Theo ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, hiện có một số ngành nếu biết lựa chọn thí sinh học lực trung bình có nhiều cơ hội trúng tuyển.
Công nghệ thông tin: Nhiều cơ hội
Được coi là ngành hút nhân lực, công nghệ thông tin những năm gần đây được nhiều trường mở ngành đào tạo. Do có nhiều trường đào tạo nên phổ điểm chuẩn cũng rộng.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ngành công nghệ thông tin điểm chuẩn tương đối dễ chịu, năm 2008: 15; năm 2009: 14 và phải xét tuyển nguyện vọng (NV) 2.
Điểm chuẩn ngành tin học tại Trường ĐH Mở TPHCM năm 2008: 13; năm 2009: 14. Ngành cử nhân công nghệ thông tin tại Trường ĐH Sư phạm (SP) TPHCM, tỉ lệ “chọi” chỉ ở mức 0,61; điểm chuẩn năm 2009 là 15,5, trường phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu.
Ngành công nghệ thông tin tại các ĐH vùng, cơ hội lại càng rộng mở khi điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH SP - ĐH Đà Nẵng, 2 năm gần đây, 2 ngành cử nhân công nghệ thông tin và SP tin điểm chuẩn là 13.
Điểm trúng tuyển vào 2 ngành SP tin và tin học Trường ĐH Quy Nhơn cũng chỉ 13. Ngành SP tin học tại Trường ĐH An Giang, Trường ĐH SP Huế điểm trúng tuyển 2 năm nay cũng bằng điểm sàn.
Ngành công nghệ thông tin rất rộng với nhiều chuyên ngành. Ví dụ, lĩnh vực phần mềm sau này sẽ làm công tác thiết kế, lập trình phần mềm, ứng dụng phần mềm vào các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Học ngành mạng máy tính có thể làm công tác quản trị mạng; học ngành hệ thống thông tin có thể làm công tác xử lý số liệu, thống kê, học SP tin học có thể giảng dạy...
Sư phạm kỹ thuật rộng cửa
Tại Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM, các ngành SP kỹ thuật điện – điện tử, SP kỹ thuật điện công nghiệp, SP kỹ thuật cơ khí chế tạo máy, SP kỹ thuật công nghiệp, SP kỹ thuật cơ điện tử, SP kỹ thuật cơ khí động lực điểm chuẩn năm vừa qua đều chỉ ở mức 14.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường, đây là những ngành nằm trong chương trình đào tạo mới, tuyển sinh năm 2009 nên nhiều thí sinh chưa biết, tuy nhiên đây là những ngành học có nhiều thuận lợi. Khi ra trường, sinh viên các ngành SP kỹ thuật vừa được cấp bằng kỹ sư công nghệ, vừa được cấp chứng chỉ SP bậc 2, do vậy cơ hội việc làm rất rộng mở. Bên cạnh đó, nếu đậu, sinh viên hoàn toàn không phải đóng học phí.
Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, hiện có một số ngành nếu biết lựa chọn thí sinh học lực trung bình có nhiều cơ hội trúng tuyển. Ví dụ ngành xếp dỡ cảng hoặc máy xây dựng là những ngành rất hay, quản lý các thiết bị nâng hạ kho bãi, nâng hạ hàng hóa hoặc quản lý các thiết bị ở các tổng công ty, tập đoàn...
Theo ông Nguyễn Văn Thư, hai ngành này hiện cơ hội việc làm rất cao nhưng những năm vừa qua ít thí sinh dự thi nên điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Ngoài ra, nếu đủ sức khỏe, thí sinh cũng có thể đăng ký dự thi vào ngành điểu khiển tàu biển, kinh tế máy tàu thủy, điểm chuẩn cũng chỉ 13 điểm.
Vẫn có ngành kinh tế vừa sức
Những năm gầy đây, các ngành kinh tế thường có sự cạnh tranh cao. Tuy nhiên, tại một số trường, điểm chuẩn ngành học này tương đối thuận lợi cho thí sinh có học lực trung bình. Ba năm liên tiếp gần đây, các ngành kinh tế nông lâm, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh nông nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM điểm chuẩn chỉ 14 điểm.
Với khả năng đạt 15 điểm, thí sinh có thể chọn các ngành kinh tế của Trường ĐH Tài chính – Marketing như kinh doanh quốc tế, kinh doanh bất động sản, thẩm định giá... điểm chuẩn năm 2008: 14,5; 2009: 15. Tại Trường ĐH Cần Thơ, các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế thủy sản cũng rộng cửa với thí sinh khi điểm chuẩn các năm gần đây chỉ 13 – 13,5 điểm.
Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, điểm chuẩn vào các ngành kinh tế tương đối vừa sức. Cụ thể ngành kinh tế (khối A, D): 14; quản trị kinh doanh (A, D1, 2, 3, 4): 15,5; kinh tế chính trị (A, D): 13; hệ thống thông tin kinh tế (A, D): 13.
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng Phòng Đào tạo Khoa Kinh tế - Luật ĐH Quốc gia TPHCM, lưu ý thí sinh nên cân nhắc khi chọn ngành kinh tế. Thí sinh nếu muốn học ngành kinh tế thì cần phải có các tố chất như chí hướng làm giàu, xông xáo, chịu thử thách, chấp nhận rủi ro.
Bên cạnh đó, phải có khả năng giao tiếp, tự tin tạo dựng quan hệ... Thạc sĩ Lâm Tường Thoại khuyên: “Những thí sinh học lực trung bình, nếu yêu thích ngành kinh tế có thể chọn học ngành này ở các trường dân lập hoặc có thể chọn con đường thi CĐ rồi liên thông lên ĐH thì cơ hội sẽ rộng mở hơn”.
Công nghệ thông tin: Nhiều cơ hội
Được coi là ngành hút nhân lực, công nghệ thông tin những năm gần đây được nhiều trường mở ngành đào tạo. Do có nhiều trường đào tạo nên phổ điểm chuẩn cũng rộng.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ngành công nghệ thông tin điểm chuẩn tương đối dễ chịu, năm 2008: 15; năm 2009: 14 và phải xét tuyển nguyện vọng (NV) 2.
Điểm chuẩn ngành tin học tại Trường ĐH Mở TPHCM năm 2008: 13; năm 2009: 14. Ngành cử nhân công nghệ thông tin tại Trường ĐH Sư phạm (SP) TPHCM, tỉ lệ “chọi” chỉ ở mức 0,61; điểm chuẩn năm 2009 là 15,5, trường phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu.
Ngành công nghệ thông tin tại các ĐH vùng, cơ hội lại càng rộng mở khi điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH SP - ĐH Đà Nẵng, 2 năm gần đây, 2 ngành cử nhân công nghệ thông tin và SP tin điểm chuẩn là 13.
Điểm trúng tuyển vào 2 ngành SP tin và tin học Trường ĐH Quy Nhơn cũng chỉ 13. Ngành SP tin học tại Trường ĐH An Giang, Trường ĐH SP Huế điểm trúng tuyển 2 năm nay cũng bằng điểm sàn.
Ngành công nghệ thông tin rất rộng với nhiều chuyên ngành. Ví dụ, lĩnh vực phần mềm sau này sẽ làm công tác thiết kế, lập trình phần mềm, ứng dụng phần mềm vào các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Học ngành mạng máy tính có thể làm công tác quản trị mạng; học ngành hệ thống thông tin có thể làm công tác xử lý số liệu, thống kê, học SP tin học có thể giảng dạy...
Sư phạm kỹ thuật rộng cửa
Tại Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM, các ngành SP kỹ thuật điện – điện tử, SP kỹ thuật điện công nghiệp, SP kỹ thuật cơ khí chế tạo máy, SP kỹ thuật công nghiệp, SP kỹ thuật cơ điện tử, SP kỹ thuật cơ khí động lực điểm chuẩn năm vừa qua đều chỉ ở mức 14.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, trưởng phòng đào tạo của trường, đây là những ngành nằm trong chương trình đào tạo mới, tuyển sinh năm 2009 nên nhiều thí sinh chưa biết, tuy nhiên đây là những ngành học có nhiều thuận lợi. Khi ra trường, sinh viên các ngành SP kỹ thuật vừa được cấp bằng kỹ sư công nghệ, vừa được cấp chứng chỉ SP bậc 2, do vậy cơ hội việc làm rất rộng mở. Bên cạnh đó, nếu đậu, sinh viên hoàn toàn không phải đóng học phí.
Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, hiện có một số ngành nếu biết lựa chọn thí sinh học lực trung bình có nhiều cơ hội trúng tuyển. Ví dụ ngành xếp dỡ cảng hoặc máy xây dựng là những ngành rất hay, quản lý các thiết bị nâng hạ kho bãi, nâng hạ hàng hóa hoặc quản lý các thiết bị ở các tổng công ty, tập đoàn...
Theo ông Nguyễn Văn Thư, hai ngành này hiện cơ hội việc làm rất cao nhưng những năm vừa qua ít thí sinh dự thi nên điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn. Ngoài ra, nếu đủ sức khỏe, thí sinh cũng có thể đăng ký dự thi vào ngành điểu khiển tàu biển, kinh tế máy tàu thủy, điểm chuẩn cũng chỉ 13 điểm.
Vẫn có ngành kinh tế vừa sức
Những năm gầy đây, các ngành kinh tế thường có sự cạnh tranh cao. Tuy nhiên, tại một số trường, điểm chuẩn ngành học này tương đối thuận lợi cho thí sinh có học lực trung bình. Ba năm liên tiếp gần đây, các ngành kinh tế nông lâm, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh nông nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM điểm chuẩn chỉ 14 điểm.
Với khả năng đạt 15 điểm, thí sinh có thể chọn các ngành kinh tế của Trường ĐH Tài chính – Marketing như kinh doanh quốc tế, kinh doanh bất động sản, thẩm định giá... điểm chuẩn năm 2008: 14,5; 2009: 15. Tại Trường ĐH Cần Thơ, các ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế thủy sản cũng rộng cửa với thí sinh khi điểm chuẩn các năm gần đây chỉ 13 – 13,5 điểm.
Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, điểm chuẩn vào các ngành kinh tế tương đối vừa sức. Cụ thể ngành kinh tế (khối A, D): 14; quản trị kinh doanh (A, D1, 2, 3, 4): 15,5; kinh tế chính trị (A, D): 13; hệ thống thông tin kinh tế (A, D): 13.
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, Trưởng Phòng Đào tạo Khoa Kinh tế - Luật ĐH Quốc gia TPHCM, lưu ý thí sinh nên cân nhắc khi chọn ngành kinh tế. Thí sinh nếu muốn học ngành kinh tế thì cần phải có các tố chất như chí hướng làm giàu, xông xáo, chịu thử thách, chấp nhận rủi ro.
Bên cạnh đó, phải có khả năng giao tiếp, tự tin tạo dựng quan hệ... Thạc sĩ Lâm Tường Thoại khuyên: “Những thí sinh học lực trung bình, nếu yêu thích ngành kinh tế có thể chọn học ngành này ở các trường dân lập hoặc có thể chọn con đường thi CĐ rồi liên thông lên ĐH thì cơ hội sẽ rộng mở hơn”.
Theo Người lao động