Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81746" data-attributes="member: 17223"><p>Đại tướng D. từng là một trong những tướng lãnh hàng đầu của Nam Việt Nam. Ông ta phụ trách Quân đoàn IV, ở Đồng bằng sông Cửu Long; ông ta đã tham gia nhiều vụ đảo chánh sau vụ lật đổ Ngô Đình Diệm vào tháng 11-1963; và ông ta đã có lần tự mình tổ chức đảo chánh nhưng nó tan rã trước khi đến được Sài Gòn. Sau cùng, ông ta mất chức và chìm vào bóng tối vốn đã từng nuốt chửng nhiều nhà lãnh đạo Nam Việt Nam trong những năm gần đây. Ngày nay, mặc chiếc quần ố bẩn với áo sơ mi, người ta thường thấy D. trên đường Tự Do, vung tay múa chân và quát tháo những lời chửa rủa. Đôi khi ông ta cũng vào hàng hiên hoặc cả tiền sảnh của khách sạn Continental-một kiến trúc mở rộng, trần cao, hơi ẩm và dễ chịu, di tích của chế độ thuộc địa Pháp, nơi tôi luôn lưu trú mỗi khi tới Sài Gòn. Có lần ông ta vào bên trong quầy phụ trách phòng và khởi sự trao chìa khoá cho bất cứ ai bước vào. Ông giám đốc-một người Pháp lai Việt tốt bụng tên là Philippe Franchini được thừa hưởng khách sạn này từ ông bố người Pháp-cứ để yên mọi chuyện cho đến khi D. mệt với trò chơi này và đi ra, vẫn la hét loạn xạ. Ông ta là nạn nhân của chứng liệt nhẹ.</p><p></p><p></p><p>Người điên xuất hiện khắp Sài Gòn-hầu hết chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Một người đàn bà điên thường lang thang ở đường Tự Do quấn khăn của thổ dân da đỏ châu Mỹ và luôn cười khúc khích. Không ai biết bà ta là ai, nhưng bà ta đã thành một chi tiết hàng ngày của khung cảnh này. Có những quả phụ chiến tranh mất trí bực tức la hét um sùm, như tướng D., nhưng họ thường rất cay đắng, và họ cố ý ngồi sụp xuống để giải toả chính mình trước những khách sạn có người Mỹ lưu trú. Rồi có một bà chỉ huy một nhóm gái điếm điếc và câm-phần lớn chỉ mười bốn mười lăm tuổi, có cô còn nhỏ hơn. Họ tụ tập hàng đêm ở góc đường Tự Do gần Continetal nhất, thường thường là trước giờ giới nghiêm, tức 1 giờ sáng. Ở thời điểm này, có những gái điếm-trong, đó có những cô tôi đã thấy già đi và nhăn nheo hơn trong mười năm qua-đứng ở các góc đường khắp trong thành phố, hy vọng có khách chơi về khuya đón đi. Cũng vào giờ này, bọn ma cô chở gái đi long vòng bằng xe gắn máy và gạ gẫm với giá rẻ bèo. Tuy nhiên, cũng khó mà coi giá đó là rẻ vì tỷ lệ bị bệnh xã hội trong giới gái điếm Sài Gòn hiện được đánh giá tơi 65 phần trăm.</p><p></p><p></p><p>Với tôi, bi đát hơn các cô gái điếm là trẻ đường phố ở Sài Gòn-những đứa bé hoang dại, gan góc, và nhiều đứa chỉ mới chín hay mười tuổi, và nhiều đứa là trẻ mồ côi, chẳng có nhà cửa gì ngoài mái hiên mà chúng ngủ ban đêm. Một số đứa có khi làm nghề đánh giày, và nếu sau cùng bị trấn áp, chúng sẽ chửi mắng khách. Một số đứa bán báo, lạc rang, bút chì, hay bưu thiếp, hoặc làm bất cứ công việc gì người ta thuê. Tuy nhiên, phần lớn thời gian chúng chẳng có việc gì để làm, và chúng trộm cắp ngày càng thường xuyên hơn-ở các sạp bán hàng lề đường, ở những cửa tiệm lộ thiên, hay móc túi khách đi đường lơ đãng. Chúng bỏ phần lớn thời gian để hút thuốc lá-hay cần sa nếu chúng kiếm được-và đánh bài ăn tiền trong các ngõ hẻm. Nhiều đứa có vẻ hết phương cứu chữa; một số đứa thực tình muốn bị bắt và sống trong tù, ngay cả trong điều kiện tồi tệ nhất. Một người bạn Mỹ của tôi năm ngoái đã làm một cuộc thử nghiệm. Trong vài tháng, ông ta theo dõi một đứa bé nọ khoảng chín tuổi, và cuộc sống đường phố hoàn toàn xoá hết dáng vẻ gần như thiên thần của nó. Mỗi buổi chiều, thằng bé lại xuất hiện ở khu Tự Do, vẫn mặc cái quần cụt và chiếc áo tả tơi ấy, có khi đi ăn xin chút đỉnh hoặc có khi bán báo. Bạn tôi đưa nó về nhà, cho nó tắm, ăn uống, và mặc cho nó quần áo mới. Thằng bé cám ơn rồi hỏi nó đi được chưa. Một giờ sau, nó đã trở ra vị trí của nó ở đường Tự Do, vẫn mặc bộ đồ cũ bẩn thỉu lúc trước.</p><p></p><p></p><p>Ăn xin có mặt khắp Sài Gòn với độ tuổi từ ba đến bảy mươi. Một số là con cái của dân tị nạn, và lang thang khắp nơi với đứa em nhỏ xíu địu trên lưng, và một số khác là dân Sài Gòn chuyên sống bằng nghề ăn xin suốt những năm chiến tranh. Nhiều người trong bọn họ bị què cụt, hoặc do bẩm sinh hoặc phải cắt vì chiến trận, và họ ngồi ở những góc đường thường có người Mỹ qua lại, chìa nón hay cái ca ra, miệng mỉm cười và đầu gật gù. Họ rối rít cảm ơn khi có ai cho họ 10 hay 20 đồng (bằng ba tới năm xu Mỹ) nhưng nếu ai làm lơ, thì cũng giống bọn trẻ đánh giày, họ sẽ tuôn ra những câu rủa xả-điều mà họ tin khá chắc là người Mỹ không hiểu được. Nạn ăn xin Sài Gòn không chỉ là một biểu hiện của nghèo đói và tuyệt vọng. Ở đây có một sự tự hạ cấp rõ rệt-một sự tự thù ghét mình và thù ghét người ngoại quốc đã đẩy họ vào sự ô nhục và lệ thuộc. Dĩ nhiên, đôi khi cũng có những vụ tự thiêu thực sự, do các tăng hoặc ni Phật giáo tiến hành bằng cách tẩm xăng vào y phục rồi châm lửa. Những người ăn xin có khi cũng làm những hành vi tự huỷ thân thể đến kinh người. Ngày nọ, khi đang thả bộ trên đường Tự Do với một người bạn, tôi thấy một ông trung niên vừa dùng dao ắt vào tay và chân và nằm chảy máu trên lề đường, vẫn chìa cái nón ra. Tôi kêu lên “Ôi Chúa ơi… chỉ có vở Việt Nam!”. Bạn tôi, một người Mỹ cũng đã đi đi về về xứ này nhiều năm như tôi, và đã lấy vợ Việt, đã phê phán tôi. “Anh có bao giờ thấy một thành phố lớn ở Mỹ về khuya không, với tất cả sự tàn ác, xấu xa và bạo lực của nó?” anh ta hỏi. Ngưng lại một chút, anh ta tiếp, “Tuy nhiên, đúng vậy, chúng ta và họ đều cảm thấy mình đã phạm tội-đối với bên kia và với chính chúng ta. Xứ Nam Việt Nam khốn khổ này là con đĩ, còn nước Mỹ là ma cô”.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81746, member: 17223"] Đại tướng D. từng là một trong những tướng lãnh hàng đầu của Nam Việt Nam. Ông ta phụ trách Quân đoàn IV, ở Đồng bằng sông Cửu Long; ông ta đã tham gia nhiều vụ đảo chánh sau vụ lật đổ Ngô Đình Diệm vào tháng 11-1963; và ông ta đã có lần tự mình tổ chức đảo chánh nhưng nó tan rã trước khi đến được Sài Gòn. Sau cùng, ông ta mất chức và chìm vào bóng tối vốn đã từng nuốt chửng nhiều nhà lãnh đạo Nam Việt Nam trong những năm gần đây. Ngày nay, mặc chiếc quần ố bẩn với áo sơ mi, người ta thường thấy D. trên đường Tự Do, vung tay múa chân và quát tháo những lời chửa rủa. Đôi khi ông ta cũng vào hàng hiên hoặc cả tiền sảnh của khách sạn Continental-một kiến trúc mở rộng, trần cao, hơi ẩm và dễ chịu, di tích của chế độ thuộc địa Pháp, nơi tôi luôn lưu trú mỗi khi tới Sài Gòn. Có lần ông ta vào bên trong quầy phụ trách phòng và khởi sự trao chìa khoá cho bất cứ ai bước vào. Ông giám đốc-một người Pháp lai Việt tốt bụng tên là Philippe Franchini được thừa hưởng khách sạn này từ ông bố người Pháp-cứ để yên mọi chuyện cho đến khi D. mệt với trò chơi này và đi ra, vẫn la hét loạn xạ. Ông ta là nạn nhân của chứng liệt nhẹ. Người điên xuất hiện khắp Sài Gòn-hầu hết chỉ là nạn nhân của chiến tranh. Một người đàn bà điên thường lang thang ở đường Tự Do quấn khăn của thổ dân da đỏ châu Mỹ và luôn cười khúc khích. Không ai biết bà ta là ai, nhưng bà ta đã thành một chi tiết hàng ngày của khung cảnh này. Có những quả phụ chiến tranh mất trí bực tức la hét um sùm, như tướng D., nhưng họ thường rất cay đắng, và họ cố ý ngồi sụp xuống để giải toả chính mình trước những khách sạn có người Mỹ lưu trú. Rồi có một bà chỉ huy một nhóm gái điếm điếc và câm-phần lớn chỉ mười bốn mười lăm tuổi, có cô còn nhỏ hơn. Họ tụ tập hàng đêm ở góc đường Tự Do gần Continetal nhất, thường thường là trước giờ giới nghiêm, tức 1 giờ sáng. Ở thời điểm này, có những gái điếm-trong, đó có những cô tôi đã thấy già đi và nhăn nheo hơn trong mười năm qua-đứng ở các góc đường khắp trong thành phố, hy vọng có khách chơi về khuya đón đi. Cũng vào giờ này, bọn ma cô chở gái đi long vòng bằng xe gắn máy và gạ gẫm với giá rẻ bèo. Tuy nhiên, cũng khó mà coi giá đó là rẻ vì tỷ lệ bị bệnh xã hội trong giới gái điếm Sài Gòn hiện được đánh giá tơi 65 phần trăm. Với tôi, bi đát hơn các cô gái điếm là trẻ đường phố ở Sài Gòn-những đứa bé hoang dại, gan góc, và nhiều đứa chỉ mới chín hay mười tuổi, và nhiều đứa là trẻ mồ côi, chẳng có nhà cửa gì ngoài mái hiên mà chúng ngủ ban đêm. Một số đứa có khi làm nghề đánh giày, và nếu sau cùng bị trấn áp, chúng sẽ chửi mắng khách. Một số đứa bán báo, lạc rang, bút chì, hay bưu thiếp, hoặc làm bất cứ công việc gì người ta thuê. Tuy nhiên, phần lớn thời gian chúng chẳng có việc gì để làm, và chúng trộm cắp ngày càng thường xuyên hơn-ở các sạp bán hàng lề đường, ở những cửa tiệm lộ thiên, hay móc túi khách đi đường lơ đãng. Chúng bỏ phần lớn thời gian để hút thuốc lá-hay cần sa nếu chúng kiếm được-và đánh bài ăn tiền trong các ngõ hẻm. Nhiều đứa có vẻ hết phương cứu chữa; một số đứa thực tình muốn bị bắt và sống trong tù, ngay cả trong điều kiện tồi tệ nhất. Một người bạn Mỹ của tôi năm ngoái đã làm một cuộc thử nghiệm. Trong vài tháng, ông ta theo dõi một đứa bé nọ khoảng chín tuổi, và cuộc sống đường phố hoàn toàn xoá hết dáng vẻ gần như thiên thần của nó. Mỗi buổi chiều, thằng bé lại xuất hiện ở khu Tự Do, vẫn mặc cái quần cụt và chiếc áo tả tơi ấy, có khi đi ăn xin chút đỉnh hoặc có khi bán báo. Bạn tôi đưa nó về nhà, cho nó tắm, ăn uống, và mặc cho nó quần áo mới. Thằng bé cám ơn rồi hỏi nó đi được chưa. Một giờ sau, nó đã trở ra vị trí của nó ở đường Tự Do, vẫn mặc bộ đồ cũ bẩn thỉu lúc trước. Ăn xin có mặt khắp Sài Gòn với độ tuổi từ ba đến bảy mươi. Một số là con cái của dân tị nạn, và lang thang khắp nơi với đứa em nhỏ xíu địu trên lưng, và một số khác là dân Sài Gòn chuyên sống bằng nghề ăn xin suốt những năm chiến tranh. Nhiều người trong bọn họ bị què cụt, hoặc do bẩm sinh hoặc phải cắt vì chiến trận, và họ ngồi ở những góc đường thường có người Mỹ qua lại, chìa nón hay cái ca ra, miệng mỉm cười và đầu gật gù. Họ rối rít cảm ơn khi có ai cho họ 10 hay 20 đồng (bằng ba tới năm xu Mỹ) nhưng nếu ai làm lơ, thì cũng giống bọn trẻ đánh giày, họ sẽ tuôn ra những câu rủa xả-điều mà họ tin khá chắc là người Mỹ không hiểu được. Nạn ăn xin Sài Gòn không chỉ là một biểu hiện của nghèo đói và tuyệt vọng. Ở đây có một sự tự hạ cấp rõ rệt-một sự tự thù ghét mình và thù ghét người ngoại quốc đã đẩy họ vào sự ô nhục và lệ thuộc. Dĩ nhiên, đôi khi cũng có những vụ tự thiêu thực sự, do các tăng hoặc ni Phật giáo tiến hành bằng cách tẩm xăng vào y phục rồi châm lửa. Những người ăn xin có khi cũng làm những hành vi tự huỷ thân thể đến kinh người. Ngày nọ, khi đang thả bộ trên đường Tự Do với một người bạn, tôi thấy một ông trung niên vừa dùng dao ắt vào tay và chân và nằm chảy máu trên lề đường, vẫn chìa cái nón ra. Tôi kêu lên “Ôi Chúa ơi… chỉ có vở Việt Nam!”. Bạn tôi, một người Mỹ cũng đã đi đi về về xứ này nhiều năm như tôi, và đã lấy vợ Việt, đã phê phán tôi. “Anh có bao giờ thấy một thành phố lớn ở Mỹ về khuya không, với tất cả sự tàn ác, xấu xa và bạo lực của nó?” anh ta hỏi. Ngưng lại một chút, anh ta tiếp, “Tuy nhiên, đúng vậy, chúng ta và họ đều cảm thấy mình đã phạm tội-đối với bên kia và với chính chúng ta. Xứ Nam Việt Nam khốn khổ này là con đĩ, còn nước Mỹ là ma cô”. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top