penguins knok
New member
- Xu
- 0
Những nguyên tắc cấu tạo kết cấu BTCT
Trong thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, cấu tạo là vấn đề rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy khi tiến hành xây dựng người ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.
Chọn hình dáng và kích thước tiết diện ngang của kết cấu điện ( dầm, cột, panen, tấm tường v.v…) hợp lý sẽ vừa tăng cường khả năng chịu lực, vừa tiết kiệm vật liệu lại đảm bảo mỹ quan cho công trình. Chọn hình dáng và kích thước tiết diện cần phải xuất phát từ điều kiện thi công thực tế, ví dụ như không thể mang tiết diện chữ I của dầm lắp ghép để áp đặt cho một kết cấu đổ tại chỗ trên độ cao hàng chục mét. Kích thước tiết diện còn phải phù hợp với việc định hình hóa ván khuôn.
Hình ảnh minh họa.
Chọn hình dáng và kích thước tiết diện cũng phải thỏa mãn các yêu cầu về chống thấm và xét đến các yếu tố ăn mòn của môi trường.
Cốt thép dọc theo tiết diện phải được bố trí theo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu và tối đa đối với từng loại kết cấu kiện và phụ thuộc vào cách đổ bê tông ( toàn khối hay lắp ghép, đổ bê tông khi cấu kiện dựng đứng hay nằm ngang v.v…)
Chọn đường kính cốt thép thích hợp sẽ làm thay đổi số lượng thanh thép trong tiết diện do đó khống chế được khoảng cách cốt thép theo yêu cầu. Cần lưu ý rằng với một diện tích cốt thép nhất định, dùng đường kính bé ( số thanh thép sẽ tăng lên ) sẽ làm tăng bề mặt dính giữa bê tông và cốt thép, hạn chế được bề rộng khe nứt. Do đó phải thận trọng trong việc chọn số lượng và đường kính cốt thép trong một tiết diện.
Khi kéo dài cốt thép từ cấu kiện này sang cấu kiện khác phải chú ý đến điểm dừng thi công, vừa phải đảm bảo yêu cầu chịu lực, vừa phải đảm bảo dễ thi công.
Các chi tiết nối phải được nghiên cứu thận trọng để đảm bảo dễ thi công và do đó dễ đảm bảo chất lượng. Đổ bê tông vào mối nối, hàn các chi tiết thép ở các mối nối là những việc khó. Cần đảm bảo đổ bê tông dễ dàng và không phải hàn ngửa.
Phải đảm bảo các quy định về neo, uốn, nối cốt thép,khoảng cách cốt đai ở khu vực mối nối.
Trong kết cấu bêtông cốt thép, ngoài cốt thép được đặt theo tính toán để chịu các loại nội lực tính được theo tải trọng và sơ đồ kết cấu đã vạch ra, cần phải đặt nhiều loại cốt thép cấu tạo.
Khi phải thiết một kết cấu với những chi tiết cấy tạo hay hình dạng tiết diện khác lạ cũng như những cấu kiện được sản xuất hàng loạt thì ngoài việc tính toán và cấu tạo theo tiêu chuẩn và những nguyên tắc cơ bản cần phải tiến hành thí nghiệm mô hình với kích thước càng gần với kết cấu thật càng tốt để có những số liệu thực về độ võng, về sự hình thành và phát triển khe nứt và tải trọng phá hoại, qua đó kiểm tra sự đúng đắn của công việc tính toán và những chi tiết cấu tạo đã được sử dụng, sửa chữa những sai sót khó tránh khỏi về cấu tạo cốt thép khi làm một kết cấu mới.
Trong thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, cấu tạo là vấn đề rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa. Vì vậy khi tiến hành xây dựng người ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.
Chọn hình dáng và kích thước tiết diện ngang của kết cấu điện ( dầm, cột, panen, tấm tường v.v…) hợp lý sẽ vừa tăng cường khả năng chịu lực, vừa tiết kiệm vật liệu lại đảm bảo mỹ quan cho công trình. Chọn hình dáng và kích thước tiết diện cần phải xuất phát từ điều kiện thi công thực tế, ví dụ như không thể mang tiết diện chữ I của dầm lắp ghép để áp đặt cho một kết cấu đổ tại chỗ trên độ cao hàng chục mét. Kích thước tiết diện còn phải phù hợp với việc định hình hóa ván khuôn.
Hình ảnh minh họa.
Cốt thép dọc theo tiết diện phải được bố trí theo các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu và tối đa đối với từng loại kết cấu kiện và phụ thuộc vào cách đổ bê tông ( toàn khối hay lắp ghép, đổ bê tông khi cấu kiện dựng đứng hay nằm ngang v.v…)
Chọn đường kính cốt thép thích hợp sẽ làm thay đổi số lượng thanh thép trong tiết diện do đó khống chế được khoảng cách cốt thép theo yêu cầu. Cần lưu ý rằng với một diện tích cốt thép nhất định, dùng đường kính bé ( số thanh thép sẽ tăng lên ) sẽ làm tăng bề mặt dính giữa bê tông và cốt thép, hạn chế được bề rộng khe nứt. Do đó phải thận trọng trong việc chọn số lượng và đường kính cốt thép trong một tiết diện.
Khi kéo dài cốt thép từ cấu kiện này sang cấu kiện khác phải chú ý đến điểm dừng thi công, vừa phải đảm bảo yêu cầu chịu lực, vừa phải đảm bảo dễ thi công.
Các chi tiết nối phải được nghiên cứu thận trọng để đảm bảo dễ thi công và do đó dễ đảm bảo chất lượng. Đổ bê tông vào mối nối, hàn các chi tiết thép ở các mối nối là những việc khó. Cần đảm bảo đổ bê tông dễ dàng và không phải hàn ngửa.
Phải đảm bảo các quy định về neo, uốn, nối cốt thép,khoảng cách cốt đai ở khu vực mối nối.
Trong kết cấu bêtông cốt thép, ngoài cốt thép được đặt theo tính toán để chịu các loại nội lực tính được theo tải trọng và sơ đồ kết cấu đã vạch ra, cần phải đặt nhiều loại cốt thép cấu tạo.
Khi phải thiết một kết cấu với những chi tiết cấy tạo hay hình dạng tiết diện khác lạ cũng như những cấu kiện được sản xuất hàng loạt thì ngoài việc tính toán và cấu tạo theo tiêu chuẩn và những nguyên tắc cơ bản cần phải tiến hành thí nghiệm mô hình với kích thước càng gần với kết cấu thật càng tốt để có những số liệu thực về độ võng, về sự hình thành và phát triển khe nứt và tải trọng phá hoại, qua đó kiểm tra sự đúng đắn của công việc tính toán và những chi tiết cấu tạo đã được sử dụng, sửa chữa những sai sót khó tránh khỏi về cấu tạo cốt thép khi làm một kết cấu mới.
tt