• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Những phát hiện mới nhất về Dải Ngân Hà

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Dải Ngân Hà có chứa trái đất (Milky Way), từ nay không còn bị coi là "cô em yếu ớt" của chòm sao Tiên Nữ (Andromeda) liền kề, bởi nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng sự rộng lớn và tốc độ chuyển động của Dải Ngân Hà chẳng kém cạnh mấy so với "chị" của mình.
Đây là công bố của một nhóm các nhà khoa học quốc tế đưa ra ngày 5.1, tại Hội nghị thiên văn học Mỹ, được tổ chức tại California (Mỹ).

Để đưa ra được kết luận hoàn toàn khác với nhận định từ hàng thập kỷ nay của các nhà thiên văn học, nhóm các nhà khoa học trên đã sử dụng 10 hệ thống ăng-ten vô tuyến kính viễn vọng lớn để đo độ sáng của các vì sao mới sáng nhất trong Dải Ngân Hà tại các thời điểm khác nhau khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Sau đó, các nhà khoa học đã lập một bản đồ các vì sao, trong đó không chỉ mô tả các ngôi sao theo vị trí đầu tiên mà họ quan sát được mà còn theo cả chiều thứ 3 về thời gian. Bản đồ 3 chiều này cho thấy bề rộng của Dải Ngân Hà lớn hơn 15% và khối lượng nặng hơn 50% so với các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, vận tốc mà dải hình xoắn ốc này quay xung quanh trục tâm của nó là khoảng 965.000 km/h, nhanh hơn gần 200.000 km/h (tương đương 15%) so với nghiên cứu trước đó.

Theo nhà khoa học Mark Reid, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, Dải Ngân Hà nặng hơn đồng nghĩa với việc lực hút của nó sẽ lớn hơn, do đó khả năng va chạm với Dải Ngân Hà của chòm sao Tiên Nữ hoặc các dải thiên hà nhỏ hơn gần với nó sẽ xảy ra sớm hơn và chắc sẽ không phải là cú va sượt qua như từng được dự đoán. Song, quá trình này sẽ xảy ra cách thời điểm hiện tại ít nhất từ 2 đến 3 tỷ năm.

Nhà khoa học người Đức Karl Menten nhận xét các kết quả mới nhất thu được từ hệ thống vô tuyến của kính viễn vọng đã cho các kết quả chính xác hơn về khoảng cách và sự chuyển động của Dải Ngân Hà so với các nghiên cứu trước, do áp dụng phương pháp đạc tam giác trong việc lập bản đồ địa chính truyền thống và không dựa trên bất kỳ một giả định nào thuộc về đặc tính, chẳng hạn về độ sáng.

Tuy nhiên, ông Menten cho biết không giống như các dải thiên hà khác, Dải Ngân Hà sẽ rất khó được xác định cấu trúc bởi Trái Đất nằm trong nó.

Thái Dương hệ của Trái Đất cách trung tâm của Dải Ngân Hà 28.000 năm ánh sáng.

Theo NLĐ
 
Dải Ngân Hà có chứa trái đất (Milky Way), từ nay không còn bị coi là "cô em yếu ớt" của chòm sao Tiên Nữ (Andromeda) liền kề, bởi nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng sự rộng lớn và tốc độ chuyển động của Dải Ngân Hà chẳng kém cạnh mấy so với "chị" của mình.
Đây là công bố của một nhóm các nhà khoa học quốc tế đưa ra ngày 5.1, tại Hội nghị thiên văn học Mỹ, được tổ chức tại California (Mỹ).

Để đưa ra được kết luận hoàn toàn khác với nhận định từ hàng thập kỷ nay của các nhà thiên văn học, nhóm các nhà khoa học trên đã sử dụng 10 hệ thống ăng-ten vô tuyến kính viễn vọng lớn để đo độ sáng của các vì sao mới sáng nhất trong Dải Ngân Hà tại các thời điểm khác nhau khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Sau đó, các nhà khoa học đã lập một bản đồ các vì sao, trong đó không chỉ mô tả các ngôi sao theo vị trí đầu tiên mà họ quan sát được mà còn theo cả chiều thứ 3 về thời gian. Bản đồ 3 chiều này cho thấy bề rộng của Dải Ngân Hà lớn hơn 15% và khối lượng nặng hơn 50% so với các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, vận tốc mà dải hình xoắn ốc này quay xung quanh trục tâm của nó là khoảng 965.000 km/h, nhanh hơn gần 200.000 km/h (tương đương 15%) so với nghiên cứu trước đó.

Theo nhà khoa học Mark Reid, chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên, Dải Ngân Hà nặng hơn đồng nghĩa với việc lực hút của nó sẽ lớn hơn, do đó khả năng va chạm với Dải Ngân Hà của chòm sao Tiên Nữ hoặc các dải thiên hà nhỏ hơn gần với nó sẽ xảy ra sớm hơn và chắc sẽ không phải là cú va sượt qua như từng được dự đoán. Song, quá trình này sẽ xảy ra cách thời điểm hiện tại ít nhất từ 2 đến 3 tỷ năm.

Nhà khoa học người Đức Karl Menten nhận xét các kết quả mới nhất thu được từ hệ thống vô tuyến của kính viễn vọng đã cho các kết quả chính xác hơn về khoảng cách và sự chuyển động của Dải Ngân Hà so với các nghiên cứu trước, do áp dụng phương pháp đạc tam giác trong việc lập bản đồ địa chính truyền thống và không dựa trên bất kỳ một giả định nào thuộc về đặc tính, chẳng hạn về độ sáng.

Tuy nhiên, ông Menten cho biết không giống như các dải thiên hà khác, Dải Ngân Hà sẽ rất khó được xác định cấu trúc bởi Trái Đất nằm trong nó.

Thái Dương hệ của Trái Đất cách trung tâm của Dải Ngân Hà 28.000 năm ánh sáng.

Theo NLĐ



Gởi lên mấy hình dải NGÂN HÀ cho mọi người xem chơi.
Văn Lê
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top