Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Ngôn ngữ học lý thuyết
Những nghịch lý ngữ nghĩa
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="HuyNam" data-source="post: 32799"><p><strong>NGỤY BIỆN PHÁP VÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ NGỮ-NGHĨA HỌC</strong></p><p></p><p>Người ta có thể tìm thấy những nghịch lý về ngữ-nghĩa học (semantic paradox) trong thời kỳ sơ khai của phái tranh luận và ngụy biện (tức là phái <em>vàdajalpa-vìtanda</em>̀) rất thịnh hành ở Ấn Độ, ngay cả trước thời của Bồ Tát Long Thọ. Một trong 24 lối phủ định <em>(jàti)</em> ngụy biện nằm trong chương thứ 5 của Chánh Lý Kinh, được gọi là “thường trú tương tựa” <em>(nityasama)</em>. Thí dụ sau đây sẽ cho thấy cái xảo thuật được dùng làm cách đối đáp “vô nghĩa lý’ trong trường hợp này: </p><p></p><p>Người đề xướng đưa ra luận án: “âm thanh là vô thường.” Người chống lại sẽ đối đáp: “Có phải từ ‘vô thường’ này là một thuộc từ thường hằng (của âm thanh) hay không? Nếu nó là một thuộc từ thường hằng thì tiếng động trở thành thường hằng. Nếu nó không phải là một thuộc từ thường hằng thì tiếng động cũng trở thành thường hằng.” </p><p></p><p>Nói cách khác, vấn đề sẽ trở thành nghịch lý nếu người ta được quyền nêu ra những câu hỏi như vậy. </p><p></p><p>Uddyotakara nói rằng không nên cho phép người ta nêu ra những câu hỏi như vậy, bởi vì “một cái gì đó là vô thường” có nghĩa là nó không có sự hiện hữu thường hằng, và người ta không thể hỏi “cái có sự hiện hữu vô thường có sự hiện hữu thường hằng không?” (mà không tự mâu thuẫn với chính họ). Nhưng cách diễn giải này của Uddyotakara phá hủy tình huống nghịch lý mà không đưa ra ý nghĩa thực sự của ngụy biện pháp nguyên thủy. Cho nên, bằng cách đơn giản nhất, Uddyotakara giải thích điều nghịch lý như là giả-nghịch-lý và dễ dàng biến ngụy biện pháp thành sự vô nghĩa. </p><p></p><p>Ở đây, Uddyotakara giải thích theo một loại nghịch lý về ngữ nghĩa (semantical paradox). Ông nói rằng thuộc từ “vô thường” trong thí dụ nói trên thực sự là một biến thể đối với bất cứ đặc tính thuộc-từ (predicate property) nào. Lối phủ định ngụy biện gồm có việc đặt câu hỏi có phải một thuộc từ nào đó (nghĩa là một đặc tính thuộc-từ) có thể xác định chính bản thân nó hay không. Trong đa số trường hợp, đây là một câu hỏi hết sức vô nghĩa, thí dụ hỏi: “Có phải thuộc-từ ‘xanh’ chính nó là xanh hay không?” Vì vậy, Kanàda, trong khi tạo dựng phạm-trù luận của ông, nói rằng cần phải đặt ra qui luật để coi một màu sắc nào đó (chẳng hạn như ‘xanh’) là một đặc tánh <em>(guna)</em> không thể được làm thành thuộc từ của màu xanh đó, hoặc của bất cứ đặc tánh <em>(guna)</em> nào khác. Nhưng, trong vài trường hợp nào đó, những câu hỏi như vậy không tức khắc cho thấy sự vô nghĩa của nó; thí dụ: “Có phải vô thường là vô thường hay không?” Dù chúng ta trả lời theo bất cứ cách nào, hoặc “phải” hay “không phải”, chúng ta sẽ bị dẫn tới sự từ bỏ luận đề nguyên thủy: x là vô thường. </p><p></p><p>Một xảo thuật tương tự như trên cũng đã được áp dụng để chống phái Trung Quán. Luận điểm chủ yếu của phái Trung Quán là: Thế giới hiện tượng là vô thường, vì vậy không có thuộc từ nào có thể xác định nó. Bây giờ một câu hỏi được nêu ra: Vậy chính chữ “bất xác định” có phải là một thuộc từ hay không? Nếu nó là thuộc từ thì thế giới hiện tượng không phải là bất xác định, vì có ít nhất là một thuộc từ có thể áp dụng cho nó. Nếu nó không phải là thuộc từ thì nó là cái gì? Nói cách khác, nếu định đề “thế giới là bất xác định” là bất xác định thì chúng ta không thể nói rằng thế giới hiện tượng là bất xác định. Và, nếu định đề này không phải là bất xác định thì “bất xác định” trở thành một thuộc từ mô tả một đặc tánh xác định của thế giới hiện tượng và do đó phủ định luận đề nguyên thủy nói trên. </p><p></p><p>Bút giả đã từng nhắc tới câu trả lời của phái Trung Quán đối với sự chỉ trích này: Chính bản thân “bất xác định” không phải là một thuộc từ; chính bản thân “không-tánh” không phải là một luận thuyết về thế giới vô thường. Khi xác định rằng chúng ta không thể xác định bất cứ thuộc từ nào của chủ từ x, thì chính việc xác định đó không phải là sự xác định bất cứ thuộc từ nào của chủ từ x đó. Có lẽ phái Trung Quán nên nói rằng chính bản thân tính cách bất xác định về đặc tính không phải là bất xác định, vì họ sẽ đồng ý rằng cái bất xác định không thể đồng thời vừa là xác định vừa là bất xác định. </p><p></p><p>Bút giả công nhận rằng lý luận này có vẻ như muốn bí ẩn hóa vấn đề triết học. Nhưng, điều cần nói là lằn ranh phân cách giữa cái xác định và cái bất xác định, giữa Tuyệt Đối và Hiện Tượng, giữa Niết Bàn và cõi Luân Hồi, bản thân nó không phải là bất xác định. Nói cách khác, trên cơ bản chúng ta không thể thuyết minh điều gì về lằn ranh phân cách này. Và đây là một lý do tốt để tin tưởng (nếu không nói ra một cách minh bạch) rằng chúng ta không thể phân biệt <em>(advaya)</em> và là bất nhị. Biện chứng pháp theo đường lối nay sẽ dẫn tới Tuyệt Đối luận. </p><p></p><p>Nếu ở những phần trước đây bút giả từng nói rằng lối phê bình trên đây về tánh bất xác định dẫn chúng ta tới gần hơn với những nghịch lý về ngữ nghĩa (chẳng hạn như “nghịch lý nói dối “khi nói”: “những gì tôi đang nói không phải là sự thật” – nghĩa là vừa nói dối vừa nói thật...) Bút giả xin nói rõ hơn về điểm này. Công thức trên đây về điều mà chúng ta gọi là “nghịch lý về bất xách định” không giống hệt như những trường hợp về nghịch lý về ngữ nghĩa. Một cách trực tiếp và đơn giản để giải quyết nghịch lý về bất xác định nói trên như sau. Câu nói “một sự vật là bất xác định: thật ra là sự vi phạm nguyên tắc luận lý thông thường mà chúng ta có thể nói “mọi sự vật hoặc là P hoặc không phải là P.” Nếu phủ nhận nguyên tắc này thì chẳng khác nào nói: “cái gì đó không là P mà cũng chẳng phải không là P,” nếu nói như vậy có nghĩa là “bất xác định về thuộc từ” (predicate indeterminate). Vì vậy, khi chúng ta duy trì nguyên tắc luận lý “mọi sự vật hoặc là P hoặc không là P” thì điều nghịch lý nói trên sẽ không thể phát sanh. Đây là một đường lối tốt để giải quyết nghịch lý, nhưng, chúng ta có thể lâm vào nguy cơ giải thích sai chủ ý triết học của phái Trung Quán. </p><p></p><p>Nguyên tắc luận lý đơn giản và chính xác “mọi sự vật hoặc là P hoặc không là P” tùy thuộc vào sự kết cấu của một định nghĩa minh bạch về ý nghĩa của “không,” tức là ý nghĩa của sự phủ định. Kỳ thực, có thể nói rằng nguyên tắc đó chỉ là một cách để định nghĩa ý của phủ định – nghĩa là đưa ra một ý nghĩa xác định cho sự phủ định với mục đích thiết lập một hệ thống luận lý nào đó. Ngoài ra, nguyên tắc đó cũng giả thiết rằng mỗi thuộc từ có thể được áp dụng một cách đúng hay sai cho bất cứ yếu tố nào trong toàn thể thế giới đang được bàn luận tới (Đoạn dưới đây sẽ bàn thêm về phủ định). Theo ý kiến của bút giả thì động lực triết học của phái Trung Quán không phải là phủ định nguyên tắc luận lý nói trên (mà tất cả chúng ta phải chấp nhận) mà là vạch trần sự hữu hạn của nguyên tắc này, để chúng ta khỏi giải thích sai phạm vi áp dụng của nó. </p><p></p><p>Cho nên, bút giả nghĩ rằng điều nghịch lý về sự bất xác định dẫn chúng ta tới một trạng huống giống như tình trạng phải đối diện với một số nghịch lý về ngữ nghĩa. Có lẽ căn nguyên của sự rắc rối mà chúng ta phải đương đầu trong những nghịch lý về ngữ nghĩa cũng cùng một nguồn gốc với sự rắc rối trong trường hợp này. Nếu đúng như vậy, chúng ta có thể coi rằng một giải pháp tổng quát cho các nghịch lý về ngữ nghĩa sẽ đem lại một giải pháp thỏa đáng cho nghịch lý về bất xác định. Những tiến triển hiện đại về triết học phân tách từ thập niên 1930 có thể đưa ra vài giải pháp cho những nghịch lý về ngữ nghĩa này. Chúng ta còn phải đợi xem liệu một số những giải pháp đó sẽ thích ứng với nan đề đã được nêu lên bởi sự phê phán trên đây về phái Trung Quán hay không.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="HuyNam, post: 32799"] [B]NGỤY BIỆN PHÁP VÀ NHỮNG NGHỊCH LÝ NGỮ-NGHĨA HỌC[/B] Người ta có thể tìm thấy những nghịch lý về ngữ-nghĩa học (semantic paradox) trong thời kỳ sơ khai của phái tranh luận và ngụy biện (tức là phái [I]vàdajalpa-vìtanda[/I]̀) rất thịnh hành ở Ấn Độ, ngay cả trước thời của Bồ Tát Long Thọ. Một trong 24 lối phủ định [I](jàti)[/I] ngụy biện nằm trong chương thứ 5 của Chánh Lý Kinh, được gọi là “thường trú tương tựa” [I](nityasama)[/I]. Thí dụ sau đây sẽ cho thấy cái xảo thuật được dùng làm cách đối đáp “vô nghĩa lý’ trong trường hợp này: Người đề xướng đưa ra luận án: “âm thanh là vô thường.” Người chống lại sẽ đối đáp: “Có phải từ ‘vô thường’ này là một thuộc từ thường hằng (của âm thanh) hay không? Nếu nó là một thuộc từ thường hằng thì tiếng động trở thành thường hằng. Nếu nó không phải là một thuộc từ thường hằng thì tiếng động cũng trở thành thường hằng.” Nói cách khác, vấn đề sẽ trở thành nghịch lý nếu người ta được quyền nêu ra những câu hỏi như vậy. Uddyotakara nói rằng không nên cho phép người ta nêu ra những câu hỏi như vậy, bởi vì “một cái gì đó là vô thường” có nghĩa là nó không có sự hiện hữu thường hằng, và người ta không thể hỏi “cái có sự hiện hữu vô thường có sự hiện hữu thường hằng không?” (mà không tự mâu thuẫn với chính họ). Nhưng cách diễn giải này của Uddyotakara phá hủy tình huống nghịch lý mà không đưa ra ý nghĩa thực sự của ngụy biện pháp nguyên thủy. Cho nên, bằng cách đơn giản nhất, Uddyotakara giải thích điều nghịch lý như là giả-nghịch-lý và dễ dàng biến ngụy biện pháp thành sự vô nghĩa. Ở đây, Uddyotakara giải thích theo một loại nghịch lý về ngữ nghĩa (semantical paradox). Ông nói rằng thuộc từ “vô thường” trong thí dụ nói trên thực sự là một biến thể đối với bất cứ đặc tính thuộc-từ (predicate property) nào. Lối phủ định ngụy biện gồm có việc đặt câu hỏi có phải một thuộc từ nào đó (nghĩa là một đặc tính thuộc-từ) có thể xác định chính bản thân nó hay không. Trong đa số trường hợp, đây là một câu hỏi hết sức vô nghĩa, thí dụ hỏi: “Có phải thuộc-từ ‘xanh’ chính nó là xanh hay không?” Vì vậy, Kanàda, trong khi tạo dựng phạm-trù luận của ông, nói rằng cần phải đặt ra qui luật để coi một màu sắc nào đó (chẳng hạn như ‘xanh’) là một đặc tánh [I](guna)[/I] không thể được làm thành thuộc từ của màu xanh đó, hoặc của bất cứ đặc tánh [I](guna)[/I] nào khác. Nhưng, trong vài trường hợp nào đó, những câu hỏi như vậy không tức khắc cho thấy sự vô nghĩa của nó; thí dụ: “Có phải vô thường là vô thường hay không?” Dù chúng ta trả lời theo bất cứ cách nào, hoặc “phải” hay “không phải”, chúng ta sẽ bị dẫn tới sự từ bỏ luận đề nguyên thủy: x là vô thường. Một xảo thuật tương tự như trên cũng đã được áp dụng để chống phái Trung Quán. Luận điểm chủ yếu của phái Trung Quán là: Thế giới hiện tượng là vô thường, vì vậy không có thuộc từ nào có thể xác định nó. Bây giờ một câu hỏi được nêu ra: Vậy chính chữ “bất xác định” có phải là một thuộc từ hay không? Nếu nó là thuộc từ thì thế giới hiện tượng không phải là bất xác định, vì có ít nhất là một thuộc từ có thể áp dụng cho nó. Nếu nó không phải là thuộc từ thì nó là cái gì? Nói cách khác, nếu định đề “thế giới là bất xác định” là bất xác định thì chúng ta không thể nói rằng thế giới hiện tượng là bất xác định. Và, nếu định đề này không phải là bất xác định thì “bất xác định” trở thành một thuộc từ mô tả một đặc tánh xác định của thế giới hiện tượng và do đó phủ định luận đề nguyên thủy nói trên. Bút giả đã từng nhắc tới câu trả lời của phái Trung Quán đối với sự chỉ trích này: Chính bản thân “bất xác định” không phải là một thuộc từ; chính bản thân “không-tánh” không phải là một luận thuyết về thế giới vô thường. Khi xác định rằng chúng ta không thể xác định bất cứ thuộc từ nào của chủ từ x, thì chính việc xác định đó không phải là sự xác định bất cứ thuộc từ nào của chủ từ x đó. Có lẽ phái Trung Quán nên nói rằng chính bản thân tính cách bất xác định về đặc tính không phải là bất xác định, vì họ sẽ đồng ý rằng cái bất xác định không thể đồng thời vừa là xác định vừa là bất xác định. Bút giả công nhận rằng lý luận này có vẻ như muốn bí ẩn hóa vấn đề triết học. Nhưng, điều cần nói là lằn ranh phân cách giữa cái xác định và cái bất xác định, giữa Tuyệt Đối và Hiện Tượng, giữa Niết Bàn và cõi Luân Hồi, bản thân nó không phải là bất xác định. Nói cách khác, trên cơ bản chúng ta không thể thuyết minh điều gì về lằn ranh phân cách này. Và đây là một lý do tốt để tin tưởng (nếu không nói ra một cách minh bạch) rằng chúng ta không thể phân biệt [I](advaya)[/I] và là bất nhị. Biện chứng pháp theo đường lối nay sẽ dẫn tới Tuyệt Đối luận. Nếu ở những phần trước đây bút giả từng nói rằng lối phê bình trên đây về tánh bất xác định dẫn chúng ta tới gần hơn với những nghịch lý về ngữ nghĩa (chẳng hạn như “nghịch lý nói dối “khi nói”: “những gì tôi đang nói không phải là sự thật” – nghĩa là vừa nói dối vừa nói thật...) Bút giả xin nói rõ hơn về điểm này. Công thức trên đây về điều mà chúng ta gọi là “nghịch lý về bất xách định” không giống hệt như những trường hợp về nghịch lý về ngữ nghĩa. Một cách trực tiếp và đơn giản để giải quyết nghịch lý về bất xác định nói trên như sau. Câu nói “một sự vật là bất xác định: thật ra là sự vi phạm nguyên tắc luận lý thông thường mà chúng ta có thể nói “mọi sự vật hoặc là P hoặc không phải là P.” Nếu phủ nhận nguyên tắc này thì chẳng khác nào nói: “cái gì đó không là P mà cũng chẳng phải không là P,” nếu nói như vậy có nghĩa là “bất xác định về thuộc từ” (predicate indeterminate). Vì vậy, khi chúng ta duy trì nguyên tắc luận lý “mọi sự vật hoặc là P hoặc không là P” thì điều nghịch lý nói trên sẽ không thể phát sanh. Đây là một đường lối tốt để giải quyết nghịch lý, nhưng, chúng ta có thể lâm vào nguy cơ giải thích sai chủ ý triết học của phái Trung Quán. Nguyên tắc luận lý đơn giản và chính xác “mọi sự vật hoặc là P hoặc không là P” tùy thuộc vào sự kết cấu của một định nghĩa minh bạch về ý nghĩa của “không,” tức là ý nghĩa của sự phủ định. Kỳ thực, có thể nói rằng nguyên tắc đó chỉ là một cách để định nghĩa ý của phủ định – nghĩa là đưa ra một ý nghĩa xác định cho sự phủ định với mục đích thiết lập một hệ thống luận lý nào đó. Ngoài ra, nguyên tắc đó cũng giả thiết rằng mỗi thuộc từ có thể được áp dụng một cách đúng hay sai cho bất cứ yếu tố nào trong toàn thể thế giới đang được bàn luận tới (Đoạn dưới đây sẽ bàn thêm về phủ định). Theo ý kiến của bút giả thì động lực triết học của phái Trung Quán không phải là phủ định nguyên tắc luận lý nói trên (mà tất cả chúng ta phải chấp nhận) mà là vạch trần sự hữu hạn của nguyên tắc này, để chúng ta khỏi giải thích sai phạm vi áp dụng của nó. Cho nên, bút giả nghĩ rằng điều nghịch lý về sự bất xác định dẫn chúng ta tới một trạng huống giống như tình trạng phải đối diện với một số nghịch lý về ngữ nghĩa. Có lẽ căn nguyên của sự rắc rối mà chúng ta phải đương đầu trong những nghịch lý về ngữ nghĩa cũng cùng một nguồn gốc với sự rắc rối trong trường hợp này. Nếu đúng như vậy, chúng ta có thể coi rằng một giải pháp tổng quát cho các nghịch lý về ngữ nghĩa sẽ đem lại một giải pháp thỏa đáng cho nghịch lý về bất xác định. Những tiến triển hiện đại về triết học phân tách từ thập niên 1930 có thể đưa ra vài giải pháp cho những nghịch lý về ngữ nghĩa này. Chúng ta còn phải đợi xem liệu một số những giải pháp đó sẽ thích ứng với nan đề đã được nêu lên bởi sự phê phán trên đây về phái Trung Quán hay không. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Ngôn ngữ học lý thuyết
Những nghịch lý ngữ nghĩa
Top