Những mục tiêu chung chung có quan hệ với trầm cảm

rubi_mos2002

New member
Xu
0
1 nghiên cứu mới (tháng 7/2013) phát hiện thấy những người bị trầm cảm có xu hướng đặt ra những mục tiêu cá nhân chung chung hơn những người không bị trầm cảm. Cái nào đến trước, trầm cảm hay việc đặt mục tiêu chung chung? Liệu trầm cảm dẫn đến những mục tiêu mơ hồ hay là việc không đặt ra và đạt được những mục tiêu cụ thể gây ra trầm cảm?

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi tiến sỹ Joanne Dickson, University of Liverpool’s Institute of Psychology, Health and Society. Dickson đã yêu cầu người tham gia lập danh sách những mục tiêu cá nhân và sau đó phân tích dữ liệu và phát hiện thấy những sự khác biệt quan trọng trong những thói quen đặt mục tiêu giữa những người đang bị trầm cảm và người không bị trầm cảm.

Dickson nói, "Nghiên cứu này lần đầu tiên kiểm tra về việc liệu đặc điểm này có bao gồm những mục tiêu cá nhân. Chúng tôi phát hiện thấy những mục tiêu mà những người bị trầm cảm liệt kê đã thiếu sự cụ thể, làm chúng khó đạt được hơn và do đó tạo ra 1 chu kỳ đi xuống của những suy nghĩ tiêu cực.”

Bạn có phải là người thường đặt ra những mục tiêu cụ thể và đạt được chúng? Bạn xem mình đang bị trầm cảm? Đặt ra những mục tiêu cụ thể và nhận ra chúng kích hoạt 1 chuỗi phản ứng điện hóa trong não của bạn làm bạn cảm thấy được thưởng, kích thích hạnh phúc, động cơ hành động và lòng tự trọng.

Những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của bạn là gì?

Những người tham gia trong nghiên cứu được yêu cầu liệt kê những mục tiêu họ muốn đạt được tại bất kì thời điểm nào trong ngắn,trung và dài hạn. Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Tiến sỹ Dickson đã phân loại các mục tiêu dựa trên mức độ cụ thể của chúng. Nghiên cứu phân biệt giữa ‘những mục tiêu trừu tượng, chung chung’ và ‘những mục tiêu cụ thể, rõ ràng hoặc có thể đo lường được’. Ví dụ, ‘trở nên hạnh phúc’ là mục tiêu chung chung, ‘cải thiện thời gian chạy 5 dặm của tôi vào mùa hè này’ là 1 mục tiêu rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, trong khi những người trầm cảm và không trầm cảm đều có số lượng mục tiêu giống nhau, thì người bị trầm cảm đã liệt kê những mục tiêu chung chung và trừu tượng hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện thấy người đang bị trầm cảm có nhiều khả năng đưa ra những lý do không cụ thể cho việc đạt được và không đạt được những mục tiêu của họ.

Có những mục tiêu quá rộng lớn và trừu tượng có thể duy trì và làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm. Chia nhỏ 1 mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu có thể làm được mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày là cách tốt nhất để duy trì động cơ hành động, làm giảm sự tiêu cực, đánh bại bệnh trầm cảm, và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu.

Những mục tiêu không cụ thể thì mơ hồ và hầu như không thể mường tượng được. 1 mục tiêu nên có mở đầu, phần giữa và kết thúc. Nếu bạn không thể tưởng tượng 1 mục tiêu và nhận ra khi nào mục tiêu hoàn thành bằng cách nói “Vâng, tôi đã làm xong nó!” thì hệ thống phần thưởng của bạn không hoạt động. Bạn có thể phá chu kì luẩn quẩn của sự suy giảm động cơ hành động này bằng cách liên tục đặt ra những mục tiêu ngắn, trung và dài hạn rõ ràng trong mọi lĩnh vực cuộc sống của bạn và có 1 chiến lược làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó.

Nguồn: Generalized Goals Linked to Depression
Setting specific goals breaks the cycle of negativity and depression.
Published on July 9, 2013 by Christopher Bergland in The Athlete's Way
PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top