ngan trang
New member
- Xu
- 159
[h=2]Những lỗi cần tránh khi làm bài thi môn Văn[/h] Dưới đây là một số lỗi dễ mắc phải trong khi làm bài Văn các bạn hãy tham khảo rút kinh nghiêm cho bản thân để có một kì thi thành công!
1. Viết sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác.
Lỗi này thường gặp trong bài làm của nhiều thí sinh. Nguyên nhân là do thí sinh hiểu sai nên viết sai hoặc do thói quen viết nhanh, cẩu thả và viết tắt tùy tiện… chẳng hạn: không phân biệt được trường hợp nào dùng “d”, trường hợp nào dùng “gi”, “r”, hoặc nhầm lẫn giữa “n” với “l”, “ch” với “tr”, sử dụng phương ngữ, sử dụng các ký hiệu của các môn học khác vào bài làm như: từ “nước” thì ghi là: H20 (trong môn Hóa), từ “của” thì ghi là “of”, từ “và” thì ghi là “and” (trong môn tiếng Anh), hoặc thí sinh không viết hoa tên riêng, tên địa danh, đặt dấu câu chưa đúng vị trí,… Những lỗi này sẽ làm giảm thiện chí của người chấm và ảnh hưởng đến kết quả bài thi của thí sinh.
2. Diễn đạt và trình bày lủng củng, thiếu khoa học
Ngoài ra, khi làm bài, thí sinh còn dùng từ thiếu chuẩn xác. Chẳng hạn, cùng một từ mang nghĩa là “chết” ta có các từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, ra đi, hi sinh, quyên sinh,… tuy nhiên, nhiều thí sinh chưa biết cách chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh. Vì thế, muốn có một bài văn hay, trước tiên ta phải viết sao cho đúng chính tả. Khi phân vân trong việc sử dụng từ chính xác ta nên tham khảo cách dùng từ trong sách giáo khoa, trong từ điển tiếng Việt; căn cứ vào ngữ cảnh để dùng từ phù hợp. Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô trong quá trình học.
Do thiếu kỹ năng trong quá trình viết văn nên nhiều thí sinh hay gặp phải lỗi này. Chẳng hạn: Viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; viết câu tối nghĩa, vô nghĩa. Trong quá trình viết, nhiều thí sinh chưa xác định nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi… điều này làm cho câu văn lủng củng, bài văn cẩu thả, không mạch lạc, trong sáng. Mặt khác, kỹ năng trình bày cũng là một thao tác hết sức quan trọng với mỗi thí sinh. Nhiều thí sinh chưa biết cách trình bày một bài văn sao cho mạch lạc, lôgic mà sa vào kể lể, viết tràn lan.
Để khắp phục những lỗi này, trước hết, ta phải tập viết đúng cấu trúc ngữ pháp. Khi viết, cần phải chú ý bám sát yêu cầu của đề để xây dựng các ý chính, ý phụ sao cho phù hợp. Có thể kết hợp nhiều kiểu câu như: khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm thán… và các phương pháp lập luận như: phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận… Khi trình bày, cần xác lập dàn ý trước khi làm bài, mỗi một luận điểm ta nên xây dựng các luận cứ và dẫn chứng đi kèm trong một đoạn văn. Khi hết đoạn, ta nên xuống hàng và tạo lập một đoạn văn mới để đảm bảo tính mạch lạc và thẩm mỹ.
3. Dẫn chứng không xác thực
Khi làm văn, bên cạnh luận điểm, luận cứ, thí sinh cần phải nêu dẫn chứng đi kèm nhằm tăng tính chặt chẽ và thuyết phục cho người đọc. Tuy nhiên, thí sinh hay quên nhiệm vụ này hoặc sa vào việc nêu dẫn chứng quá nhiều. Điều này làm cho bài văn đơn điệu và thiếu những thao tác như phân tích, chứng minh, cảm nhận…
Một biểu hiện sai sót của thí sinh khi dẫn chứng là trích dẫn chưa chính xác hoặc chưa biết cách trích dẫn. Chẳng hạn: để dấu ngoặc kép tùy tiện, phần trích dẫn câu thơ hoặc lời nói của nhân vật thì quên dấu ngoặc kép, trích dẫn bằng việc đưa ý kiến cá nhân thay thế cho lời của nhân vật hoặc của một người nổi tiếng nào đó…
Để khắp phục điều này, thí sinh cần có kỹ năng nêu dẫn chứng sau mỗi luận điểm, luận cứ của vấn đề. Nếu trích dẫn phần văn bản hoặc câu nói của một ai đó thì ta nên đưa vào trong dấu ngoặc kép và đảm bảo tính chính xác. Nếu không nhớ chính xác phần trích dẫn thì thí sinh không nên bỏ trong dấu ngoặc kép. Đồng thời, khi nêu dẫn chứng cần có sự lựa chọn và lấy những dẫn chứng có tính điển hình, tránh việc đưa dẫn chứng tùy tiện, tràn lan mà không hiệu quả. Ví dụ: muốn trích dẫn một vài câu trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nếu không nhớ nội dung văn bản thì ta nên học cách ghi nhớ những từ, cụm từ và lồng ghép vào trong câu văn của mình để đảm bảo tính bám sát và triển khai nội dung mạch lạc của bài văn, cụ thể: trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Tràng cảm thấy có cái gì “phớn phở” khác hẳn với ngày thường, hắn cười “tủm tỉm” và đôi mắt sáng lên đầy vẻ “lấp lánh”…
4. Lạc đề
Việc lạc đề có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Trong quá trình học còn chưa chủ động về mặt kiến thức, tình trạng học tủ, học lệch và máy móc, rập khuôn trong quá trình làm bài. Mặt khác, có thể do câu hỏi mang tính chất đánh lừa tư duy nhưng thí sinh không nhận ra và dẫn đến làm sai. Chẳng hạn đề yêu cầu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, đáng lẽ thí sinh phải chọn những cảnh huống, giai đoạn thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị như: trong đêm tình mùa xuân, khi cởi trói cho A Phủ thì lại sa vào phân tích từ đầu đến cuối tác phẩm, thậm chí một số em lại đi vào phân tích nhân vật A Phủ.
Để khắc phục, trước khi làm bài thí sinh phải tìm hiểu đề thông qua thao tác đọc và phân tích đề, sau đó xác lập dàn ý để viết. Trong quá trình tìm hiểu đề, thí sinh phải chú ý đến từ ngữ yêu cầu của đề để phân các dạng đề như: “Hãy chứng minh”, “Hãy phân tích”, “Cảm nhận” , “Bằng việc so sánh… hãy chứng minh nhận định”
5. Sai kiến thức
Biểu hiện của lỗi này là: Hiểu sai về nội dung ý nghĩa tác phẩm, nhầm lẫn tên tác giả – tác phẩm, đánh giá chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện. Có thể xuất phát từ việc học tủ, học lệch trong quá trình ôn, không đọc tác phẩm, không cảm nhận và phân tích tác phẩm, phụ thuộc vào sách tham khảo, còn mang tâm trạng chây lười, ỷ lại,… mà thí sinh mắc phải lỗi này. Để khắp phục, thí sinh nên đọc tác phẩm ít nhất 2 – 3 lần, thâu tóm cốt truyện, cấu tứ tác phẩm; nắm rõ tên tác giả, tác phẩm, nhân vật… Bên cạnh đó, cần học tổng thể kiến thức chứ không được chủ quan bỏ sót; đọc kỹ đề trước khi làm bài,…
1. Viết sai chính tả, dùng từ thiếu chính xác.
Lỗi này thường gặp trong bài làm của nhiều thí sinh. Nguyên nhân là do thí sinh hiểu sai nên viết sai hoặc do thói quen viết nhanh, cẩu thả và viết tắt tùy tiện… chẳng hạn: không phân biệt được trường hợp nào dùng “d”, trường hợp nào dùng “gi”, “r”, hoặc nhầm lẫn giữa “n” với “l”, “ch” với “tr”, sử dụng phương ngữ, sử dụng các ký hiệu của các môn học khác vào bài làm như: từ “nước” thì ghi là: H20 (trong môn Hóa), từ “của” thì ghi là “of”, từ “và” thì ghi là “and” (trong môn tiếng Anh), hoặc thí sinh không viết hoa tên riêng, tên địa danh, đặt dấu câu chưa đúng vị trí,… Những lỗi này sẽ làm giảm thiện chí của người chấm và ảnh hưởng đến kết quả bài thi của thí sinh.
2. Diễn đạt và trình bày lủng củng, thiếu khoa học
Ngoài ra, khi làm bài, thí sinh còn dùng từ thiếu chuẩn xác. Chẳng hạn, cùng một từ mang nghĩa là “chết” ta có các từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, ra đi, hi sinh, quyên sinh,… tuy nhiên, nhiều thí sinh chưa biết cách chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh, ngữ cảnh. Vì thế, muốn có một bài văn hay, trước tiên ta phải viết sao cho đúng chính tả. Khi phân vân trong việc sử dụng từ chính xác ta nên tham khảo cách dùng từ trong sách giáo khoa, trong từ điển tiếng Việt; căn cứ vào ngữ cảnh để dùng từ phù hợp. Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến bạn bè, thầy cô trong quá trình học.
Do thiếu kỹ năng trong quá trình viết văn nên nhiều thí sinh hay gặp phải lỗi này. Chẳng hạn: Viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; viết câu tối nghĩa, vô nghĩa. Trong quá trình viết, nhiều thí sinh chưa xác định nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa nhiều trong bài thi… điều này làm cho câu văn lủng củng, bài văn cẩu thả, không mạch lạc, trong sáng. Mặt khác, kỹ năng trình bày cũng là một thao tác hết sức quan trọng với mỗi thí sinh. Nhiều thí sinh chưa biết cách trình bày một bài văn sao cho mạch lạc, lôgic mà sa vào kể lể, viết tràn lan.
Để khắp phục những lỗi này, trước hết, ta phải tập viết đúng cấu trúc ngữ pháp. Khi viết, cần phải chú ý bám sát yêu cầu của đề để xây dựng các ý chính, ý phụ sao cho phù hợp. Có thể kết hợp nhiều kiểu câu như: khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm thán… và các phương pháp lập luận như: phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận… Khi trình bày, cần xác lập dàn ý trước khi làm bài, mỗi một luận điểm ta nên xây dựng các luận cứ và dẫn chứng đi kèm trong một đoạn văn. Khi hết đoạn, ta nên xuống hàng và tạo lập một đoạn văn mới để đảm bảo tính mạch lạc và thẩm mỹ.
3. Dẫn chứng không xác thực
Khi làm văn, bên cạnh luận điểm, luận cứ, thí sinh cần phải nêu dẫn chứng đi kèm nhằm tăng tính chặt chẽ và thuyết phục cho người đọc. Tuy nhiên, thí sinh hay quên nhiệm vụ này hoặc sa vào việc nêu dẫn chứng quá nhiều. Điều này làm cho bài văn đơn điệu và thiếu những thao tác như phân tích, chứng minh, cảm nhận…
Một biểu hiện sai sót của thí sinh khi dẫn chứng là trích dẫn chưa chính xác hoặc chưa biết cách trích dẫn. Chẳng hạn: để dấu ngoặc kép tùy tiện, phần trích dẫn câu thơ hoặc lời nói của nhân vật thì quên dấu ngoặc kép, trích dẫn bằng việc đưa ý kiến cá nhân thay thế cho lời của nhân vật hoặc của một người nổi tiếng nào đó…
Để khắp phục điều này, thí sinh cần có kỹ năng nêu dẫn chứng sau mỗi luận điểm, luận cứ của vấn đề. Nếu trích dẫn phần văn bản hoặc câu nói của một ai đó thì ta nên đưa vào trong dấu ngoặc kép và đảm bảo tính chính xác. Nếu không nhớ chính xác phần trích dẫn thì thí sinh không nên bỏ trong dấu ngoặc kép. Đồng thời, khi nêu dẫn chứng cần có sự lựa chọn và lấy những dẫn chứng có tính điển hình, tránh việc đưa dẫn chứng tùy tiện, tràn lan mà không hiệu quả. Ví dụ: muốn trích dẫn một vài câu trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nếu không nhớ nội dung văn bản thì ta nên học cách ghi nhớ những từ, cụm từ và lồng ghép vào trong câu văn của mình để đảm bảo tính bám sát và triển khai nội dung mạch lạc của bài văn, cụ thể: trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Tràng cảm thấy có cái gì “phớn phở” khác hẳn với ngày thường, hắn cười “tủm tỉm” và đôi mắt sáng lên đầy vẻ “lấp lánh”…
4. Lạc đề
Việc lạc đề có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do không đọc kỹ đề trước khi làm bài. Trong quá trình học còn chưa chủ động về mặt kiến thức, tình trạng học tủ, học lệch và máy móc, rập khuôn trong quá trình làm bài. Mặt khác, có thể do câu hỏi mang tính chất đánh lừa tư duy nhưng thí sinh không nhận ra và dẫn đến làm sai. Chẳng hạn đề yêu cầu phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, đáng lẽ thí sinh phải chọn những cảnh huống, giai đoạn thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị như: trong đêm tình mùa xuân, khi cởi trói cho A Phủ thì lại sa vào phân tích từ đầu đến cuối tác phẩm, thậm chí một số em lại đi vào phân tích nhân vật A Phủ.
Để khắc phục, trước khi làm bài thí sinh phải tìm hiểu đề thông qua thao tác đọc và phân tích đề, sau đó xác lập dàn ý để viết. Trong quá trình tìm hiểu đề, thí sinh phải chú ý đến từ ngữ yêu cầu của đề để phân các dạng đề như: “Hãy chứng minh”, “Hãy phân tích”, “Cảm nhận” , “Bằng việc so sánh… hãy chứng minh nhận định”
5. Sai kiến thức
Biểu hiện của lỗi này là: Hiểu sai về nội dung ý nghĩa tác phẩm, nhầm lẫn tên tác giả – tác phẩm, đánh giá chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện. Có thể xuất phát từ việc học tủ, học lệch trong quá trình ôn, không đọc tác phẩm, không cảm nhận và phân tích tác phẩm, phụ thuộc vào sách tham khảo, còn mang tâm trạng chây lười, ỷ lại,… mà thí sinh mắc phải lỗi này. Để khắp phục, thí sinh nên đọc tác phẩm ít nhất 2 – 3 lần, thâu tóm cốt truyện, cấu tứ tác phẩm; nắm rõ tên tác giả, tác phẩm, nhân vật… Bên cạnh đó, cần học tổng thể kiến thức chứ không được chủ quan bỏ sót; đọc kỹ đề trước khi làm bài,…