Những nhà vô địch trong thế giới tàng hình
Những con sơn dương "dính" vào đỉnh núi, hoa lan "bốc mùi" bọ ngựa, hay con bướm đêm trong hình hài chiếc lá chết... Chúng là bậc thầy về khả năng ngụy trang.
1.Hiệu ứng đồng màu
Trong bức ảnh dưới đây bạn nhìn thấy hai con sơn dương thuộc loại mini oreotrague, một chú đứng giữa có thể nhìn thấy rõ, nhưng chú thứ nhì thật không thể phát hiện. Nhờ bộ lông màu gỉ sắt pha lẫn đen, chúng gần như vô hình trong vùng núi đá, khiến cho thợ săn và kẻ thù khó lòng nhận ra. Chiến lược tàng hình này được gọi là homochromie - đồng màu với môi trường, tỏ ra rất thành công trong thế giới động vật. Nhưng nó chỉ thành công với những kẻ thích quanh quẩn ở quê hương mình. Khi đến môi trường khác biệt, như một bãi cỏ xanh rì, nó lại thành mục tiêu rất dễ nhìn thấy.
2. Hoa lan bốc mùi... bọ ngựa
Đừng tin vào màu sắc dịu dàng của những đoá hoa lan. Bởi vì, trong đó có một chú bọ ngựa đang phục kích! Là vua ngụy trang, màu da con bọ ngựa hoa lan này y chang như những cánh hoa mà nó dùng làm hang ổ. Nằm kiên trì bất động, nó chờ đợi một chú côn trùng ngu ngốc mê sắc đẹp hoa lan mò tìm tới và... a lê hấp! Chú ta sẽ bị nuốt chửng.
3. Giống như một khúc kẽm gai
Không, những cọng san hô này không phải là con vật duy nhất có mặt trong bức ảnh. Nhìn kỹ vào sợi dây của nó, bạn sẽ phát hiện một con hải mã lùn bám vào bằng cái đuôi. Nó cuộn tròn thành một khúc dài không quá 1 cm. Nhưng kích thước này không phải là bảo bối duy nhất. Với màu vàng nhạt, với những chiếc gai bắt chước y chang như cọng san hô. Cách thức ngụy trang này gọi là cùng kiểu dáng - homotypie, có thể làm cho nó sống thọ hơn. Nhất là khi nó không phải là tay bơi lội cừ khôi và có vô số kẻ thù muốn nuốt sống.
4. Chiếc lá chết mà sống
Nếu mở cuộc thi giả dạng kẻ khác tốt nhất, chắc chắn loài bướm đêm sẽ đoạt giải nhất. Ban ngày khi đậu trên chiếc lá khô, không ai có thể phát hiện ra chúng. Nó giả dạng tinh quái đến nỗi những chiếc cánh cũng có đường viền rách te tua giống như chiếc lá bị côn trùng gặm nhấm. Đó là cách lẩn tránh kẻ thù tốt nhất, dù là loài ăn thịt hay ăn cỏ. Bởi vì con vật ăn cỏ cũng biết chọn lá xanh thay cho chiếc lá vàng héo úa và mục nát.
5. Tử thần trong bụi cỏ
Những người say mê cóc nhái, thích rình mò trong bụi cỏ để ngắm nhìn cách chúng sinh hoạt hãy cẩn thận. Len lỏi trong bụi cây là 3 loài rắn lục thường xuyên giấu mặt rất kỹ. Chúng có màu xanh giống y như lá cây, khiến gần như không thể phát hiện được. Hoặc giả khi phát hiện được thì đã quá muộn.
6. Giống như một tảng đá
Làm sao có thể nằm phơi nắng trên tảng đá ngoài bãi biển mà không ai nhìn thấy? Chỉ có thể là con hải cẩu lông xám mà thôi. Song, dù tinh quái đến mấy, nó cũng không thoát khỏi ống kính cú vọ của các tay paparazzi. Thật là may mắn cho nhà báo, vì thông thường chẳng ai nhận ra con hải cẩu này. Bằng cách đó nó mới có thể tồn tại được trên đời. Do tướng đi lạch bạch như con chim cánh cụt trên mặt đất, nó rất dễ chết khi bị phát hiện.
7. Những hòn sỏi chết người
Hãy đề phòng! Ở giữa đống đá sỏi này đang ẩn nấp một cái bẫy cực kỳ nguy hiểm: con cá bơn báo! Bạn chỉ có thể nhìn thấy lờ mờ bóng dáng của nó, bởi vì giống như kỳ đà, loài cá này có một "kho màu" trong da để biến hóa tùy thích theo môi trường chung quanh. Đó là một thứ vũ khí quỷ quái. Là chuyên gia phục kích, nó có thể nằm im bất động nhiều giờ liền dưới đáy nước. Khi thấy một con mồi xuất hiện trong tầm tay, nó lao tới vồ nhanh như tia chớp.
8. Ăn san hô để giống như san hô
Phải, ai ai cũng thú nhận: Căng mắt ra cũng chưa phát hiện được con cua kẹo đang bám vào cọng san hô màu đồng này. Nhìn thật kỹ mới thấy con vật màu hồng, có sọc đỏ với mấy chiếc càng bám vào thân cây. Thông thường, con cua ăn nhánh nhóc của loại san hô mềm màu hồng này để biến ra màu như nó.
9. Nhuộm màu tùy theo thế đất
Ở giữa đống đá ngổn ngang và lá khô, không dễ gì nhận ra hai "con rồng sừng". Da của chúng nhuộm màu y chang, bằng những tế bào chứa đầy các loại màu khác nhau. Các tế bào này được bao quanh bằng một cơ vòng. Khi co rút, màu bị dồn vào giữa tế bào và tập trung vào một điểm không thể nhìn thấy được. Nhưng khi giãn ra, màu trải rộng, nhuộm trọn cả tế bào. Được hệ thống thần kinh điều khiển, các cơ vòng này "chớp" và "tắt" để tạo ra các màu khác nhau tùy theo môi trường chung quanh, dù đó là giữa sa mạc hay trong bụi cây cũng khó lòng nhận ra.
10. Khổng lồ vô hình
Vô hình như con hươu cao cổ giữa bụi rậm! Thật là một câu nói chướng tai, nhưng lại là sự thật. Hãy nhìn vào bức ảnh, nơi có những cái chấm vằn vện. Trong bối cảnh cây cỏ mùa thu, ánh sáng xuyên qua kẽ lá, những vằn vện của con hươu mới phát huy hết tác dụng "tàng hình" của nó. Khi hổ báo và sư tử giụi mắt nhìn kỹ, phát hiện được bóng dáng thì chú hươu cao cổ đã cao chạy xa bay rồi.
11. Chiếc áo mùa đông của gà rừng
Bộ lông của con gà rừng thay đổi theo mùa: nâu cỏ úa cho mùa hè, xám đá vào mùa thu và trắng như tuyết vào mùa đông. Giống chim đa đa nhỏ con này sống trên đỉnh núi cao, hoàn toàn thích nghi với môi trường để tồn tại. Chỉ cần sau vài tuần, khi tuyết rơi đầy trên các thân cây, bộ lông màu xám của nó đã nhanh chóng biến sang màu trắng tuyết. Không có cách đó, loài chim yếu đuối này đã bị tiêu diệt từ lâu.
12. Chim cú phục binh
Nó to bằng cả... con sơn dương! Nhưng phải nhìn rất kỹ mới có thể phát hiện ra con chim cú vùng Bắc Âu đang lim dim mắt phía trước một cây thông cổ thụ giữa rừng. Là loài chim ăn đêm, ban ngày nó ngồi bất động ở lưng chừng những cành cây. Bộ lông màu xám trắng với những vòng tròn đen khiến nó lẫn mình vào trong vỏ cây một cách dễ dàng. Khi nó nhắm mắt để ngủ lại càng khó phát hiện hơn nữa.
Nguồn: Kiến thức ngày nay
Những con sơn dương "dính" vào đỉnh núi, hoa lan "bốc mùi" bọ ngựa, hay con bướm đêm trong hình hài chiếc lá chết... Chúng là bậc thầy về khả năng ngụy trang.
1.Hiệu ứng đồng màu
Trong bức ảnh dưới đây bạn nhìn thấy hai con sơn dương thuộc loại mini oreotrague, một chú đứng giữa có thể nhìn thấy rõ, nhưng chú thứ nhì thật không thể phát hiện. Nhờ bộ lông màu gỉ sắt pha lẫn đen, chúng gần như vô hình trong vùng núi đá, khiến cho thợ săn và kẻ thù khó lòng nhận ra. Chiến lược tàng hình này được gọi là homochromie - đồng màu với môi trường, tỏ ra rất thành công trong thế giới động vật. Nhưng nó chỉ thành công với những kẻ thích quanh quẩn ở quê hương mình. Khi đến môi trường khác biệt, như một bãi cỏ xanh rì, nó lại thành mục tiêu rất dễ nhìn thấy.
2. Hoa lan bốc mùi... bọ ngựa
Đừng tin vào màu sắc dịu dàng của những đoá hoa lan. Bởi vì, trong đó có một chú bọ ngựa đang phục kích! Là vua ngụy trang, màu da con bọ ngựa hoa lan này y chang như những cánh hoa mà nó dùng làm hang ổ. Nằm kiên trì bất động, nó chờ đợi một chú côn trùng ngu ngốc mê sắc đẹp hoa lan mò tìm tới và... a lê hấp! Chú ta sẽ bị nuốt chửng.
3. Giống như một khúc kẽm gai
Không, những cọng san hô này không phải là con vật duy nhất có mặt trong bức ảnh. Nhìn kỹ vào sợi dây của nó, bạn sẽ phát hiện một con hải mã lùn bám vào bằng cái đuôi. Nó cuộn tròn thành một khúc dài không quá 1 cm. Nhưng kích thước này không phải là bảo bối duy nhất. Với màu vàng nhạt, với những chiếc gai bắt chước y chang như cọng san hô. Cách thức ngụy trang này gọi là cùng kiểu dáng - homotypie, có thể làm cho nó sống thọ hơn. Nhất là khi nó không phải là tay bơi lội cừ khôi và có vô số kẻ thù muốn nuốt sống.
4. Chiếc lá chết mà sống
Nếu mở cuộc thi giả dạng kẻ khác tốt nhất, chắc chắn loài bướm đêm sẽ đoạt giải nhất. Ban ngày khi đậu trên chiếc lá khô, không ai có thể phát hiện ra chúng. Nó giả dạng tinh quái đến nỗi những chiếc cánh cũng có đường viền rách te tua giống như chiếc lá bị côn trùng gặm nhấm. Đó là cách lẩn tránh kẻ thù tốt nhất, dù là loài ăn thịt hay ăn cỏ. Bởi vì con vật ăn cỏ cũng biết chọn lá xanh thay cho chiếc lá vàng héo úa và mục nát.
5. Tử thần trong bụi cỏ
Những người say mê cóc nhái, thích rình mò trong bụi cỏ để ngắm nhìn cách chúng sinh hoạt hãy cẩn thận. Len lỏi trong bụi cây là 3 loài rắn lục thường xuyên giấu mặt rất kỹ. Chúng có màu xanh giống y như lá cây, khiến gần như không thể phát hiện được. Hoặc giả khi phát hiện được thì đã quá muộn.
6. Giống như một tảng đá
Làm sao có thể nằm phơi nắng trên tảng đá ngoài bãi biển mà không ai nhìn thấy? Chỉ có thể là con hải cẩu lông xám mà thôi. Song, dù tinh quái đến mấy, nó cũng không thoát khỏi ống kính cú vọ của các tay paparazzi. Thật là may mắn cho nhà báo, vì thông thường chẳng ai nhận ra con hải cẩu này. Bằng cách đó nó mới có thể tồn tại được trên đời. Do tướng đi lạch bạch như con chim cánh cụt trên mặt đất, nó rất dễ chết khi bị phát hiện.
7. Những hòn sỏi chết người
Hãy đề phòng! Ở giữa đống đá sỏi này đang ẩn nấp một cái bẫy cực kỳ nguy hiểm: con cá bơn báo! Bạn chỉ có thể nhìn thấy lờ mờ bóng dáng của nó, bởi vì giống như kỳ đà, loài cá này có một "kho màu" trong da để biến hóa tùy thích theo môi trường chung quanh. Đó là một thứ vũ khí quỷ quái. Là chuyên gia phục kích, nó có thể nằm im bất động nhiều giờ liền dưới đáy nước. Khi thấy một con mồi xuất hiện trong tầm tay, nó lao tới vồ nhanh như tia chớp.
8. Ăn san hô để giống như san hô
Phải, ai ai cũng thú nhận: Căng mắt ra cũng chưa phát hiện được con cua kẹo đang bám vào cọng san hô màu đồng này. Nhìn thật kỹ mới thấy con vật màu hồng, có sọc đỏ với mấy chiếc càng bám vào thân cây. Thông thường, con cua ăn nhánh nhóc của loại san hô mềm màu hồng này để biến ra màu như nó.
9. Nhuộm màu tùy theo thế đất
Ở giữa đống đá ngổn ngang và lá khô, không dễ gì nhận ra hai "con rồng sừng". Da của chúng nhuộm màu y chang, bằng những tế bào chứa đầy các loại màu khác nhau. Các tế bào này được bao quanh bằng một cơ vòng. Khi co rút, màu bị dồn vào giữa tế bào và tập trung vào một điểm không thể nhìn thấy được. Nhưng khi giãn ra, màu trải rộng, nhuộm trọn cả tế bào. Được hệ thống thần kinh điều khiển, các cơ vòng này "chớp" và "tắt" để tạo ra các màu khác nhau tùy theo môi trường chung quanh, dù đó là giữa sa mạc hay trong bụi cây cũng khó lòng nhận ra.
10. Khổng lồ vô hình
Vô hình như con hươu cao cổ giữa bụi rậm! Thật là một câu nói chướng tai, nhưng lại là sự thật. Hãy nhìn vào bức ảnh, nơi có những cái chấm vằn vện. Trong bối cảnh cây cỏ mùa thu, ánh sáng xuyên qua kẽ lá, những vằn vện của con hươu mới phát huy hết tác dụng "tàng hình" của nó. Khi hổ báo và sư tử giụi mắt nhìn kỹ, phát hiện được bóng dáng thì chú hươu cao cổ đã cao chạy xa bay rồi.
11. Chiếc áo mùa đông của gà rừng
Bộ lông của con gà rừng thay đổi theo mùa: nâu cỏ úa cho mùa hè, xám đá vào mùa thu và trắng như tuyết vào mùa đông. Giống chim đa đa nhỏ con này sống trên đỉnh núi cao, hoàn toàn thích nghi với môi trường để tồn tại. Chỉ cần sau vài tuần, khi tuyết rơi đầy trên các thân cây, bộ lông màu xám của nó đã nhanh chóng biến sang màu trắng tuyết. Không có cách đó, loài chim yếu đuối này đã bị tiêu diệt từ lâu.
12. Chim cú phục binh
Nó to bằng cả... con sơn dương! Nhưng phải nhìn rất kỹ mới có thể phát hiện ra con chim cú vùng Bắc Âu đang lim dim mắt phía trước một cây thông cổ thụ giữa rừng. Là loài chim ăn đêm, ban ngày nó ngồi bất động ở lưng chừng những cành cây. Bộ lông màu xám trắng với những vòng tròn đen khiến nó lẫn mình vào trong vỏ cây một cách dễ dàng. Khi nó nhắm mắt để ngủ lại càng khó phát hiện hơn nữa.
Nguồn: Kiến thức ngày nay