rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Vì tính phức tạp của bản chất con người và những khao khát, nên tất cả các mục tiêu do con người đặt ra không phải lúc nào cũng tương hợp với nhau. Cuộc đối thoại văn hóa nói về sự có tất cả (tức là nói về những mục tiêu mâu thuẫn) – ví dụ như cân bằng giữa nhu cầu sự nghiệp với mục tiêu trở thành người bố/mẹ biết quan tâm con cái, thỏa mãn một khía cạnh của cuộc sống mà không phải hy sinh những khía cạnh khác. Hiểu được những ảnh hưởng tai hại của những mục tiêu mâu thuẫn là lý do để xem sự không dấn thân vào mục tiêu (goal disengagement) là một kỹ năng sống quan trọng.
Các nhà tâm lý Robert Emmons và Laura King đã tiến hành một loạt thực nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của sự mâu thuẫn của những mục tiêu cá nhân. Những người tham gia được yêu cầu soạn một danh sách gồm 15 mục tiêu (những mục tiêu đó có thể được thúc đẩy bởi sự tiếp cận hoặc né tránh). Ví dụ về những mục tiêu né tránh là: tránh phụ thuộc vào bạn trai, tránh phát tán những câu chuyện phiếm ác ý. Sau khi có danh sách trong tay, những người tham gia được hỏi rằng những mục tiêu nào xung đột với nhau và liệu sự thành công ở một mục tiêu “có một tác động có lợi, có hại hay không có tác động gì lên mục tiêu khác.” Cuối cùng, những người tham gia được hỏi về sự mâu thuẫn trong tư tưởng – Liệu sự thành công ở mục tiêu này hơn mục tiêu kia sẽ làm họ bất hạnh hay không. Emmons và King theo dõi những người này 1 năm sau.
Không bất ngờ, các kết quả tiết lộ rằng sự xung đột và mâu thuẫn trong tư tưởng có liên quan đến sự giảm sút sự thỏa mãn tinh thần và những vấn đề về sức khỏe.
Trong thực nghiệm thứ hai, sau khi những người tham gia soạn danh sách các mục tiêu và nhận ra những mâu thuẫn và sự xung đột trong tư tưởng, thì họ điền vào những tờ báo cáo về tâm trạng 2 lần 1 ngày trong vòng 21 ngày. Họ liệt kê cả những cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui sướng, thỏa mãn) và tiêu cực (không hạnh phúc, tức giận, lo lắng). Chúng có tương quan với những bản tự thông báo về sức khỏe cũng như những hồ sơ sức khỏe từ năm trước và năm hiện tại.
Thực nghiệm thứ ba yêu cầu những người tham gia đó thông báo về những suy nghĩ và hành động của họ, được thúc đẩy bởi máy bíp phát tín hiệu vào những thời điểm ngẫu nhiên.
Những gì Emmons và King phát hiện phản ánh cái giá của những mục tiêu mâu thuẫn và giá trị của sự không dấn thân vào mục tiêu. Đầu tiên, họ phát hiện thấy khi có sự xung đột giữa những mục tiêu cá nhân thì con người suy nghĩ, nghiền ngẫm nhiều hơn, nhưng lại hành động ít đi, về những mục tiêu đó. “Sự xung đột dường như có một tác động làm tê liệt lên hành động và có liên quan đến sự thỏa mãn bị kéo xuống.” Các nhà nghiên cứu giải thích là, bên cạnh việc khiến con người bị mắc kẹt, sự xung đột giữa các mục tiêu cũng gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý và thể chất của con người.
Hóa ra sự xung đột giữa các mục tiêu mà thiếu sự không dấn thân có thể làm bạn bị ốm, chưa kể đến sự bất hạnh sâu sắc.
Khi không có khả năng không dấn thân (hay là khả năng từ bỏ), thì con người sẽ tiếp tục sống trong mâu thuẫn, bất hạnh và không khỏe mạnh. May mắn là, sự không dấn thân vào mục tiêu là một kĩ năng có thể học được và trau dồi.
Nguồn: dịch từ cuốn “Give up to get on: How to master the art of quitting in love, work and life” của Peg Streep, Alan B. Bernstein.
Các nhà tâm lý Robert Emmons và Laura King đã tiến hành một loạt thực nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của sự mâu thuẫn của những mục tiêu cá nhân. Những người tham gia được yêu cầu soạn một danh sách gồm 15 mục tiêu (những mục tiêu đó có thể được thúc đẩy bởi sự tiếp cận hoặc né tránh). Ví dụ về những mục tiêu né tránh là: tránh phụ thuộc vào bạn trai, tránh phát tán những câu chuyện phiếm ác ý. Sau khi có danh sách trong tay, những người tham gia được hỏi rằng những mục tiêu nào xung đột với nhau và liệu sự thành công ở một mục tiêu “có một tác động có lợi, có hại hay không có tác động gì lên mục tiêu khác.” Cuối cùng, những người tham gia được hỏi về sự mâu thuẫn trong tư tưởng – Liệu sự thành công ở mục tiêu này hơn mục tiêu kia sẽ làm họ bất hạnh hay không. Emmons và King theo dõi những người này 1 năm sau.
Không bất ngờ, các kết quả tiết lộ rằng sự xung đột và mâu thuẫn trong tư tưởng có liên quan đến sự giảm sút sự thỏa mãn tinh thần và những vấn đề về sức khỏe.
Trong thực nghiệm thứ hai, sau khi những người tham gia soạn danh sách các mục tiêu và nhận ra những mâu thuẫn và sự xung đột trong tư tưởng, thì họ điền vào những tờ báo cáo về tâm trạng 2 lần 1 ngày trong vòng 21 ngày. Họ liệt kê cả những cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui sướng, thỏa mãn) và tiêu cực (không hạnh phúc, tức giận, lo lắng). Chúng có tương quan với những bản tự thông báo về sức khỏe cũng như những hồ sơ sức khỏe từ năm trước và năm hiện tại.
Thực nghiệm thứ ba yêu cầu những người tham gia đó thông báo về những suy nghĩ và hành động của họ, được thúc đẩy bởi máy bíp phát tín hiệu vào những thời điểm ngẫu nhiên.
Những gì Emmons và King phát hiện phản ánh cái giá của những mục tiêu mâu thuẫn và giá trị của sự không dấn thân vào mục tiêu. Đầu tiên, họ phát hiện thấy khi có sự xung đột giữa những mục tiêu cá nhân thì con người suy nghĩ, nghiền ngẫm nhiều hơn, nhưng lại hành động ít đi, về những mục tiêu đó. “Sự xung đột dường như có một tác động làm tê liệt lên hành động và có liên quan đến sự thỏa mãn bị kéo xuống.” Các nhà nghiên cứu giải thích là, bên cạnh việc khiến con người bị mắc kẹt, sự xung đột giữa các mục tiêu cũng gây tổn hại đến sức khỏe tâm lý và thể chất của con người.
Hóa ra sự xung đột giữa các mục tiêu mà thiếu sự không dấn thân có thể làm bạn bị ốm, chưa kể đến sự bất hạnh sâu sắc.
Khi không có khả năng không dấn thân (hay là khả năng từ bỏ), thì con người sẽ tiếp tục sống trong mâu thuẫn, bất hạnh và không khỏe mạnh. May mắn là, sự không dấn thân vào mục tiêu là một kĩ năng có thể học được và trau dồi.
Nguồn: dịch từ cuốn “Give up to get on: How to master the art of quitting in love, work and life” của Peg Streep, Alan B. Bernstein.