karabill335
New member
- Xu
- 0
Cơm bình dân với khô chiên, mít hầm, đọt mì luộc
Đi du lịch mà ăn cơm bình dân, lại là kiểu cơm dĩa như ở Việt Nam thì quả thật chẳng có gì thú vị. Nhưng tin tôi đi, những trưa nắng kéo lê vali qua những con phố bụi bặm ở Bali với cái bụng đói meo hay những sáng thức dậy quá sớm, đi lang thang giữa phố vắng tanh ở Bukittingi thì cơm bình dân là lựa chọn tối ưu.
Cá chiên giòn tới xương
Cơm trưa với cá chiên, đọt mì luộc và mít kho dừa ở Bali
Cá chiên, khô chiên là những món chủ đạo của các quán cơm bình dân, lúc nào cũng vàng ươm, giòn rụm. Cá ở đây đặc biệt to và khi chiên thì giòn tới tận xương. Người Indonesia thích ăn cơm khô, nếu không nói là quá khô so với tôi – người thích ăn cơm dẻo. Cá chiên giòn, cơm khô đến rời rạc, hai thứ nhai trệu trạo với nhau trong những ngày quảy ba lô đi bụi không thể gọi là ngon nhưng quả là rất hợp.
Một hàng bán đồ ăn sẵn ở Bukittingi
Người dân Indonesia cũng đặc biệt thích ăn đậu hủ. Đi đâu cũng thấy đậu hủ. Hoặc là sốt, hoặc chiên vàng chấm tương ớt. Họ cũng có một món khá đặt biệt làm từ đậu nành lên men và ép thành từng tấm, chiên lên với dầu. Ở các khu ăn uống chuyên hoạt động về đêm, hai món này kèm với vài món chiên khác như cá trên chiên, gà chiên cũng được nhiều người ưa chuộng. Người ta thường ăn kèm nó với dưa leo, bắp cải sống và cơm trắng.
Đậu hủ sốt tương ớt
Đậu hủ chiên, cá trê chiên chấm sambal
Rất ít nơi ở Indonesia bán cơm kèm canh như ở Việt Nam. Một vài quán có súp nhưng thường nấu với nước cốt dừa, sữa, cà ri nên rất khó ăn. Rau củ cũng ít được sử dụng. Món phổ biến nhưng khá lạ lẫm với người nước ngoài là đọt mì luộc.
Ở các quán cơm, món không thể thiếu là một hủ sambal - một loại tương ớt rất béo, rất đậm vị, thơm nồng và cay xé lưỡi. Tới bữa, ai cũng vít một muỗng vào dĩa rồi quết nó với các loại thức ăn khác hay chỉ đơn giản là trộn với cơm trắng. Sau khi lăn lộn qua nhiều quán cơm bình dân, tôi phát hiện món đọt mì luộc quết với sambal cực kỳ hợp. Cái vị nhẫn của đọt mì như hòa vào chất dầu béo trong tương cộng thêm cái cay, cái nồng làm vị giác như nhảy múa.
Bò viên đủ kiểu
Khắp đất nước Indonesia, đâu đâu cũng bán bakso, từ hàng quán sang trọng đến hang cùng ngõ hẻm. Cũng có nhiều cách ăn. Hoặc là ăn kèm với cọng bún, miến, mì sợi và nước dùng kèm với cải luộc; hoặc hấp lên chấm với tương ớt, nước tương. Kích cỡ, mùi vị của bakso cũng khác nhau ở từng nơi. Có nơi viên cỡ 2 ngón tay, có nơi to bằng trái chanh, khi ăn thì dùng kéo cắt ra hoặc có nơi làm nhân là trứng gà khiến nó to lên hơn cổ tay. Người Indonesia không dùng chanh vắt vào nước dùng mà dùng giấm và nước tương. Điểm đặc biệt là họ ăn khá mặn nên trước khi ăn, bạn đừng quên nếm trước khi cho thêm nước tương vào.
Khi ăn bakso nhất định không thể thiếu tương ớt chấm kèm. Nơi chu đáo thì có nước tương, giấm, tương ớt xanh, tương ớt đỏ trộn lại với nhau và chấm. Một tô bakso có giá trung bình 20.000 – 50.000 đồng.
Rượu dịu dàng ở Toba
Tôi đã đi qua 5 thành phố lớn của Indonesia và thấy chỉ có ở khu vực hồ Toba (đảo Sumatra) mới có loại rượu này. Người Indonesia có vẻ như ít nhậu nhẹt bê tha, đi loanh quanh chẳng thấy quán nhậu nào mà người địa phương ngồi gà gật trong đó. Riêng ở Toba thì có nhưng không khí nhậu khá êm đềm, cứ như bộ bữa tiệc trà thân mật. Tiếng là nhậu nhưng chỉ là vài người đàn ông ngồi quây quần bên chiếc bàn nhỏ trong những cái quán lụp xụp, trước mặt là ly nước màu trắng ngà, chẳng có thức nhắm gì cả. Ban đầu tôi còn nhầm đó là sữa nên ghé vào quán mua thử một ly làm ai nấy cười ầm. Đã trót vào thì thôi cũng ngồi lại nhâm nhi.
Với vốn tiếng Anh ít ỏi, một người đàn ông cho biết rượu này được nấu từ gạo và nước của một loại cây gì đó mọc nhiều ở khu vực hồ Toba. Nó có mùi vị như cơm rượu quá lứa, hơi ngọt, hơi đắng, hơi chua và hơi nồng. Do nhẹ độ và cũng dễ uống nên tôi uống khá nhiều. Khi ngồi trong quán không sao cả nhưng đi một chút bắt đầu ngấm và say. Cơn say rất đậm, đến rất bất ngờ khiến người choáng váng nhưng chỉ khoảng 30 phút sao thì tỉnh như không.
Ly rượu màu trắng đục như sữa trong một quán nhậu đêm ở Toba
Đi du lịch mà ăn cơm bình dân, lại là kiểu cơm dĩa như ở Việt Nam thì quả thật chẳng có gì thú vị. Nhưng tin tôi đi, những trưa nắng kéo lê vali qua những con phố bụi bặm ở Bali với cái bụng đói meo hay những sáng thức dậy quá sớm, đi lang thang giữa phố vắng tanh ở Bukittingi thì cơm bình dân là lựa chọn tối ưu.
Cá chiên giòn tới xương
Cơm trưa với cá chiên, đọt mì luộc và mít kho dừa ở Bali
Cá chiên, khô chiên là những món chủ đạo của các quán cơm bình dân, lúc nào cũng vàng ươm, giòn rụm. Cá ở đây đặc biệt to và khi chiên thì giòn tới tận xương. Người Indonesia thích ăn cơm khô, nếu không nói là quá khô so với tôi – người thích ăn cơm dẻo. Cá chiên giòn, cơm khô đến rời rạc, hai thứ nhai trệu trạo với nhau trong những ngày quảy ba lô đi bụi không thể gọi là ngon nhưng quả là rất hợp.
Một hàng bán đồ ăn sẵn ở Bukittingi
Người dân Indonesia cũng đặc biệt thích ăn đậu hủ. Đi đâu cũng thấy đậu hủ. Hoặc là sốt, hoặc chiên vàng chấm tương ớt. Họ cũng có một món khá đặt biệt làm từ đậu nành lên men và ép thành từng tấm, chiên lên với dầu. Ở các khu ăn uống chuyên hoạt động về đêm, hai món này kèm với vài món chiên khác như cá trên chiên, gà chiên cũng được nhiều người ưa chuộng. Người ta thường ăn kèm nó với dưa leo, bắp cải sống và cơm trắng.
Đậu hủ sốt tương ớt
Đậu hủ chiên, cá trê chiên chấm sambal
Rất ít nơi ở Indonesia bán cơm kèm canh như ở Việt Nam. Một vài quán có súp nhưng thường nấu với nước cốt dừa, sữa, cà ri nên rất khó ăn. Rau củ cũng ít được sử dụng. Món phổ biến nhưng khá lạ lẫm với người nước ngoài là đọt mì luộc.
Ở các quán cơm, món không thể thiếu là một hủ sambal - một loại tương ớt rất béo, rất đậm vị, thơm nồng và cay xé lưỡi. Tới bữa, ai cũng vít một muỗng vào dĩa rồi quết nó với các loại thức ăn khác hay chỉ đơn giản là trộn với cơm trắng. Sau khi lăn lộn qua nhiều quán cơm bình dân, tôi phát hiện món đọt mì luộc quết với sambal cực kỳ hợp. Cái vị nhẫn của đọt mì như hòa vào chất dầu béo trong tương cộng thêm cái cay, cái nồng làm vị giác như nhảy múa.
Bò viên đủ kiểu
Khắp đất nước Indonesia, đâu đâu cũng bán bakso, từ hàng quán sang trọng đến hang cùng ngõ hẻm. Cũng có nhiều cách ăn. Hoặc là ăn kèm với cọng bún, miến, mì sợi và nước dùng kèm với cải luộc; hoặc hấp lên chấm với tương ớt, nước tương. Kích cỡ, mùi vị của bakso cũng khác nhau ở từng nơi. Có nơi viên cỡ 2 ngón tay, có nơi to bằng trái chanh, khi ăn thì dùng kéo cắt ra hoặc có nơi làm nhân là trứng gà khiến nó to lên hơn cổ tay. Người Indonesia không dùng chanh vắt vào nước dùng mà dùng giấm và nước tương. Điểm đặc biệt là họ ăn khá mặn nên trước khi ăn, bạn đừng quên nếm trước khi cho thêm nước tương vào.
Khi ăn bakso nhất định không thể thiếu tương ớt chấm kèm. Nơi chu đáo thì có nước tương, giấm, tương ớt xanh, tương ớt đỏ trộn lại với nhau và chấm. Một tô bakso có giá trung bình 20.000 – 50.000 đồng.
Rượu dịu dàng ở Toba
Tôi đã đi qua 5 thành phố lớn của Indonesia và thấy chỉ có ở khu vực hồ Toba (đảo Sumatra) mới có loại rượu này. Người Indonesia có vẻ như ít nhậu nhẹt bê tha, đi loanh quanh chẳng thấy quán nhậu nào mà người địa phương ngồi gà gật trong đó. Riêng ở Toba thì có nhưng không khí nhậu khá êm đềm, cứ như bộ bữa tiệc trà thân mật. Tiếng là nhậu nhưng chỉ là vài người đàn ông ngồi quây quần bên chiếc bàn nhỏ trong những cái quán lụp xụp, trước mặt là ly nước màu trắng ngà, chẳng có thức nhắm gì cả. Ban đầu tôi còn nhầm đó là sữa nên ghé vào quán mua thử một ly làm ai nấy cười ầm. Đã trót vào thì thôi cũng ngồi lại nhâm nhi.
Với vốn tiếng Anh ít ỏi, một người đàn ông cho biết rượu này được nấu từ gạo và nước của một loại cây gì đó mọc nhiều ở khu vực hồ Toba. Nó có mùi vị như cơm rượu quá lứa, hơi ngọt, hơi đắng, hơi chua và hơi nồng. Do nhẹ độ và cũng dễ uống nên tôi uống khá nhiều. Khi ngồi trong quán không sao cả nhưng đi một chút bắt đầu ngấm và say. Cơn say rất đậm, đến rất bất ngờ khiến người choáng váng nhưng chỉ khoảng 30 phút sao thì tỉnh như không.
Ly rượu màu trắng đục như sữa trong một quán nhậu đêm ở Toba
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: