chốn hoang vu bị chiến tranh tàn phá. Một bức khác vẽ cảnh những tù binh bị xiềng xích có tên "Chiến thắng của Mỹ trước tù nhân chiến tranh," và một khẩu hiệu bằng tiếng Việt viết "Căm thù trả bằng căm thù, máu trả bằng máu, đầu lâu trả bằng đầu lâu." Một người bạn Việt Nam cùng tôi tới xem triển lãm đã nhận xét rằng đây là buổi trình bày "những vũ khí của kẻ yếu." Không có hướng dẫn, ý thức định hướng, hoặc đủ tài năng, các nghệ sĩ và thi sĩ trẻ đang trút phẫn nộ vào người Mỹ bởi vì, như bạn tôi nói, "họ không có cách nào khác để phát biểu bất cứ điều gì-họ không thể công kích chính quyền, nhưng chính quyền lại cho họ công kích nước Mỹ". Trên báo chí gần đây đã có ngày càng nhiều hí họa chống Mỹ. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên thấy rằng trình tự chống Mỹ đã khởi lên chậm chạp như thế. Tại Sài Gòn, sự chậm chạp này có thể được giải thích phần nào bằng thực tế rằng, với những ngoại lệ hiếm hoi (như xe jeep Mỹ gây tai nạn rồi bỏ chạy luôn, hay lính Mỹ đánh nhau với người Việt trong các quán rượn), còn thông thường lính Mỹ cũng giữ tư cách, và trong hai năm qua ngày càng có ít lính Mỹ được phép vào đô thành. (Lính Mỹ cũng bị cấm vào nhiều thành phố lớn khác). Những chuyện tồi tệ nhất về sự tàn bạo của Mỹ, tiêu biểu là vụ Mỹ Lai, đã xảy ra ở nông thôn; số lượng những sự cố tương tự và nhỏ hơn tuỳ chẳng ai biết đích xác nhưng chắc cũng phải lên tới hàng ngàn... Trong những ngày đầu của cuộc chiến, nhiều tình bạn đã nảy nở giữa người Mỹ và người Việt, nhưng đó hầu như luôn luôn là những quan hệ bề mặt. Không dễ gì hiểu được người Việt, và họ thích nhấn mạnh sự khó hiểu của họ với người Mỹ vốn đến và đi trong cuộc sống của họ quá nhanh. Sau 25 năm tiếp xúc với xứ sở này, tôi có lẽ cũng có vài chục người bạn Việt Nam, tất cả đều ở Sài Gòn. Một lý do khiến người Việt Nam khó hiểu là ở chỗ, việc tiến hành huấn luyện tiếng Việt một cách có hệ thống cho người Mỹ ở đây đã chậm chạp đến đáng buồn. Tiếng Việt thì rất khó học vì nó có nhiều âm sắc dấu nhấn-nhiều chữ có thể phát âm theo năm sáu cách khác nhau về âm sác, và có năm sáu nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề có thể cải thiện mau chóng nếu chúng ta chịu tài trợ việc giảng dạy tiếng Anh rộng rãi cho người Việt thay vì để họ học trong những lớp đêm thường là khá đắt tiền của thày giáo địa phương. Với những người dưới bốn mươi, tiếng Anh thường là sinh ngữ thứ nhì hơn tiếng Pháp, nhưng nó không được sử dụng thường xuyên như tiếng Pháp, cho đến nay vẫn vậy. Như thế, một trong những thất bại lớn nhất của chúng ta tại Việt Nam là nằm trong lãnh vực giáo dục nói chung. Chúng ta đã xây trường học trên khắp xứ này, nhưng lại không có đủ giáo viên, sách vở và trang bị. Tuy rằng người Việt, cũng như người Hoa, rất hiếu học, số học sinh đi học tại bốn trong 11 trường cấp quận ở Sài Gòn lại chưa đầy 50% trẻ em trong độ tuổi. Điều này là do đô thành này hiện có hơn 1.000 phòng học trong các trường tiểu học công cũng như tư cho một số trẻ em ghi danh là 257.000. Một phần ba tới một nửa các phòng học này phải hoạt động ba ca mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nhiều trẻ em có khả năng đến trường lại chỉ có mặt được ở đó ba tiếng mỗi ngày. Có tổng cộng 2.500 giáo viên, tức một thày cho hơn một trăm học trò. Nên không ngạc nhiên gì khi chỉ có 58% trẻ em đi học hoàn tất học trình dù chỉ ở cấp tiểu học. Tình hình tại các đại học ở nhiều mặt còn tồi tệ hơn. Đại học Sài Gòn-một trong tám đại học trên toàn Nam Việt Nam-có khoảng 35.000 sinh viên và 350 giảng viên, tức một giảng viên cho 77 sinh viên. Rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các giáo sư và giảng viên chỉ dành ba giờ một tuần cho các lớp ở Sài Gòn, vì họ còn phải đi khắp đất nước để dạy tại các đại học khác nằm rải rác từ Huế ở phía bắc tới Cần Thơ ở phía nam. Những bài giảng thường được phát dưới dạng quay ronéo, và hầu như không có hình thức thảo luận trong lớp. Hơn nữa, có ít trang bị khoa học đến nỗi có tới 22.000 trong số 35.000 sinh viên của Viện Đại học Sài Gòn ghi danh vào Mỹ thuật hoặc Văn khoa hoặc trường luật-điều này lại xảy ra ở một đất nước mà nếu nó muốn sống còn thì nó cần nhiều kỹ sư và những sinh viên được đào tạo một cách khoa học hơn là những luật sư hay sinh viên văn chương. Một hậu quả của sự bất cập ở đại học là ở chỗ con cái nhà giàu thì đi du học và ở lại luôn bên đó. Bạn tôi Tôn Thất Thiện, là nhà sử học xã hội và là hiệu trưởng Đại học Vạn Hạnh, một trường tư của giáo hội Phật giáo với 3.600 sinh viên, cũng đồng tình với những người có khả năng đi du học, cho dù ông ta cũng than thở về ảnh hưởng của sự thất thoát chất xám này đối với Việt Nam. "Ai mà muốn trở lại một nhà tù khổng lồ và để bị giết chứ?" ông ta đặt câu hỏi như thế. Một trong những thần tượng của thế hệ trẻ là một thanh niên gầy gò, đeo kính cận, quê ở Huế, tên là Trịnh Công Sơn. Ở tuổi 32, anh là tác giả nhiều bài nhạc phản chiến sâu sắc, và tuy chúng bị cấm trong năm 1968 và 1969, nhưng vẫn được chơi ở một số phòng trà và phổ biến qua băng cassette in lậu. Một cô gái Bắc kỳ di cư 23 tuổi tên là Khánh Ly, với giọng hát trầm đục du dương cũng thu hút như chính những bài nhạc ấy, đã giúp chúng trở nên nổi tiếng... Một bản nhạc của Sơn có tên "Đại bác ru đêm". Phần đầu có ca từ như sau: Đại bác đêm đêm dội về thành phố Người phu quét đường dựng chổi lắng nghe Đại bác qua đôi đánh thúc mẹ dậy Đại bác qua đây con thơ buồn tủi... Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng Từng đêm chong sáng là mát quê hương... Trịnh Công Sơn, người đôi khi vẫn ngồi trong các phòng trà nghe Khánh Ly hát nhạc của mình, đã có được tên tuổi nhưng chẳng có mấy tiền bạc từ tác phẩm của mình, vì anh ta không kiểm soát được việc phổ biến băng cassette. Tiền mà anh kiếm được là nhờ cho in những bài tình ca của mình. Chính quyền ít nhiều cũng để anh được yên, vì anh quá nổi tiếng, nhưng anh chẳng có mấy tin tưởng vào các chính khách và cũng không hào hứng gì với chính trị. Độ một năm trước, một số bạn bè trong Không lực Việt Nam đề nghị anh nhập ngũ và nhận một nhiệm sở an toàn nhưng anh từ chối. Những bài nhạc của anh rất phổ biến trong quân đội, những người lính này đến phòng trà trên đường Tự Do nơi Khánh Ly hát những nhạc phẩm này, họ ngồi nghe và hoan hô cô như điên. Đôi khi, một cựu chiến binh đã mất một tay, một chân, và một mắt trong chiến tranh, đứng dậy và hát những bài đó với giọng khàn đặc, với đèn sân khấu chiếu thẳng vào anh ta, tạo thành một màn kịch bóng ngoạn mục. Tôi có một buổi chiều nói chuyện với Trịnh Công Sơn và nghe vài bài hát mới của anh, chúng ít nhiều có giọng hoài niệm của các ca khúc cách mạng trong thời Nội chiến Tây Ban Nha. Trong đó có mấy bản mang tên "Dân ta quyết sống," "Chỉ còn trông vào chính chúng ta," và "Việt Nam ơi đứng dậy". Nghe những bản này, tôi nghĩ đến một hành khúc của VC mà tôi được đọc gần đây. Nó được tịch thu từ xác một cán binh Bắc Việt và không có vẻ buồn buồn như nhạc Trịnh Công Sơn. Ngược lại, những bài nhạc mới của anh nghe có vẻ cảm tính và phi thời gian hơn. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top