gioidinhhue
New member
- Xu
- 0
* Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu
* Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhất tâm.
1. Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.
- Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ.
Tuy nhiên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử.
Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi.
Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?
- Riêng về môn Tịnh độ, nếu người có đủ tín nguyện chân thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương.
Dù người ấy hoặc nghiệp hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A-la-hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh đều không thể nghĩ bàn; mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách toàn vẹn.
Cho nên, chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
- “Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi”
- “Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muôn Luận tuyên bày”
(Trên đây là lời của Ðại sư Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 trong Liên tông Phật giáo Trung Hoa)
2. Sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”“ nghĩa là không, là vô, chữ “Di-đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng
- Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc. Vì thế, về sau chúng sanh căn cứ vào đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.
3. Pháp môn Tịnh độ, tức là môn niệm Phật, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.
4. Ðức Phật A-di-đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ.
Một đằng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đằng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh.
5. Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.
6. Không sanh về Tịnh độ tất phải đọa ác đạo.
- Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế, thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh. Không sanh về bên nọ, tất phải sanh bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.
- Ở cõi Trời, phước báu tuy nhiều nhưng vẫn có giới hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới.
- Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên phải là niệm Phật. Ðó là một sự thật đương nhiên không thể phủ nhận.
7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.
8. Pháp môn niệm Phật là con đường phương tiện duy nhất hướng dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta-bà về đến thế giới thanh tịnh Cực lạc.
9. Nương pháp môn niệm Phật, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: Giải thoát, thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu còn thành tựu thay, huống ta chưa phải là kẻ ác!
10. Ðức Phật Như-lai có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát, mà cũng để bảo đảm vững chắc bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh: Pháp môn Tịnh độ, tức môn niệm Phật cầu sanh Cực lạc thế giới.
Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) cũng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời là siêu phàm nhập Thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ-đề.
* Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhất tâm.
1. Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.
- Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng ít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông, giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ.
Tuy nhiên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hết được. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức giới, định, huệ tu cho đến nghiệp sạch, tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử.
Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không, đâu phải là dễ được! Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khó cũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi.
Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?
- Riêng về môn Tịnh độ, nếu người có đủ tín nguyện chân thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương.
Dù người ấy hoặc nghiệp hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A-la-hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh đều không thể nghĩ bàn; mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách toàn vẹn.
Cho nên, chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực, thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
- “Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi”
- “Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muôn Luận tuyên bày”
(Trên đây là lời của Ðại sư Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 trong Liên tông Phật giáo Trung Hoa)
2. Sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”“ nghĩa là không, là vô, chữ “Di-đà” nghĩa là lượng. Chữ Phật nghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại có nghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng
- Ðức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc. Vì thế, về sau chúng sanh căn cứ vào đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.
3. Pháp môn Tịnh độ, tức là môn niệm Phật, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.
4. Ðức Phật A-di-đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ.
Một đằng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đằng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh.
5. Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.
6. Không sanh về Tịnh độ tất phải đọa ác đạo.
- Trong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế, thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh. Không sanh về bên nọ, tất phải sanh bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.
- Ở cõi Trời, phước báu tuy nhiều nhưng vẫn có giới hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới mà thác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới.
- Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên phải là niệm Phật. Ðó là một sự thật đương nhiên không thể phủ nhận.
7. Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.
8. Pháp môn niệm Phật là con đường phương tiện duy nhất hướng dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta-bà về đến thế giới thanh tịnh Cực lạc.
9. Nương pháp môn niệm Phật, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: Giải thoát, thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu còn thành tựu thay, huống ta chưa phải là kẻ ác!
10. Ðức Phật Như-lai có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát, mà cũng để bảo đảm vững chắc bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh: Pháp môn Tịnh độ, tức môn niệm Phật cầu sanh Cực lạc thế giới.
Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) cũng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời là siêu phàm nhập Thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ-đề.