Hệ Mặt trời rộng lớn ẩn chứa những điều chưa khám phá, đặc biệt là cái khắc nghiệt của nó, từ những cơn bão có vận tốc gió hàng nghìn km/h, tới những vùng địa lý có nhiệt độ lên nóng hàng nghìn độ C.
Hàng thập kỉ qua, các nhà thiên văn học đã sử dụng những chiếc kính viễn vọng để giải mã những bí ẩn của điều kiện khí quyển của những thế giới xa xôi ngoài khoảng không. Từ những cơn gió với vận tốc lốc trên sao Hải Vương cho tới những cơn sóng nhiệt hàng tỉ độ trên sao Kim và còn bao kiểu thời tiết tồi tệ ở những thế giới to lớn khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Điều đó đủ làm chúng ta thấy hạnh phúc biết bao khi được sống trên Trái Đất.
Thế giới của những cơn gió
Những cơn gió dường như luôn la hét trên sao Hải Vương, có vận tốc thổi lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất, khoảng 1500 km/h. Các nhà khoa học nghĩ rằng, nhiệt thoát ra từ những lớp đá bên trong hành tinh này là nguyên nhân gây ra sự đối lưu trong khí quyển.
Với chu kì tự quay khoảng 16 giờ, sự trải ra của hơi nóng có thể làm sản sinh những cơn gió có vận tốc kỉ lục và những cơn bão khổng lồ trên hành tinh màu da trời này.
Ngôi sao băng
Từng là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời, sao Diêm Vương nhận được một lượng ánh sáng mặt trời ít ỏi, chỉ bằng khoảng 1/1000 so với Trái Đất.
Mặc dù trên quỹ đạo của nó có lúc gần mặt trời hơn là sao Hải Vương, nhưng trên thiên thể này khí nitro đóng băng, me-tan và khí các bon vẫn ở trạng thái băng sâu.
Nhiệt độ nơi đây dao động từ -197 độ C đến -187 độ C. Và ở điểm mà nó nằm xa Mặt trời nhất, khoảng 7,2 tỉ km, bầu khí quyển dường như đông cứng, tạo nên vẻ đẹp... chết chóc.
Mặt Trăng Mê tan
Thăm dò mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan, tàu Cassini - Huyghen đã tìm thấy bằng chứng về những cơn mưa chứa đầy khí metan dạng lỏng.
Con tàu còn phát hiện được những con kênh trên bề mặt mặt trăng này được "tạo khắc" bởi những cơm mưa mê tan này. Chất lỏng duy nhất trên mặt trăng Titan là metan được các nhà lí giải do nhiệt độ quá khắc nghiệt của bề mặt - 143 độ C.
Sức nóng hủy diệt
Được đặt theo tên của vị thần tình yêu và sắc đẹp, nhưng với nhiệt độ 476 độ C và đầy hơi nước, sao Kim (Venus) coi là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời. Thậm chí, có người còn gọi đây là "hỏa ngục". Khi bức xạ nhiệt từ mặt trời chiếu vào lớp mây, hơi nóng không thể thoát ra lại không gian. Quả thực, đây là một hành tinh chết. Và với áp suất gấp tới 90 lần Trái Đất, bất kì vị khách nào cũng chắc chắc bị ép nát.
Các nhà khoa học cho rằng, sức nóng cao là dấu hiệu của siêu hiệu ứng nhà kính. Khí quyển chủ yếu bao gồm khí các bon (CO2) cùng với các đám mây axit sunfuric.
Những trận bão sét đáng sợ
Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã ghi nhận được những cơn bão điện từ có thể lớn bằng cả lục địa Bắc Mỹ trên sao Thủy.
Những tia chớp trong cơn bão có sức mạnh gấp hơn 1000 lần so với ở Trái Đất. Tàu vũ trụ còn phát hiện được những cơn bão được tăng cường sức mạnh từ vùng bán cầu bắc của sao Thủy, gọi là vùng "Thung lũng bão".
Cơn bão kéo dài khoảng 3.500 km từ bắc tới nam, nó cũng gây ra hiện tượng nhiễu sóng giống như trong các cơn bão có sấm sét ở Trái Đất.
Bão bụi
Sao Hỏa được biết đến với những cơn bão đã nhấm chìm hoàn toàn một bán cầu và vòng quanh hành tinh. Những cơn gió bụi màu gỉ sét có thể thổi trên bề mặt với vận tốc 97-161km/h, kéo dài trong suốt vài tuần hoặc vài tháng.
Một khi nó bắt đầu, sương mù dày đặc bao phủ lên gần như một nửa hành tinh, làm tăng nhiệt độ tới 30 độ C.
Theo Báo Đất Việt
Hàng thập kỉ qua, các nhà thiên văn học đã sử dụng những chiếc kính viễn vọng để giải mã những bí ẩn của điều kiện khí quyển của những thế giới xa xôi ngoài khoảng không. Từ những cơn gió với vận tốc lốc trên sao Hải Vương cho tới những cơn sóng nhiệt hàng tỉ độ trên sao Kim và còn bao kiểu thời tiết tồi tệ ở những thế giới to lớn khác trong hệ mặt trời của chúng ta. Điều đó đủ làm chúng ta thấy hạnh phúc biết bao khi được sống trên Trái Đất.
Thế giới của những cơn gió
Những cơn gió dường như luôn la hét trên sao Hải Vương, có vận tốc thổi lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất, khoảng 1500 km/h. Các nhà khoa học nghĩ rằng, nhiệt thoát ra từ những lớp đá bên trong hành tinh này là nguyên nhân gây ra sự đối lưu trong khí quyển.
Với chu kì tự quay khoảng 16 giờ, sự trải ra của hơi nóng có thể làm sản sinh những cơn gió có vận tốc kỉ lục và những cơn bão khổng lồ trên hành tinh màu da trời này.
Những cơn gió thổi quanh năm trên hành tinh màu xanh
Ngôi sao băng
Từng là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời, sao Diêm Vương nhận được một lượng ánh sáng mặt trời ít ỏi, chỉ bằng khoảng 1/1000 so với Trái Đất.
Mặc dù trên quỹ đạo của nó có lúc gần mặt trời hơn là sao Hải Vương, nhưng trên thiên thể này khí nitro đóng băng, me-tan và khí các bon vẫn ở trạng thái băng sâu.
Nhiệt độ nơi đây dao động từ -197 độ C đến -187 độ C. Và ở điểm mà nó nằm xa Mặt trời nhất, khoảng 7,2 tỉ km, bầu khí quyển dường như đông cứng, tạo nên vẻ đẹp... chết chóc.
Diêm Vương luôn trong trạng thái mà các nhà khoa học ví như Một cây kem lạnh giá.
Mặt Trăng Mê tan
Thăm dò mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Titan, tàu Cassini - Huyghen đã tìm thấy bằng chứng về những cơn mưa chứa đầy khí metan dạng lỏng.
Con tàu còn phát hiện được những con kênh trên bề mặt mặt trăng này được "tạo khắc" bởi những cơm mưa mê tan này. Chất lỏng duy nhất trên mặt trăng Titan là metan được các nhà lí giải do nhiệt độ quá khắc nghiệt của bề mặt - 143 độ C.
Những đám mây metan làm cho mặt trăng Titan rất huyền ảo
Sức nóng hủy diệt
Được đặt theo tên của vị thần tình yêu và sắc đẹp, nhưng với nhiệt độ 476 độ C và đầy hơi nước, sao Kim (Venus) coi là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời. Thậm chí, có người còn gọi đây là "hỏa ngục". Khi bức xạ nhiệt từ mặt trời chiếu vào lớp mây, hơi nóng không thể thoát ra lại không gian. Quả thực, đây là một hành tinh chết. Và với áp suất gấp tới 90 lần Trái Đất, bất kì vị khách nào cũng chắc chắc bị ép nát.
Các nhà khoa học cho rằng, sức nóng cao là dấu hiệu của siêu hiệu ứng nhà kính. Khí quyển chủ yếu bao gồm khí các bon (CO2) cùng với các đám mây axit sunfuric.
Sức nóng và áp suất khiến cho Sao Kim là một điểm đến không lý tưởng cho bất kì vị khách nào.
Những trận bão sét đáng sợ
Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã ghi nhận được những cơn bão điện từ có thể lớn bằng cả lục địa Bắc Mỹ trên sao Thủy.
Những tia chớp trong cơn bão có sức mạnh gấp hơn 1000 lần so với ở Trái Đất. Tàu vũ trụ còn phát hiện được những cơn bão được tăng cường sức mạnh từ vùng bán cầu bắc của sao Thủy, gọi là vùng "Thung lũng bão".
Cơn bão kéo dài khoảng 3.500 km từ bắc tới nam, nó cũng gây ra hiện tượng nhiễu sóng giống như trong các cơn bão có sấm sét ở Trái Đất.
Những tia sét khủng khiếp trên Sao Thủy nhiều đến mức có thể coi như những cơn bão sét.
Bão bụi
Sao Hỏa được biết đến với những cơn bão đã nhấm chìm hoàn toàn một bán cầu và vòng quanh hành tinh. Những cơn gió bụi màu gỉ sét có thể thổi trên bề mặt với vận tốc 97-161km/h, kéo dài trong suốt vài tuần hoặc vài tháng.
Một khi nó bắt đầu, sương mù dày đặc bao phủ lên gần như một nửa hành tinh, làm tăng nhiệt độ tới 30 độ C.
Những cơn bão bụi gần như che phủ hành tinh Đỏ
Theo Báo Đất Việt