Những người bị ảnh hưởng nhất vì Trái đất nóng lên
Quan chức của 11 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất vì sự biến đổi khí hậu gây nên bởi khí nhà kính đã tụ họp ở quốc đảo Tuvalu để bàn về số phận của mình khi nhiệt độ trái đất tăng lên.
Dưới đây là hình ảnh các nước này, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam mất hàng trăm sinh mạng và hàng triệu USD mỗi năm do hậu quả của biến đổi khí hậu. Mức độ thiệt hại có xu hướng tăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Nằm ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ Tuvalu (gồm 9 đảo san hô vòng) cách mực nước biển chưa tới 0,9 m. Nơi cao nhất của nước này chỉ cách mực nước biển 4,5 m. Vì thế mà Tuvalu đang đối mặt với nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Tình trạng nước biển dâng đang tác động trực tiếp tới đời sống người dân trên quốc đảo Maldives. Ông Mohamed Nasheed, Tổng thống Maldives, từng nói: "Người dân của chúng tôi sẽ lĩnh án tử hình nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C". Ảnh: Reuters.
Chính phủ Maldives từng tổ chức họp dưới nước để kêu gọi thế giới chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters.
Nhiều làng mạc trên quốc đảo Kiribati (nằm ở phía tây Thái Bình Dương và gần đường xích đạo) đã di chuyển do nước biển dâng. Sản lượng lương thực và lượng nước ngọt giảm mạnh do sự xâm thực của nước biển. Ảnh: Reuters.
Một tảng băng trơ trọi trên đỉnh Klimanjaro tại Tanzania. 80% diện tích băng trên đỉnh Kilimanjaro đã biến mất trong 50 năm qua. Ông Batilda Buran, Bộ trưởng Môi trường Tanzania, phát biểu: "Tác động của biến đổi khí hậu đối với Tanzania đang diễn ra với tốc độ khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử". Ảnh: PA.
Quốc đảo Barbados ở phía đông vùng biển Caribbe đang hứng chịu hàng loạt tác động của biến đổi khí hậu như xói mòn bờ biển, sự gia tăng của bão lớn, nước biển dâng, sự biến mất của các rặng san hô và tình trạng giảm nguồn nước ngọt. Ảnh: Reuters.
Sự biến mất của các rạn san hô diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở Sri Lanka, Kenya, Maldives, Tanzania. Ảnh: PA.
Ngoại trưởng Dipu Moni của Bangladesh phát biểu: "Theo các tính toán của giới khoa học, tới năm 2050 sẽ có ít nhất 20 triệu người dân Bangladesh mất chỗ ở vì tác động của biến đổi khí hậu". Ảnh: Reuters.
Nếu mực nước biển tăng thêm 1 m, 30% diện tích lãnh thổ của Bangladesh sẽ chìm trong nước và 40 triệu người dân nước này sẽ mất đất cũng như sinh kế. Ảnh: EPA.
Ông Charity Kaluki Ngilu, Bộ trưởng Nước và Thủy lợi Kenya, cho biết: "Do hạn hán kéo dài, chúng tôi đang phải hứng chịu tình trạng thiếu nước ngọt. Ngay tại thủ đô Nairobi người dân đang phải sử dụng nước theo định mức mỗi ngày. Cũng do hạn hán mà các nhà máy thủy điện của chúng tôi không có nước nên chính quyền phải cắt điện luân phiên". Ảnh Getty Images
ST