Hỏi Những nguyên nhân gây sự cố điện và cách phòng chống

Những nguyên nhân dẫn đến sự cố chập điện

- Do thời tiết có độ ẩm cao, hoặc trời mưa để nước chảy vào những dụng cụ điện, hệ thống điện gây ra sự cố chập điện.

- Do sự bất cẩn của con người trong khi sử dụng điện như: sử dụng ấm đun nước bằng điện không đúng cách làm nước sôi tràn ra, quên không tắt các thiết bị đun nấu bằng điện khi đã sử dụng xong, sử dụng bàn là xong mà không rút điện….

- Do hệ thống điện nước không đạt tiêu chuẩn, sau thời gian sử dụng hoặc không chịu được tải cao cũng dễ gây chập cháy. Hệ thống điện được bố trí không đúng quy cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.

bao-ve-may-dien.jpg

Công tắc hành trình Schneider

Cách xử lý khi gặp trường hợp cháy nổ do chập điện

Khi bắt gặp trường hợp cháy nổ do điện, việc cần làm ngay lúc đó là ngắt cầu giao tổng, tìm các dụng cụ có thể chữa cháy, cứu hỏa nếu xảy ra hỏa hoạn và gọi ngay cho nhân viên cứu hỏa để chữa cháy, tránh tình trạng đám cháy lan rộng, gây thiệt hại nhiều hơn cho con người và tổn thất về vật chất .

Sau khi đã khắc phục xong hỏa hoạn (nếu có) bạn cần phải gọi ngay cho dịch vụ sửa chữa điện nước uy tín để kiểm tra toàn bộ hệ thống điện nước trong gia đình bạn và khắc phục hậu quả nhanh nhất.

Để sự cố chập cháy điện không xảy ra thường xuyên và hạn chế tối đa sự cố chập cháy do điện, bạn cần phải nắm được cách sử dụng các thiết bị điện gia đình, ít nhất hạn chế nguyên nhân do cháy nổ do sử dụng các thiết bị điện không đúng cách xả ra.

Cách phòng chống sự cố điện

1. Phòng cháy chữa cháy do điện gây ra

Đối với đám cháy do điện gây ra cũng như đám cháy có dây dẫn điện bên trong, khi chữa cháy cũng dễ gặp nguy hiểm về điện. Nên làm cả hai công việc đồng thời là dập cháy và cắt điện. Nếu chưa cắt điện mà dập cháy thì phải đề phòng nguy hiểm do điện. Khi chưa cắt điện thì không thể đổ nước vào đám cháy, vì nước sẽ dẫn điện, nước chảy lan dần đến đâu, điện dẫn đến đó, rất dễ gây ra tai nạn điện.

Trong các loại bình chữa cháy, chỉ có bình chữa cháy dùng CO2 là thích hợp để chữa cháy ở các đám cháy do điện gây ra, cũng như dập các đám cháy mà còn có các dây dẫn điện đang có ở bên trong.

Bình chữa cháy khí CO2 là một bình thép chịu lực, chứa khí CO2 lỏng vơi van xả, ống dẫn khí và loa phun.

Bình CO2 là một trợ thủ đắc lực làm giảm thiếu đáng kể mất mát về tài sản khi xảy ra cháy.

Khí CO2 có hai tác dụng dập cháy

– Tác dụng làm ngạt: Khi phun CO2 vào đám cháy chúng nhanh chóng xâm nhập vào vùng cháy và đẩy không khí ra ngoài, làm loãng hỗn hợp hơi cháy tới dưới nồng độ cháy cần thiết, lửa sẽ tắt.

– Tác dụng làm lạnh: Khí CO2 ở dạng lỏng qua ống dẫn và loa phun ra ngoài. Do thay đổi áp suất đột ngột, CO2 phun ra có dạng như tuyết và rất lạnh, nhiệt độ của đám cháy bị giảm xuống, đám cháy cũng bị dập tắt.

Khi chữa cháy bằng bình CO2 cần chú ý

– Càng đưa loa phun vào gần lửa càng tốt.

– Trong trường hợp dập lửa với điện cao thế phải mang đầy đủ găng tay và ủng cách điện.

– Phải phun liên tục cho đến khi lữa tắt hoàn toàn, không phun gián đoạn

2. Phòng ngừa sự cố và tai nạn điện khi có bão lụt

Ở những vùng bị lụt, nếu không cắt điện từ trước, nếu dây có điện chìm trong nước, điện sẽ truyền trong nước, người đi vào sẽ bị điện giật. Phải có các biện pháp đề phòng tai nạn điện.

Khi có thông báo bão trên đài, trong những vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão phải kiểm tra đường dây điện, chặt bỏ các cành cây có khả năng đập làm đứt dây điện, đổ cột điện. Chuẩn bị nến, đèn pin, ắc quy đề phòng mất điện. Chuẩn bị các dụng cụ cách điện, trang bị phòng hộ như ủng, găng tay cách điện… đề phong điện dật do đứt dây điện gây ra.

Ở những vùng có nguy cơ bị úng lụt, các dụng cụ điện phải được đặt trên cao kể cả ổ cắm đề phòng nước ngập dây điện, ổ cắm, dụng cụ điện. Khi có nguy cơ nước ngập dây điện, ổ cắm điện, để đề phòng điện truyền ra nước, phải cắt điện dẫn vào khu vực có nguy cơ bị ngập. Chuẩn bị các trang bị phòng hộ như ủng, găng cách điện, mũ bảo hộ lao động bằng nhựa.

Trong lúc có bão, đề phòng dây điện đứt, cột điện đổ, khi ra đường nên đội mũ đi xe máy hay mủ bảo hộ lao động, đi ủng cách điện hoặc ủng đi mưa.

Khi phát hiện có dây điện đứt hoặc cột điện đổ, phải cữ người canh gác, không để người khác đi vào vùng có dây điện đứt, đề phòng điện giật. Đồng thời cử người báo cho trạm điện hay chi nhánh điện cắt điện và khắc phục kịp thời sự cố.


Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Khang Huân
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top