Những nhu cầu cần thiết của con cái?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
NHỮNG NHU CẦU CẦN THIẾT CỦA CON CÁI


Tôi mong muốn nhận được nhiều cầu trả lời của những bậc làm cha mẹ về câu hỏi sau đây: “Hai nhu cầu cần thiết của con cái là những nhu cầu nào?” Câu trả lời đó sẽ là một giá trị vô biên. Nó sẽ cho chúng ta biết rõ những gì mà cha mẹ muốn cho con cái mình hưởng và những gì cha mẹ làm để giúp cho con cái được hưởng những nhu cầu mà những nhu cầu ấy chính là tình yêu, vì tình yêu đối với đứa con là sự an toàn về tinh thần và vật chất.

Nhu cầu 1: Nếu đứa trẻ dễ cảm xúc và rung động, không hưởng được sự an toàn đó thì nó trở nên bứt rứt lo lắng và sợ sệt. Sợ sệt đó từ đâu tới và tạo sao đến bây giờ nó vẫn còn. Bởi vì hình ảnh đầu tiên về uy quyền mà đứa bé nhận được dĩ nhiên là hình ảnh người cha. Nếu như uy quyền đó chỉ thiên về sự trừng phạt hơn là yêu thương, thì đứa bé sẽ quan niệm về uy quyền đúng như hình ảnh mà nó đã ghi nhận từ thuở bé, nghĩa là cái quan niệm đó sẽ làm lung lay trong nó cái cảm tưởng mà nó rất cần đến.

Bây giờ phải làm cách nào dể sửa đổi hoàn cảnh? Trước hết có những việc không nên làm. Thí dụ như là không bao giờ nên chế nhạo một đứa bé trong lúc nó đang sợ và không nên mất kiên nhẫn, không nên tranh luận để tỏ cho nó biết rằng sự sợ hãi của nó là vô căn cứ. Tạm thời nên bỏ hết mọi cố gắng tập trung về điểm đó và thay đổi hoàn toàn vấn đề. Trái lại đây là những điều nên làm: Để một chút ánh sáng trong phòng và mở ngỏ cửa để đứa trẻ tin tưởng rằng nó không ở một mình trong phòng, giảm dần dần số thì giờ ở cạnh nó bằng cách trấn an nó rằng người cha vẫn ở cạnh nó, dù có việc gì xảy ra cũng vậy. Như thế, dần dần đứa trẻ sẽ trở lại với tình trạng như trước.

Lẽ tất nhiên cũng phải làm dịu sự xúc động của đứa trẻ bằng phương pháp y học riêng, giữ cho tinh thần thật quân bình và khắc ghi một nền luân lí, thanh bạch không mê tín, không thần bí…Nếu những sợ hãi còn tiếp tục xảy ra thì dù sao nó cũng không thể gây ra một tình trạng hiểm ác, loạn thần kinh, hoặc mất tinh thần quân bình sau này.

View attachment 9784

Nhu cầu 2 của đứa bé là sự cương quyết, không phải vì điều này mà kém quan trọng hơn điều thứ 1, nhưng chỉ khác nhau về tính chất. Cho nên đứa bé cần có kỷ luật. Các bậc cha cũng biết những đứa trẻ được thương yêu, nuông chiều nhưng chỉ vì thiếu kỷ luật mà trở nên hư hỏng.

Đồng thời các bạn cũng biết có những bậc làm cha mẹ quả có lòng thương yêu con cái nhưng đã có che đậy, vì cho rằng muốn kỷ luật có hiệu quả thì phải đi kèm với biện pháp gắt gao. Con cái của họ chống đối lại thì gia đình sinh ra xáo trộn. Nếu gia đình như thế nào thì người ta chỉ trách mắng và nới lời nói hành động lại không đi đôi với nhau. Như vậy chắc chắn sẽ là một sự thất bại.

Nếu đứa trẻ được cha mẹ hướng dẫn một cách khôn ngoan thì đứa trẻ dần dần biết suy nghĩ và biết đoán trước những gì mà cuộc đời dành cho nó. Muốn được thành công cần phải khắc ghi vào tâm trí một vài tư tưởng, thỉnh thoảng phải giải thích cho nó biết. Thí dụ một vài tư tưởng như: Hãy chi cho thấy những hành động tốt sẽ làm cho người chung quanh nó vui hoặc biết ơn nó.

Sau này khi lớn lên nó sẽ nhận thấy rằng những sự thành công sẽ làm cho nhiều người ganh ghét. Nhưng lúc đó nó kể như đã có đầy đủ về kinh nghiệm để khỏi lo đến việc đó nữa. Cũng nên dạy cho nó biết rằng những sự thành công chính đáng đổi bằng nhiều cố gắng và những khó khăn lớn lao, duy trì được sự hứng khởi làm cho người ta ước vọng đến thành công mới.

Điều đáng buồn trong phần lớn các bậc cha mẹ ít có dịp để được học hỏi về nghệ thuật giáo dục con cái. Do đó bây giờ nhiều sự dễ dàng được đặt ra cho họ để giúp họ biết được cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Hãy nhắc lại cho các bậc làm cha mẹ một cách giản dị như thế này: “Con cái của các bạn đang có nhu cầu khẩn thiết về tình thương, sự an toàn, khi luật và cương nghị.”

Theo Vĩnh Thuyên - Nghệ thuật giáo hóa giúp trẻ nên người*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top