rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
30 năm qua, rất nhiều lời khuyên về làm cha mẹ tập trung vào tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tự trọng của trẻ. Lòng tự trọng phản ánh sức mạnh của một quan niệm tích cực về bản thân, phản ánh sự tự tin của con người, tính hiệu quả khi hoàn thành công việc của họ và cảm giác họ có giá trị.
Một cách rõ ràng để các bậc phụ huynh và giáo viên xây dựng lòng tự trọng cho trẻ là thông qua việc khen ngợi. Về trực giác, nếu một đứa trẻ thực hiện tốt một nhiệm vụ thì khi đó khen sự nỗ lực của trẻ sẽ làm tăng lòng tự trọng của chúng.
Nghiên cứu trước đây đã bắt đầu xem xét về mối quan hệ giữa sự khen ngợi và lòng tự trọng. Ví dụ, Carol Dweck và các cộng sự của bà chứng minh rằng kiểu khen ngợi mà người lớn dành cho trẻ ảnh hưởng đến những niềm tin của trẻ theo những cách quan trọng.
Một số lời khen củng cố niềm tin rằng một đứa trẻ có những tính cách hoặc tài năng nào đó (“Con rất giỏi về môn toán” hoặc “Con thực sự thông minh.”) Kiểu khen này có thể khiến trẻ tin là những năng lực then chốt bắt nguồn từ những tài năng. Khi trẻ tin là chúng có một tài năng nào đó, thì khi chúng gặp khó khăn trong lĩnh vực đó, chúng sẽ phản ứng lại như thể chúng đã đạt đến giới hạn của tài năng của chúng, và chúng có xu hướng từ bỏ. Vì vậy, một đứa trẻ tin là cô ấy có tài năng về toán học có thể từ bỏ khi cô học đại số và thấy khó tinh thông các khái niệm.
Thay vào đó, Dweck và các cộng sự của bà cho rằng lời khen nên tập trung vào sự nỗ lực (“Con đã nỗ lực trong nhiệm vụ đó.”) Lời khen tập trung vào nỗ lực dạy trẻ rằng chúng đang phát triển những kỹ năng trí tuệ. Những trẻ tin rằng chúng đang đạt được những kỹ năng thì phản ứng trước khó khăn bằng cách nỗ lực hơn hơn là từ bỏ.
Một bài báo thú vị trong tháng 3, 2014 trên Psychological Science bởi Eddie Brummelman, Sander Tomaes, Bram Orobio de Castro, Geertjan Overbeek, và Brad Bushman đã khám phá ảnh hưởng của lời khen ngợi quá mức lên trẻ em. Lời khen ngợi quá mức gồm những câu kiểu như “Đó là một bức tranh đẹp đáng kinh ngạc”, đối lập với một lời khen ít quá mức như “Đó là một bức tranh đẹp.”
Các nhà nghiên cứu đó cho rằng người lớn có thể đang cố gắng nâng cao lòng tự trọng của trẻ có lòng tự trọng thấp bằng cách sử dụng kiểu khen ngợi quá mức này. Mặc cho những ý định tốt đẹp, lời khen quá mức có thể phản tác dụng, vì trẻ có lòng tự trọng thấp có thể tin rằng chỉ có một sự nỗ lực phi thường mới làm hài lòng người lớn, và do đó chúng sẽ tránh né đương đầu với những thử thách mới. Ngược lại, những trẻ có lòng tự trọng cao thì không bị ảnh hưởng (một cách tương đối) bởi lời khen quá mức.
2 nghiên cứu trong bài báo này tập trung vào liệu người lớn có nhiều khả năng đưa ra lời khen quá mức cho trẻ có lòng tự trọng thấp hơn là trẻ có lòng tự trọng cao. Trong một nghiên cứu, bố mẹ và con cúa họ (độ tuổi từ 7-11) được quan sát tương tác khi trẻ giải những bài toán khó trong lúc bố mẹ đang theo dõi. Trước buổi làm toán này, trẻ được cho một bài đánh giá theo tiêu chuẩn về lòng tự trọng. Các nhà nghiên cứu xem xét lời khuyên mà bố mẹ dành cho trẻ. Bố mẹ có nhiều khả năng đưa ra lời khen quá mức cho con họ nếu trẻ có lòng tự trọng thấp hơn là trẻ có lòng tự trọng cao. Kết quả này vẫn đứng vững, ngay cả khi đã tính đến mức độ khả năng toán học của trẻ, giới tính và độ tuổi của chúng.
Một nghiên cứu cuối kiểm tra về sự ảnh hưởng của lời khen quá mức lên thành tích. Những trẻ độ tuổi từ 8-12 tham gia trong một nghiên cứu được thực hiện ở một bảo tàng khoa học. Tất cả trẻ em đều được đánh giá về lòng tự trọng. Sau đó, các em được một chuyên gia dạy vẽ hướng dẫn qua video. Sau đó, chúng vẽ một bức tranh sao chép một bức họa nổi tiếng và được cho biết bức tranh của chúng sẽ được đánh giá bởi họa sỹ nổi tiếng. Thực nghiệm viên rời phòng và một lúc sau quay lại đánh giá. Một số trẻ được khen ngợi quá mức (“Em đã vẽ một bức tranh đẹp đáng kinh ngạc.”), những em khác nhận được lời khen bình thường (“Em đã vẽ một bức tranh đẹp.”) và một số trẻ không nhận được phản hồi về bức tranh của chúng.
Tiếp theo, trẻ được giao cho nhiều nhiệm vụ vẽ khác nhau. Chúng có lựa chọn sao chép/ vẽ một đối tượng đơn giản hoặc một đối tượng phức tạp. Chúng được cho biết, nếu chúng chọn vẽ đối tượng phức tạp thì chúng có thể sẽ mắc rất nhiều sai lầm, nhưng chúng sẽ học hỏi được nhiều. Nếu chúng chọn đối tượng đơn giản thì chúng sẽ mắc ít sai lầm hơn, nhưng chúng sẽ không học hỏi được nhiều.
Trẻ có lòng tự trọng thấp ít có khả năng chọn vẽ những đối tượng phức tạp khi chúng được khen quá mức so với khi chúng nhận được lời khen bình thường. Trẻ có lòng tự trọng cao ít bị ảnh hưởng bởi kiểu khen ngợi. Sử dụng những đánh giá khác, các nhà nghiên cứu có thể bác bỏ khả năng rằng trẻ có lòng tự trọng thấp không tin vào lời khen quá mức.
Người lớn cố gắng bù đắp cho trẻ có lòng tự trọng thấp bằng cách cho chúng nhiều lời khen quá mức. Không may là, kiểu khen quá mức này có thể khiến trẻ tránh né đương đầu với những thử thách mới, vì chúng lo sẽ không thể sống theo những kỳ vọng cao của người lớn.
Lòng tự trọng chỉ là một khái niệm quá rộng lớn để đem lại một sự chỉ dẫn tốt để giúp trẻ em phát triển như những học sinh và người học. Thay vào đó, điều quan trọng là tập trung vào việc dạy cho trẻ giá trị của việc nỗ lực khi học những khái niệm khó và tầm quan trọng của cái mà Bob Bjork gọi là những khó khăn được mong đợi trong học tập. Những khó khăn được mong đợi là những vấn đề và nhiệm vụ nằm ngoài tầm với của một đứa trẻ, đòi hỏi sự nỗ lực để tinh thông, nhưng cuối cùng có thể đạt được.
Chắc chắn là đối với trẻ thì cảm thấy tốt về bản thân chúng là quan trọng, nhưng nếu chúng ta tập trung vào việc trẻ cảm nhận về bản thân chúng như thế nào mà không nghĩ đến khả năng học của chúng thì chúng ta đang gây ra nhiều tai hại hơn là tốt đẹp.
Nguồn
The Dangers of Extreme Praise
Inflating praise to children can backfire.
Published on April 10, 2014 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
psychologytoday
Một cách rõ ràng để các bậc phụ huynh và giáo viên xây dựng lòng tự trọng cho trẻ là thông qua việc khen ngợi. Về trực giác, nếu một đứa trẻ thực hiện tốt một nhiệm vụ thì khi đó khen sự nỗ lực của trẻ sẽ làm tăng lòng tự trọng của chúng.
Nghiên cứu trước đây đã bắt đầu xem xét về mối quan hệ giữa sự khen ngợi và lòng tự trọng. Ví dụ, Carol Dweck và các cộng sự của bà chứng minh rằng kiểu khen ngợi mà người lớn dành cho trẻ ảnh hưởng đến những niềm tin của trẻ theo những cách quan trọng.
Một số lời khen củng cố niềm tin rằng một đứa trẻ có những tính cách hoặc tài năng nào đó (“Con rất giỏi về môn toán” hoặc “Con thực sự thông minh.”) Kiểu khen này có thể khiến trẻ tin là những năng lực then chốt bắt nguồn từ những tài năng. Khi trẻ tin là chúng có một tài năng nào đó, thì khi chúng gặp khó khăn trong lĩnh vực đó, chúng sẽ phản ứng lại như thể chúng đã đạt đến giới hạn của tài năng của chúng, và chúng có xu hướng từ bỏ. Vì vậy, một đứa trẻ tin là cô ấy có tài năng về toán học có thể từ bỏ khi cô học đại số và thấy khó tinh thông các khái niệm.
Thay vào đó, Dweck và các cộng sự của bà cho rằng lời khen nên tập trung vào sự nỗ lực (“Con đã nỗ lực trong nhiệm vụ đó.”) Lời khen tập trung vào nỗ lực dạy trẻ rằng chúng đang phát triển những kỹ năng trí tuệ. Những trẻ tin rằng chúng đang đạt được những kỹ năng thì phản ứng trước khó khăn bằng cách nỗ lực hơn hơn là từ bỏ.
Một bài báo thú vị trong tháng 3, 2014 trên Psychological Science bởi Eddie Brummelman, Sander Tomaes, Bram Orobio de Castro, Geertjan Overbeek, và Brad Bushman đã khám phá ảnh hưởng của lời khen ngợi quá mức lên trẻ em. Lời khen ngợi quá mức gồm những câu kiểu như “Đó là một bức tranh đẹp đáng kinh ngạc”, đối lập với một lời khen ít quá mức như “Đó là một bức tranh đẹp.”
Các nhà nghiên cứu đó cho rằng người lớn có thể đang cố gắng nâng cao lòng tự trọng của trẻ có lòng tự trọng thấp bằng cách sử dụng kiểu khen ngợi quá mức này. Mặc cho những ý định tốt đẹp, lời khen quá mức có thể phản tác dụng, vì trẻ có lòng tự trọng thấp có thể tin rằng chỉ có một sự nỗ lực phi thường mới làm hài lòng người lớn, và do đó chúng sẽ tránh né đương đầu với những thử thách mới. Ngược lại, những trẻ có lòng tự trọng cao thì không bị ảnh hưởng (một cách tương đối) bởi lời khen quá mức.
2 nghiên cứu trong bài báo này tập trung vào liệu người lớn có nhiều khả năng đưa ra lời khen quá mức cho trẻ có lòng tự trọng thấp hơn là trẻ có lòng tự trọng cao. Trong một nghiên cứu, bố mẹ và con cúa họ (độ tuổi từ 7-11) được quan sát tương tác khi trẻ giải những bài toán khó trong lúc bố mẹ đang theo dõi. Trước buổi làm toán này, trẻ được cho một bài đánh giá theo tiêu chuẩn về lòng tự trọng. Các nhà nghiên cứu xem xét lời khuyên mà bố mẹ dành cho trẻ. Bố mẹ có nhiều khả năng đưa ra lời khen quá mức cho con họ nếu trẻ có lòng tự trọng thấp hơn là trẻ có lòng tự trọng cao. Kết quả này vẫn đứng vững, ngay cả khi đã tính đến mức độ khả năng toán học của trẻ, giới tính và độ tuổi của chúng.
Một nghiên cứu cuối kiểm tra về sự ảnh hưởng của lời khen quá mức lên thành tích. Những trẻ độ tuổi từ 8-12 tham gia trong một nghiên cứu được thực hiện ở một bảo tàng khoa học. Tất cả trẻ em đều được đánh giá về lòng tự trọng. Sau đó, các em được một chuyên gia dạy vẽ hướng dẫn qua video. Sau đó, chúng vẽ một bức tranh sao chép một bức họa nổi tiếng và được cho biết bức tranh của chúng sẽ được đánh giá bởi họa sỹ nổi tiếng. Thực nghiệm viên rời phòng và một lúc sau quay lại đánh giá. Một số trẻ được khen ngợi quá mức (“Em đã vẽ một bức tranh đẹp đáng kinh ngạc.”), những em khác nhận được lời khen bình thường (“Em đã vẽ một bức tranh đẹp.”) và một số trẻ không nhận được phản hồi về bức tranh của chúng.
Tiếp theo, trẻ được giao cho nhiều nhiệm vụ vẽ khác nhau. Chúng có lựa chọn sao chép/ vẽ một đối tượng đơn giản hoặc một đối tượng phức tạp. Chúng được cho biết, nếu chúng chọn vẽ đối tượng phức tạp thì chúng có thể sẽ mắc rất nhiều sai lầm, nhưng chúng sẽ học hỏi được nhiều. Nếu chúng chọn đối tượng đơn giản thì chúng sẽ mắc ít sai lầm hơn, nhưng chúng sẽ không học hỏi được nhiều.
Trẻ có lòng tự trọng thấp ít có khả năng chọn vẽ những đối tượng phức tạp khi chúng được khen quá mức so với khi chúng nhận được lời khen bình thường. Trẻ có lòng tự trọng cao ít bị ảnh hưởng bởi kiểu khen ngợi. Sử dụng những đánh giá khác, các nhà nghiên cứu có thể bác bỏ khả năng rằng trẻ có lòng tự trọng thấp không tin vào lời khen quá mức.
Người lớn cố gắng bù đắp cho trẻ có lòng tự trọng thấp bằng cách cho chúng nhiều lời khen quá mức. Không may là, kiểu khen quá mức này có thể khiến trẻ tránh né đương đầu với những thử thách mới, vì chúng lo sẽ không thể sống theo những kỳ vọng cao của người lớn.
Lòng tự trọng chỉ là một khái niệm quá rộng lớn để đem lại một sự chỉ dẫn tốt để giúp trẻ em phát triển như những học sinh và người học. Thay vào đó, điều quan trọng là tập trung vào việc dạy cho trẻ giá trị của việc nỗ lực khi học những khái niệm khó và tầm quan trọng của cái mà Bob Bjork gọi là những khó khăn được mong đợi trong học tập. Những khó khăn được mong đợi là những vấn đề và nhiệm vụ nằm ngoài tầm với của một đứa trẻ, đòi hỏi sự nỗ lực để tinh thông, nhưng cuối cùng có thể đạt được.
Chắc chắn là đối với trẻ thì cảm thấy tốt về bản thân chúng là quan trọng, nhưng nếu chúng ta tập trung vào việc trẻ cảm nhận về bản thân chúng như thế nào mà không nghĩ đến khả năng học của chúng thì chúng ta đang gây ra nhiều tai hại hơn là tốt đẹp.
Nguồn
The Dangers of Extreme Praise
Inflating praise to children can backfire.
Published on April 10, 2014 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
psychologytoday