rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
The Dangers of Comparison Shopping
Canon hay Nikon? Apple hay PC? Cái này hay cái kia? Liệu nó có thực sự tạo nên sự khác biệt lớn? Không, không lớn như chúng ta dự đoán đâu.
So sánh giữa những hàng hoá và những dịch vụ được xem là giúp chúng ta có sự mua bán tốt hơn nhưng nó không phải lúc nào cũng có hiệu quả theo cách đó. Đó là vì bộ não chúng ta thường 'việc bé xé ra to'.
Nghiên cứu khoai tây chiên
Hãy xem xét 1 nghiên cứu của Morewedge et al. (2010). Những người tham gia được yêu cầu dự đoán họ sẽ thích một miếng khoai tây chiên nhiều như thế nào. Một nửa số người tham gia được ở trong 1 căn phòng có những đồ ăn nhẹ cao cấp như một thanh socola xa xỉ; những người khác thì ở trong 1 phòng với những đồ ăn nhẹ kém (chất lượng) như cá mòi và đồ hộp.
Những người trong phòng có đồ ăn cao cấp nghĩ rằng họ sẽ thích khoai tây chiên ít hơn những người ở phòng có đồ ăn kém chất lượng. Họ đã sai. Trong thực tế, họ thích những món ăn nhẹ chính xác là như nhau, cho dù xung quanh họ là đồ ăn nhẹ loại gì.
Khi bạn thích bất cứ cái gì bạn chọn, bạn gần như không so sánh nó với những sự lựa chọn khác: bạn thích nó vì chính nó. Những sự so sánh làm rối trí bạn.
Khi chúng ta đi mua một chiếc xe, một ngôi nhà hoặc một món ăn nhẹ, chúng ta có xu hướng phóng đại sự khác nhau giữa những sản phẩm tương tự. Chúng ta để ý thấy chiếc xe này chạy nhanh hơn, hoặc ngôi nhà này hơi to hơn, hoặc thanh socola này lớn hơn. Trong thực tế thì những sự khác biệt trong sự thưởng thức của chúng ta nhỏ hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Nếu bạn là kiểu người thực sự tốn nhiều công sức trong việc so sánh khi mua sắm, hãy chú ý đến điều này. Nghiên cứu cho thấy: đừng bận tâm, hãy mặc kệ nó, nó sẽ không quan trọng đâu. Chắc chắn là bạn muốn có mức giá thấp nhất cho cùng loại hàng hoá hoặc dịch vụ, nhưng đừng điên cuồng lựa chọn giữa kiểu mẫu hoặc nét đặc trưng, vì nó thực sự không làm nên khác biệt lớn.
Sự nguy hiểm ở đây là những khác biệt tương đối nhỏ sẽ buộc bạn tốn nhiều tiền hơn bạn muốn hoặc có thể đủ khả năng chi trả. Sau đó bạn phải trả cho một thứ gì đó làm bạn không hạnh phúc hơn so với một lựa chọn rẻ tiền hơn.
Vì vậy, để hạnh phúc hơn, hãy làm điều mà các nhà tâm lý gọi là 'satisficing' ( một sự kết hợp của 'satisfy' thỏa mãn và 'suffice' đủ): mua cái gì đó thực hiện chức năng của nó, nhưng đùng hành hạ bản thân, nó không đáng như vậy.
Nguồn: spring.org.uk
The Dangers of Comparison Shopping
Canon hay Nikon? Apple hay PC? Cái này hay cái kia? Liệu nó có thực sự tạo nên sự khác biệt lớn? Không, không lớn như chúng ta dự đoán đâu.
So sánh giữa những hàng hoá và những dịch vụ được xem là giúp chúng ta có sự mua bán tốt hơn nhưng nó không phải lúc nào cũng có hiệu quả theo cách đó. Đó là vì bộ não chúng ta thường 'việc bé xé ra to'.
Nghiên cứu khoai tây chiên
Hãy xem xét 1 nghiên cứu của Morewedge et al. (2010). Những người tham gia được yêu cầu dự đoán họ sẽ thích một miếng khoai tây chiên nhiều như thế nào. Một nửa số người tham gia được ở trong 1 căn phòng có những đồ ăn nhẹ cao cấp như một thanh socola xa xỉ; những người khác thì ở trong 1 phòng với những đồ ăn nhẹ kém (chất lượng) như cá mòi và đồ hộp.
Những người trong phòng có đồ ăn cao cấp nghĩ rằng họ sẽ thích khoai tây chiên ít hơn những người ở phòng có đồ ăn kém chất lượng. Họ đã sai. Trong thực tế, họ thích những món ăn nhẹ chính xác là như nhau, cho dù xung quanh họ là đồ ăn nhẹ loại gì.
Khi bạn thích bất cứ cái gì bạn chọn, bạn gần như không so sánh nó với những sự lựa chọn khác: bạn thích nó vì chính nó. Những sự so sánh làm rối trí bạn.
Khi chúng ta đi mua một chiếc xe, một ngôi nhà hoặc một món ăn nhẹ, chúng ta có xu hướng phóng đại sự khác nhau giữa những sản phẩm tương tự. Chúng ta để ý thấy chiếc xe này chạy nhanh hơn, hoặc ngôi nhà này hơi to hơn, hoặc thanh socola này lớn hơn. Trong thực tế thì những sự khác biệt trong sự thưởng thức của chúng ta nhỏ hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Nếu bạn là kiểu người thực sự tốn nhiều công sức trong việc so sánh khi mua sắm, hãy chú ý đến điều này. Nghiên cứu cho thấy: đừng bận tâm, hãy mặc kệ nó, nó sẽ không quan trọng đâu. Chắc chắn là bạn muốn có mức giá thấp nhất cho cùng loại hàng hoá hoặc dịch vụ, nhưng đừng điên cuồng lựa chọn giữa kiểu mẫu hoặc nét đặc trưng, vì nó thực sự không làm nên khác biệt lớn.
Sự nguy hiểm ở đây là những khác biệt tương đối nhỏ sẽ buộc bạn tốn nhiều tiền hơn bạn muốn hoặc có thể đủ khả năng chi trả. Sau đó bạn phải trả cho một thứ gì đó làm bạn không hạnh phúc hơn so với một lựa chọn rẻ tiền hơn.
Vì vậy, để hạnh phúc hơn, hãy làm điều mà các nhà tâm lý gọi là 'satisficing' ( một sự kết hợp của 'satisfy' thỏa mãn và 'suffice' đủ): mua cái gì đó thực hiện chức năng của nó, nhưng đùng hành hạ bản thân, nó không đáng như vậy.
Nguồn: spring.org.uk