Những nguyên nhân dẫn tới vai trò của rừng đầu nguồn?

stevepham

New member
Xu
0
Chào ae theo như em biết thì rừng đầu nguồn có vai trò là : -Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống…nếu không có nó thì

-Lớp đất màu mỡ bị rửa trôi.
- Khí hậu thay đổi.


- Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
===> Nhưng em không hiểu lắm tại sao lại sinh ra lũ lụt ? Tại rừng đầu nguồn ở tận trên núi mà làm sao nó làm ảnh hưởng các cây ở dưới đồi núi được ???
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Rừng đầu nguồn liên quan tới lũ lụt bởi rừng là lá chắn hiệu quả nhất đối với lũ lụt ở các vũng đồng bằng và hạ du. Rừng đầu nguồn thường là các khu vực rừng rộng lớn với vai trò chủ yếu là giảm tác động cuẩ những cơn mưa lớn lâu ngày, giảm tốc độ dòng chảy của mưa, hệ thống rễ cây của rừng dày và lâu năm tạo sự kết nối chặt chẽ góp phần giảm sự bão hòa của nước trong lòng đất tránh hiện tượng luc quét trên các vùng núi .........
Vì vậy khi rừng đầu nguồn bị tàn phá dẫn đến nhiều hệ lụy như tốc độ dòng chảy tăng mạnh, lượng nước bão hòa nhanh trong lòng đất dẫn đến lũ quét trên 1 số vùng đồi núi, sự sói mòn của dòng nước lớn hơn khi không có rừng đầu nguồn bảo vệ đồng thời do sự cản trở của rừng mất đi nên khi mưa đến nước xẽ nhanh chóng chảy về vùng hạ du hơn gây lũ lụt ở các vùng hạ du và vùng đồng bằng ...................
ý kiến của mình là như thế
 
Mình xin nói ngắn gọn về rừng đầu nguồn thế này.
Chính xác thì khái niệm rừng đầu nguồn là để nói đến những khu rừng rất lâu năm. Nó nằm trên những vùng đất (cao, ít người khai phá), len lỏi trong nó thường là các con sông lớn hoặc nhỏ. Dòng chảy của các con sông thường bắt đầu từ các khu rừng này nên người ta gọi là rừng nằm đầu nguồn sông (hay là rừng đầu nguồn).
Ok.

Thế còn tại sao lại sinh ra lũ lụt. Rừng đầu nguồn ảnh hưởng gì ?
Bạn hình dung thử ví dụ của mình:

Mình có một bãi đất (bãi đất này nằm thoải, dốc xuống cái ao cá nhà mình). Trên bãi đất này có hai khu vực khác nhau.
-Một khu vực thì có rất nhiều cỏ mọc rậm rạp (ở đây toàn là cỏ chưa đếm tầm đầu gối nha). Trong đó có rất nhiều cây cỏ mọc sát mặt đất và rất rất nhiều cây cỏ mọc tới tầm đầu gối.(A)

-Một khu vực thì chỉ có vài cây cỏ leo ngheo đứng phơi nắng (ý là rất ít cây cỏ).(B)

Mình lấy một xô nước lạnh 60 lít. Lần lượt đổ nước vào hai khu vực đất đó.
- Mình đổ 30 lít vào khu vực đất rậm rạp cỏ(A) khoảng 6 giây sau, thấy hiện tượng nước chảy rất chậm từ trong cỏ ra. Dòng chảy rất chậm, nhỏ và bị phân tán ra nhiều hướng chảy xuống ao cá.

- Tiếp theo mình đổ 30 lít còn lại vào khu vực đất (B), đúng tích tắc vừa lúc nước chạm mặt đất thì thấy hiện tượng đất bị xói thành những lỗ to, nhỏ, dòng chảy lớn chảy xiết thành một dòng rất nhanh đổ thẳng xuống ao cá.

Ok. Đó là ví dụ mình mô phỏng về rừng đầu nguồn. Lúc rừng đầu nguồn còn có được độ che phủ tốt (A) và lúc rừng đầu nguồn bị tàn phá, trơ trụi (B). :friendly_wink:
 
Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Việc phá rừng trong những thập kỉ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động của bão lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh v.v… Bên cạnh đó diện tích rừng ngày càng thu hẹp dẫn đến đa dạng sinh học ( ĐDSH ) rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính thức dẫn đến sự tàn phá của thiên tai ngày càng khốc liệt . Ngoài ra, cùng với quá trình phát triển rừng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của nhân dân. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân loại hiện nay là bảo vệ và phát triển rừng, khai thác một cách hợp lý, vừa nâng cao năng suất kinh tế vừa phát huy tối đa các chức năng sinh thái của rừng, ngăn chặn những quá trình biến đổi không thuận nghịch của môi trường sinh thái do phá rừng gây nên.

Nói đến ĐDSH và các hệ sinh thái, không thể không nói đến các hệ sinh thái rừng, bởi vì chúng đóng một vai trò đặc biệt trong công tác bảo vệ ĐDSH. Ngược lại, ĐDSH là nhân tố cơ bản quyết định sự bền vững của hệ thống chức năng rừng, nhưng ĐDSH là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam , đặc biệt là lượng giá giá trị kinh tế về ĐDSH của rừng lại còn mới hơn. Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của vấn đề cùng với lòng nhiệt huyết của bản thân ( một sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lí môi trường) về vấn đề ĐDSH rừng đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này”.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top