Những lưu ý trong học ôn và thi tốt nghiệp THPT môn Anh Văn

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
https://www.info.vn/giao-duc/giang-...oc-on-va-thi-tot-nghiep-THPT-mon-Anh-Van.html Những lưu ý trong học ôn và thi tốt nghiệp THPT


Cô Nguyễn Thị Hoài Hương, Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ - Trường THPT chuyên ĐHSP chia sẻ với các thí sinh những lưu ý quan trọng cũng như kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất môn Anh Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT tới.

63117-images495797_2-20110413110300.jpg


Về mặt nội dung
ôn tập các em nên ôn theo các trọng tâm sau:

Ngữ âm: Phân biệt các chữ cái giống nhau được phát âm khác nhau.

Ví dụ: ‘o’ trong từ ‘hot’ được đọc /ɒ/, trong từ ‘police’ được đọc là /ə/, trong từ ‘cold’ được đọc là /əu/, trong từ ‘son’ được đọc là /۸/ và trong từ ‘more’ được đọc là /ɔ:/.

‘c’ trong từ ‘cat’ được đọc là /k/, trong từ ‘cinema’ được đọc là /s/, trong từ ‘special’ được đọc là /∫/ hay trong từ ‘science’ thì là âm câm.

Các chữ cái khác nhau có thể có cách đọc giống nhau:

Ví dụ: ‘a’ trong từ ‘arrive’, ‘e’ trong từ ‘marvellous’, ‘i’ trong từ ‘possible’, ‘o’ trong từ ‘today’, ‘u’ trong từ ‘success’ đều được đọc là /ə/.

‘d’ trong từ ‘educate’, ‘g’ trong từ ‘age’, ‘j’ trong từ ‘job’ đều đọc là /dʒ/.

Lưu ý một số quy tắc đánh dấu trọng âm như:

Danh từ có đuôi ‘tion’, ‘sion’, hay ‘cian’ và tính từ có đuôi ‘ic’ thì trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.

Ví dụ: ‘operation’/ɒpə’rei∫n/, ‘decision’ /di’siʒn/, ‘mathematician/ /mæθəmə’ti∫n/, ‘historic’ /his’tɒrik/, …

Từ vựng:

Danh từ : đếm được, không đếm được, danh từ số ít, danh từ số nhiều.

Lưu ý: Một số từ có hình thức số nhiều nhưng động từ đi kèm luôn ở ngôi thứ ba số ít và không dùng được mạo từ ‘a’ hoặc ‘an’ trước những từ như ‘news’(tin tức), một số bệnh: ‘mumps’ (bệnh quai bị), ‘measles’(bệnh sởi) hoặc một số lĩnh vực: ‘physics’ (môn vật lý), ‘mathematics’ (môn toán);

Một số danh từ như ‘information’ (thông tin), ‘furniture’ (đồ đạc) và ‘equipment’ (trang thiết bị) là danh từ không đếm được nên không có hình thức số nhiều.

Mạo từ: a, an, the

‘a’ được sử dụng đứng trước một danh từ đếm được số ít hoặc một từ có âm bắt đầu là một phụ âm còn ‘an’ được sử dụng đứng trước một danh từ đếm được số ít hoặc một từ có âm bắt đầu là một nguyên âm như:

a cat, a lovely cat

a girl, an honest girl (honest /’ɒnist/: chữ ‘h’ câm nên từ này có âm bắt đầu là nguyên âm /ɒ/)

Đại từ: đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu, đại từ bất định ‘one’ và ‘ones’, …

Lưu ý: đại từ sở hữu thay thế cho một tính từ sở hữu và danh từ

Ví dụ:

This is my book. That is yours. (yours = your book)

This is a friend of mine. (mine = my friends)

Động từ : động từ khuyết thiếu, trợ động từ, động từ thường: nội động từ, ngoại động từ, động từ ở dạng nguyên thể và danh động từ.

Một số động từ như ‘remember’, ‘forget’, ‘regret’, ‘mean’, ‘stop’, ‘try’, ‘go on’ có thể theo sau bằng động từ nguyên thể có ‘to’ hay danh động từ nhưng có nghĩa khác nhau.

Giới từ: giới từ chỉ vị trí và giới từ chỉ sự chuyển động, …

Sau giới từ dùng danh từ hay danh động từ

Lưu ý: ‘at night’ nhưng ‘on Friday night’

Trong cấu trúc ‘get/be used to’ hoặc ‘look forward to’ thì ‘to’ là giới từ nên sau nó phải dùng danh từ hoặc danh động từ:

VD: He was not used to driving on the left when he was in England.

I’m looking forward to hearing from you.

Tính từ: các loại tính từ, vị trí của tính từ

Ví dụ: Tính từ đứng sau động từ nối và các động từ cảm giác (be, become, seem, appear, feel, taste, sound, look)

Trật tự của tính từ có thể được viết tắt SASCOM tương ứng với trật tự sau:

Kích cỡ (Size) + Tuổi (Age) + Hình dạng (Shape) + Màu sắc (Colour) + Nguồn gốc (Origin) + Chất liệu (Material)

Trạng từ: cấu tạo trạng từ (thường là tính từ thêm đuôi ‘ly’)

Liên từ: Một số kết hợp cần lưu ý:

Either + A + or + B + động từ được chia theo ‘B’

Neither + A + nor + B + động từ được chia theo ‘B’

Not only + A + but also + B + động từ được chia theo ‘B’

VD: Neither John nor I am correct.

Not only they but Jane was also there at that time.

A + (along/together) with + B + động từ chia theo ‘A’

A + as well as + B + động từ chia theo ‘A’

A + accompanied by + B + động từ chia theo ‘A’

VD: The captain, as well as the coaches, was disappointed with the team.

Sự khác nhau trong cách dùng từ ‘although’, ‘though’, ‘even though’ và ‘despite’, ‘in spite of’:

(Even) though/ Although + một mệnh đề, một mệnh đề.

VD: Although it rained heavily, he still went to school yesterday.

In spite of/ Despite + cụm danh từ, một mệnh đề.

VD: In spite of the heavy rain, he still went to school yesterday.

Ngữ pháp:

Thời thì của động từ: chú ý sự khác nhau giữa thời hiện tại hoàn thành và thời quá khứ đơn; thời tương lai đơn và thời tương lai gần.

Câu điều kiện: câu điều kiện loại 1 và loại 2 cùng đưa ra các điều kiện về hiện tại và tương lai nhưng loại 1 thì điều kiện đặt ra có khả năng xảy ra còn loại 2 thì điều kiện đặt ra không hoặc khó có khả năng xảy ra.

Chủ động và bị động: chú ý sự khác nhau giữa cặp động từ ‘raise’ (ngoại động từ, có nghĩa là nâng lên, nhấc lên) và ‘rise’ (nội động từ, có nghĩa là tăng lên hoặc mọc lên); ‘lay’ (ngoại động từ, có nghĩa là đặt, để cái gì) và ‘lie’ (nội động từ, có nghĩa là nằm).

Lời nói gián tiếp: khi động từ dẫn ở các thời quá khứ thì động từ ở lời nói gián tiếp được lùi một thời so với lời nói trực tiếp, các đại từ và trạng từ chỉ thời gian và địa điểm cũng có những sự thay đổi. Câu điều kiện loại 2 và loại 3 trong lời nói gián tiếp giữ nguyên thời so với lời nói trực tiếp.

So sánh tính từ và trạng từ: những tính từ và trạng từ có sự thay đổi không theo quy tắc như ‘good’ hoặc ‘well’ chuyển thành ‘better’ (so sánh hơn) và ‘best’ (so sánh cao nhất; hay ‘bad’ hoặc ‘badly’ chuyển thành ‘worse’ (so sánh hơn) và ‘worst’ (so sánh cao nhất).

Mệnh đề quan hệ: ‘that’ có thể được dùng để thay thế ‘which’ hoặc ‘who’ trong mệnh đề quan hệ hạn định nhưng lại không được dùng để thay thế trong mệnh đề quan hệ không hạn định.

Đảo ngữ: với ‘only’, ‘not until’, ‘seldom’, ‘hardly’, ‘no sooner’ như trong một số ví dụ sau:

Only by taking a taxi could we get there on time.

Not until she came did I know the truth.

Về mặt kỹ thuật làm bài thì các em nên chú ý các điểm sau:

- Làm nhiều bài tập luyện để có kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức.

- Cấu trúc đề vẫn thường là 50 câu trắc nghiệm cho các phần như sau:

+ Ngữ âm (5 câu)

+ Từ vựng và Ngữ pháp (25 câu)

+ Đọc hiểu (10 câu): 5 câu đọc và chọn câu trả lời về bài đọc; 5 câu chọn từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài văn)

+ Viết (10 câu): 5 câu chữa lỗi sai; 5 câu hoàn thành câu bằng một mệnh đề hay một cụm từ, hay chọn một câu hoàn chỉnh từ những từ cho sẵn, hay chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho)

Nên đọc kỹ đề bài để có định hướng tốt cho phần làm bài.

- Dùng bút chì 2B để tô kín một đáp án lựa chọn cho mỗi câu hỏi tương ứng luôn vào Phiếu trả lời để tránh nhầm lẫn khi chuyển đáp án từ nháp sang Phiếu trả lời và tiết kiệm được thời gian. Có một số học sinh còn tô chưa đúng kỹ thuật như tô quá mờ, không kín ô hoặc tô hơn một đáp án nên bị mất điểm do máy chấm không nhận dạng được câu trả lời.

- Hãy tự tin rằng dù đề khó hay dễ mình chắc chắn sẽ hoàn thành bài thi với tất cả các đáp án được tô kín đúng theo quy định.Tự tin bước vào phòng thi giúp thí sinh đạt được kết quả cao nhất có thể. Kết quả sẽ là tổng hợp của khả năng và ‘may mắn’.

- Thời gian làm bài là 60 phút. Trung bình mỗi câu hỏi có 1,2 phút để hoàn thành. Học sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi nào đó.

- Cũng như các môn thi khác, câu nào dễ các em nên làm trước, câu nào khó hoặc còn phân vân câu trả lời thì có thể ghi số câu hỏi vào nháp để quay lại làm sau, tránh để bị sót câu trả lời.

- Không nên hoang mang khi có một số câu hỏi liên tiếp có cùng đáp án hoặc A, hoặc B, hoặc C hay D. (Do tráo bài tự động nên những trường hợp như vậy có thể xảy ra)

- Nên dành khoảng 5 phút soát lại toàn bộ bài trước khi hết giờ.




Theo Info.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top