Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81743" data-attributes="member: 17223"><p>Giữa cuộc bầu cử và cuộc đụng độ dữ dội dọc vùng phi quân sự là 1 mùa hè bận rộn. Tôi không gặp lại ông ta cho đến tháng 10. uỷ ban giám sát bầu cử của Quốc hội đã khuyến cáo rằng bởi vì trò gian lận tràn lan, nên cần phải tuyên bố vô hiệu chiến thắng của Thiệu và Kỳ. Trong khi cả Quốc hội đang bỏ phiếu về vấn đề này, Loan ngồi lù xù trên 1 chiếc ghế trong 1 ô riêng nhìn xuống sân khấu của nhà hát opera cũ của Sài Gòn nơi Quốc hội đang họp, chiếc mũ của ông ta đẩy ngược ra sau, uống bia và lơ đãng quay ổ đạn của khẩu súng lục, khẩu Smith & Wesson cỡ 9 ly. Khuyến cáo của uỷ ban bị bác bỏ.</p><p></p><p></p><p>Sau nhiều tuần cố gắng, tôi đã sai</p><p></p><p>Không lực VN có lẽ không có mặc cảm tự ti quá rõ như những binh chủng khác, chủ yếu bởi vì Việt Cộng không có bất cứ máy bay nào – thực tế là không có gì hơn, cho đến gần đây, là vài súng máy để đương đầu với những máy bay cánh quạt Skyraider do Mỹ cung cấp. Vì Loan lên lon chậm – ông ta chỉ được thăng chức thiếu ta sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ - ông ta ít bay và làm việc ở ban tham mưu nhiều hơn. Ông ta được gửi đến Mỹ để huấn luyện thêm và dần dần nổi lên như 1 chuyên gia an ninh và tình báo.</p><p></p><p></p><p>Một người Việt biết Loan trong những ngày này mô tả ông ta như 1 nhân vật ít phô trương hơn mẩu người của Kỳ, một thanh niên có vẻ hơi rụt rè, khép kín, uống rượu chừng mực, không có tình nhân, và tật xấu duy nhất của người đó là thích chơi xì phé trong 1 căn phòng trên lầu của quán cà phê Brodard.</p><p></p><p></p><p>Vào mùa xuân năm 1965, lần đầu tiên không lực VN 2 lần đột kích thả bom Bắc Việt. Kỳ, tư lệnh không quân đã chỉ huy cuộc tấn công và Loan bay trong vai trò trợ thủ của ông ta. Những cuộc không kích này chủ yếu là tượng trưng. Những chiếc Skyraider này không bay quá xa về phía bắc sông Bến Hải, và bởi vì chúng rõ ràng không đọ nổi những tên lửa Bắc Việt, súng phòng không điều khiển bằng radar, và những máy bay đánh chặn MIG, nên về sau chúng chỉ giới hạn trong những chiến dịch ở Nam VN. Mãi cho đến năm 1968 không quân VN mới nhận được 1 số máy bay phản lực tượng trưng, và những chiếc máy bay này cũng không phù hợp cho những cuộc hành quân đánh ra miền Bắc.</p><p></p><p></p><p>“các anh đã trói tay chúng tôi”, Loan nói vậy khi tôi quay trở lại thăm ông ta. “Các anh muốn tự các anh đánh thắng cuộc chiến này”. Ông ta có thể nói gì khác? Tuy nhiên, cũng không thể chối cãi rằng giới chỉ huy người Mỹ đã quyết định thắng cuộc chiến này bằng binh lính Mỹ và để cho người Việt tái thiết sau cuộc chiến, cho đến khi quá trễ rồi họ mới thay đổi quan điểm.</p><p></p><p></p><p>Tháng 6-1965, chỉ vài tháng sau những cuộc không kích này, Kỳ nổi lên như 1 lãnh tụ nhóm sỹ quan đảo chánh quân sự sau 2 năm các chính phủ cứ thay đổi nhau liên tục. Việc leo lên nắm quyền của ông ta xảy ra ngay khi những binh đoàn chiến đấu của Mỹ đến đây, và sự có mặt của họ tạo 1 cảm giác an toàn chủ yếu là giả tạo. Những vị tướng già bị buộc phải lưu vong hoặc về hưu. Loan được thăng chức đại tá và được chỉ định giữ chức giám đốc cơ quan an ninh và tình báo. Một năm sau, ông ta được giao chỉ huy cảnh sát quốc gia. Ông ta là bạn tâm giao tin cậy nhất của Kỳ, và theo nhiều quan sát viên, là người đứng thứ 2 về quyền lực.</p><p></p><p></p><p>Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu ở phía bắc và miền trung vào sáng sớm ngày 30-1-1968. Sai Gòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công 24 giờ sau đó. Với sự vắng mặt của Thiệu, lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở biệt thự riêng tại Mỹ Tho, thành phố quê hương của vợ ông ta. Kỳ và Loan nắm quyền chỉ huy phòng vệ thủ đô.</p><p></p><p></p><p>Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.</p><p></p><p></p><p>Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Prees, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.</p><p></p><p></p><p>Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.</p><p></p><p></p><p>Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.</p><p></p><p></p><p>Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.</p><p></p><p>Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81743, member: 17223"] Giữa cuộc bầu cử và cuộc đụng độ dữ dội dọc vùng phi quân sự là 1 mùa hè bận rộn. Tôi không gặp lại ông ta cho đến tháng 10. uỷ ban giám sát bầu cử của Quốc hội đã khuyến cáo rằng bởi vì trò gian lận tràn lan, nên cần phải tuyên bố vô hiệu chiến thắng của Thiệu và Kỳ. Trong khi cả Quốc hội đang bỏ phiếu về vấn đề này, Loan ngồi lù xù trên 1 chiếc ghế trong 1 ô riêng nhìn xuống sân khấu của nhà hát opera cũ của Sài Gòn nơi Quốc hội đang họp, chiếc mũ của ông ta đẩy ngược ra sau, uống bia và lơ đãng quay ổ đạn của khẩu súng lục, khẩu Smith & Wesson cỡ 9 ly. Khuyến cáo của uỷ ban bị bác bỏ. Sau nhiều tuần cố gắng, tôi đã sai Không lực VN có lẽ không có mặc cảm tự ti quá rõ như những binh chủng khác, chủ yếu bởi vì Việt Cộng không có bất cứ máy bay nào – thực tế là không có gì hơn, cho đến gần đây, là vài súng máy để đương đầu với những máy bay cánh quạt Skyraider do Mỹ cung cấp. Vì Loan lên lon chậm – ông ta chỉ được thăng chức thiếu ta sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ - ông ta ít bay và làm việc ở ban tham mưu nhiều hơn. Ông ta được gửi đến Mỹ để huấn luyện thêm và dần dần nổi lên như 1 chuyên gia an ninh và tình báo. Một người Việt biết Loan trong những ngày này mô tả ông ta như 1 nhân vật ít phô trương hơn mẩu người của Kỳ, một thanh niên có vẻ hơi rụt rè, khép kín, uống rượu chừng mực, không có tình nhân, và tật xấu duy nhất của người đó là thích chơi xì phé trong 1 căn phòng trên lầu của quán cà phê Brodard. Vào mùa xuân năm 1965, lần đầu tiên không lực VN 2 lần đột kích thả bom Bắc Việt. Kỳ, tư lệnh không quân đã chỉ huy cuộc tấn công và Loan bay trong vai trò trợ thủ của ông ta. Những cuộc không kích này chủ yếu là tượng trưng. Những chiếc Skyraider này không bay quá xa về phía bắc sông Bến Hải, và bởi vì chúng rõ ràng không đọ nổi những tên lửa Bắc Việt, súng phòng không điều khiển bằng radar, và những máy bay đánh chặn MIG, nên về sau chúng chỉ giới hạn trong những chiến dịch ở Nam VN. Mãi cho đến năm 1968 không quân VN mới nhận được 1 số máy bay phản lực tượng trưng, và những chiếc máy bay này cũng không phù hợp cho những cuộc hành quân đánh ra miền Bắc. “các anh đã trói tay chúng tôi”, Loan nói vậy khi tôi quay trở lại thăm ông ta. “Các anh muốn tự các anh đánh thắng cuộc chiến này”. Ông ta có thể nói gì khác? Tuy nhiên, cũng không thể chối cãi rằng giới chỉ huy người Mỹ đã quyết định thắng cuộc chiến này bằng binh lính Mỹ và để cho người Việt tái thiết sau cuộc chiến, cho đến khi quá trễ rồi họ mới thay đổi quan điểm. Tháng 6-1965, chỉ vài tháng sau những cuộc không kích này, Kỳ nổi lên như 1 lãnh tụ nhóm sỹ quan đảo chánh quân sự sau 2 năm các chính phủ cứ thay đổi nhau liên tục. Việc leo lên nắm quyền của ông ta xảy ra ngay khi những binh đoàn chiến đấu của Mỹ đến đây, và sự có mặt của họ tạo 1 cảm giác an toàn chủ yếu là giả tạo. Những vị tướng già bị buộc phải lưu vong hoặc về hưu. Loan được thăng chức đại tá và được chỉ định giữ chức giám đốc cơ quan an ninh và tình báo. Một năm sau, ông ta được giao chỉ huy cảnh sát quốc gia. Ông ta là bạn tâm giao tin cậy nhất của Kỳ, và theo nhiều quan sát viên, là người đứng thứ 2 về quyền lực. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu ở phía bắc và miền trung vào sáng sớm ngày 30-1-1968. Sai Gòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công 24 giờ sau đó. Với sự vắng mặt của Thiệu, lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở biệt thự riêng tại Mỹ Tho, thành phố quê hương của vợ ông ta. Kỳ và Loan nắm quyền chỉ huy phòng vệ thủ đô. Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này. Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Prees, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley. Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng. Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á. Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù. Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Trung Đại ( Thế kỷ X - XIX )
Những phóng sự về chiến tranh
Top