Những nghịch lý của phê bình
Khi nói phê bình văn nghệ như một hoạt động định hướng, ta ngụ ý rằng nó sẽ tạo ra những hiệu quả như đã trù định. Thế nhưng cùng với hiệu quả còn có những hậu quả, − những điều ngoài dự kiến, có khi trái với chủ đích ban đầu.
Công chúng văn nghệ chỉ là một bộ phận cư dân (bộ phận mà ở đó có hoạt động tiếp nhận văn nghệ: có đọc sách báo, xem phim, xem kịch, xem tranh, v.v…), nhưng bản thân công chúng đã không thuần nhất về xu hướng, thị hiếu, nhận thức. Hoạt động phê bình với một chủ đích nhất định chỉ dễ được chấp nhận đối với loại công chúng thụ động, nhưng khó gây tác động sâu sắc, bởi loại công chúng này thường quan tâm đến văn nghệ ở mức giải trí thông thường. Còn lại, nó rất khó được chấp nhận vô điều kiện ở loại công chúng chủ động, có chủ kiến trong các mối quan tâm về văn nghệ và về đời sống tinh thần. Không phải người ta chỉ sẵn sàng cự tuyệt trước luồng dư luận do phê bình tạo ra, nhưng sự chấp nhận chỉ có thể có được sau khi người ta suy xét, đã “phê bình” các ý kiến của phê bình. Hậu quả “nước đổ lá môn” là điều đầu tiên phải tính đến trước khi định tác động vào công chúng tại một thời điểm cụ thể, nếu như phê bình không đơn giản đơn chỉ muốn thực hiện một cuộc thị uy bề ngoài.
Phê bình cũng chính là một nguồn cho dư luận. Trong văn nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác, không phải cái gì cũng gây được chú ý của dư luận. Về mặt này, phải tính đến một câu ngạn ngữ khá phổ biến trong giới văn nghệ, − nó chỉ đúng phần nào thôi, nhưng khá tai quái, − đại ý nói rằng “chỉ cây có quả mới bị ném đá”. Phê bình với chủ đích bác bỏ những tác phẩm nhất định, vô hiệu hóa chúng và các tác giả của chúng, − phê bình ấy, trong vô số khả năng vẫn có ít ra là một khả năng gây phản tác dụng: Người ta sẽ coi đó là triệu chứng của những tác phẩm chứa đựng những vấn đề gì đấy, có thể có những giá trị nào đấy; hoặc ít ra chính do kiểu tạo dư luận ấy mà người ta tìm đọc chúng, có khi chỉ vì tò mò, chỉ vì có cái tâm lý thích “quả cấm” thông thường. Sự phê phán có thể trở thành sự quảng cáo là như thế.
Dẫu sao, khả năng vẫn chỉ là khả năng. Có xảy ra hay không trong sự tiếp nhận phê bình văn nghệ thì phải tính đến công chúng, đến tâm trạng xã hội. Khi ta buộc phải ghi nhận hiện tượng mất lòng tin đang diễn ra trong một bộ phận cư dân, thì tức là đã tính rằng những khả năng như trên có thể xảy ra. Từ một góc độ nhất định, phải hiểu hiện tượng “mất lòng tin” đó như là sự mất tín nhiệm đối với cơ chế cũ, sự thất vọng đối với nó. Không phải một ý thức khoa học, đây chỉ là tâm trạng xã hội: nó chứa đựng cả những bất công khi gắn sự bất tín cho hầu hết những gì gắn với cơ chế cũ. Tuy vậy tâm trạng này lại cũng là mảnh đất gieo mầm cho đổi mới. Chúng ta hiểu không phải mọi thứ gắn với cơ chế cũ đều xấu (giản dị thì xin nhớ đến giá một cân gạo, một vại bia ngày nào!), song nhìn trong toàn cục thì cơ chế cũ đã là quá thời. Tuy quá thời, nhưng còn chưa bị thay thế, nên tâm trạng xã hội nói trên vẫn còn cơ sở xã hội để tồn tại.
Phác hoạ trên đây về tâm trạng xã hội hiện giờ có thể là một hình dung chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng vấn đề chính là tìm cách tác động ra sao vào tâm trạng xã hội để làm hình thành một trạng thái ý thức mới − cơ sở cho một sự ổn định về tinh thần. Có thể nhìn thấy hai trong số nhiều phương án.
Một là hướng về phía trước, dò tìm, gợi mở, cung cấp tài liệu − thức ăn hữu ích cho tâm trạng xã hội nêu trên, giúp nó hiểu sâu sắc và khách quan về cơ chế cũ, từ đó hình thành dần dần những yêu cầu cụ thể của một sự đổi thay tất yếu, vừa đồng bộ vừa có trật tự. Phương án này đòi hỏi sự công phu, sự trung thực và tinh thần khai sáng: người phê bình vừa tự khai sáng đầu óc mình vừa giúp khai sáng công chúng về những sự thật lớn, những lẽ phải lớn, chứ không phải những “sự thật” cục bộ, những đối phó nhất thời.
Ngược với phương án trên là con đường ngắn, và cũng đã thành lối mòn: quay về phía sau, ra sức đánh át mọi lo lắng, mọi suy giảm lòng tin bằng cách trở về thuyết giảng những giáo điều đã hầu như cạn kiệt tác dụng, cốt sao vỗ về bản thân và công chúng tạm yên tâm được lâu chừng nào hay chừng ấy. Phương án này nhất thời có nhiều sự tiện lợi, là vì các “cấu kiện” tư duy cũ vẫn còn ở nguyên trạng, vẫn còn quen thuộc với số đông. Nhưng việc luận chứng cho cái quá thời thường khi phải dùng tới thuật mê hoặc hơn là sự khai sáng.
Mục tiêu uốn nắn để đi tới, thông qua phương án này, có thể hóa thành sự khôi phục, hoặc đúng hơn là sự bảo lưu toàn bộ cơ chế cũ mà các cơ sở vốn đang còn nguyên vẹn. Đây là một nghịch lý nữa của sự phê bình. Khi mà nhiệt tình chính của các nhà phê bình chỉ là cốt sao bạt tai thật đau bất cứ ai trót diễn đạt trạng thái suy giảm lòng tin, trót diễn đạt nhu cầu thay đổi và thay thế cơ chế cũ đã quá thời, trong khi chính họ, những nhà phê bình ấy, lại hầu như không hề triển khai, đặt ra những vấn đề cần thay đổi, trong và ngoài văn nghệ, thì thật khó mà nói rằng họ mong muốn đổi mới, đẩy tới một cái gì, dù chỉ trong văn nghệ.
Sưu tầm.
Khi nói phê bình văn nghệ như một hoạt động định hướng, ta ngụ ý rằng nó sẽ tạo ra những hiệu quả như đã trù định. Thế nhưng cùng với hiệu quả còn có những hậu quả, − những điều ngoài dự kiến, có khi trái với chủ đích ban đầu.
Công chúng văn nghệ chỉ là một bộ phận cư dân (bộ phận mà ở đó có hoạt động tiếp nhận văn nghệ: có đọc sách báo, xem phim, xem kịch, xem tranh, v.v…), nhưng bản thân công chúng đã không thuần nhất về xu hướng, thị hiếu, nhận thức. Hoạt động phê bình với một chủ đích nhất định chỉ dễ được chấp nhận đối với loại công chúng thụ động, nhưng khó gây tác động sâu sắc, bởi loại công chúng này thường quan tâm đến văn nghệ ở mức giải trí thông thường. Còn lại, nó rất khó được chấp nhận vô điều kiện ở loại công chúng chủ động, có chủ kiến trong các mối quan tâm về văn nghệ và về đời sống tinh thần. Không phải người ta chỉ sẵn sàng cự tuyệt trước luồng dư luận do phê bình tạo ra, nhưng sự chấp nhận chỉ có thể có được sau khi người ta suy xét, đã “phê bình” các ý kiến của phê bình. Hậu quả “nước đổ lá môn” là điều đầu tiên phải tính đến trước khi định tác động vào công chúng tại một thời điểm cụ thể, nếu như phê bình không đơn giản đơn chỉ muốn thực hiện một cuộc thị uy bề ngoài.
Phê bình cũng chính là một nguồn cho dư luận. Trong văn nghệ cũng như nhiều lĩnh vực khác, không phải cái gì cũng gây được chú ý của dư luận. Về mặt này, phải tính đến một câu ngạn ngữ khá phổ biến trong giới văn nghệ, − nó chỉ đúng phần nào thôi, nhưng khá tai quái, − đại ý nói rằng “chỉ cây có quả mới bị ném đá”. Phê bình với chủ đích bác bỏ những tác phẩm nhất định, vô hiệu hóa chúng và các tác giả của chúng, − phê bình ấy, trong vô số khả năng vẫn có ít ra là một khả năng gây phản tác dụng: Người ta sẽ coi đó là triệu chứng của những tác phẩm chứa đựng những vấn đề gì đấy, có thể có những giá trị nào đấy; hoặc ít ra chính do kiểu tạo dư luận ấy mà người ta tìm đọc chúng, có khi chỉ vì tò mò, chỉ vì có cái tâm lý thích “quả cấm” thông thường. Sự phê phán có thể trở thành sự quảng cáo là như thế.
Dẫu sao, khả năng vẫn chỉ là khả năng. Có xảy ra hay không trong sự tiếp nhận phê bình văn nghệ thì phải tính đến công chúng, đến tâm trạng xã hội. Khi ta buộc phải ghi nhận hiện tượng mất lòng tin đang diễn ra trong một bộ phận cư dân, thì tức là đã tính rằng những khả năng như trên có thể xảy ra. Từ một góc độ nhất định, phải hiểu hiện tượng “mất lòng tin” đó như là sự mất tín nhiệm đối với cơ chế cũ, sự thất vọng đối với nó. Không phải một ý thức khoa học, đây chỉ là tâm trạng xã hội: nó chứa đựng cả những bất công khi gắn sự bất tín cho hầu hết những gì gắn với cơ chế cũ. Tuy vậy tâm trạng này lại cũng là mảnh đất gieo mầm cho đổi mới. Chúng ta hiểu không phải mọi thứ gắn với cơ chế cũ đều xấu (giản dị thì xin nhớ đến giá một cân gạo, một vại bia ngày nào!), song nhìn trong toàn cục thì cơ chế cũ đã là quá thời. Tuy quá thời, nhưng còn chưa bị thay thế, nên tâm trạng xã hội nói trên vẫn còn cơ sở xã hội để tồn tại.
Phác hoạ trên đây về tâm trạng xã hội hiện giờ có thể là một hình dung chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng vấn đề chính là tìm cách tác động ra sao vào tâm trạng xã hội để làm hình thành một trạng thái ý thức mới − cơ sở cho một sự ổn định về tinh thần. Có thể nhìn thấy hai trong số nhiều phương án.
Một là hướng về phía trước, dò tìm, gợi mở, cung cấp tài liệu − thức ăn hữu ích cho tâm trạng xã hội nêu trên, giúp nó hiểu sâu sắc và khách quan về cơ chế cũ, từ đó hình thành dần dần những yêu cầu cụ thể của một sự đổi thay tất yếu, vừa đồng bộ vừa có trật tự. Phương án này đòi hỏi sự công phu, sự trung thực và tinh thần khai sáng: người phê bình vừa tự khai sáng đầu óc mình vừa giúp khai sáng công chúng về những sự thật lớn, những lẽ phải lớn, chứ không phải những “sự thật” cục bộ, những đối phó nhất thời.
Ngược với phương án trên là con đường ngắn, và cũng đã thành lối mòn: quay về phía sau, ra sức đánh át mọi lo lắng, mọi suy giảm lòng tin bằng cách trở về thuyết giảng những giáo điều đã hầu như cạn kiệt tác dụng, cốt sao vỗ về bản thân và công chúng tạm yên tâm được lâu chừng nào hay chừng ấy. Phương án này nhất thời có nhiều sự tiện lợi, là vì các “cấu kiện” tư duy cũ vẫn còn ở nguyên trạng, vẫn còn quen thuộc với số đông. Nhưng việc luận chứng cho cái quá thời thường khi phải dùng tới thuật mê hoặc hơn là sự khai sáng.
Mục tiêu uốn nắn để đi tới, thông qua phương án này, có thể hóa thành sự khôi phục, hoặc đúng hơn là sự bảo lưu toàn bộ cơ chế cũ mà các cơ sở vốn đang còn nguyên vẹn. Đây là một nghịch lý nữa của sự phê bình. Khi mà nhiệt tình chính của các nhà phê bình chỉ là cốt sao bạt tai thật đau bất cứ ai trót diễn đạt trạng thái suy giảm lòng tin, trót diễn đạt nhu cầu thay đổi và thay thế cơ chế cũ đã quá thời, trong khi chính họ, những nhà phê bình ấy, lại hầu như không hề triển khai, đặt ra những vấn đề cần thay đổi, trong và ngoài văn nghệ, thì thật khó mà nói rằng họ mong muốn đổi mới, đẩy tới một cái gì, dù chỉ trong văn nghệ.
Sưu tầm.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: