Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Sách hay mỗi ngày
Sách khoa học, giáo dục
Những lá thư người cha gửi cho con gái -Jawaharlal Nehru
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 173290" data-attributes="member: 288054"><p style="text-align: center"><span style="color: #ff0000"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px"><strong>LÁ THƯ THỨ 22 - CUỘC HÀNH TRÌNH ĐƯỜNG BIỂN VÀ BUÔN </strong></span></span><span style="font-size: 18px"><span style="font-family: 'Times New Roman'">BÁN </span></span></span></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: left"><span style="font-size: 18px"><span style="font-family: 'Times New Roman'">Một tộc người thú vị khác của người xưa là người Tây Syria (Phoenicians), họ thuộc cùng chủng tộc với người Do Thái và Ả Rập… Đặc biệt họ sống trên bờ biển phía Tây của phần Á Châu nhỏ bé Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Các thành phố chính là Acre, Tyre và Sidon trên bờ Địa Trung Hải. Họ nổi tiếng vì các cuộc hành trình dài của họ bằng đường biển để buôn bán. Họ đi khắp nơi trên biển Địa Trung Hải và thẳng tới Anh Quốc bằng đường biển. Họ cũng có thể đã tới Ấn Độ. Bây giờ chúng ta thấy hai việc khởi đầu lý thú là du lịch bằng đường biển và buôn bán. Mỗi thứ trợ giúp nhau. Dĩ nhiên vào thời xưa chưa có tàu chạy bằng hơi nước và tàu máy như con thấy ngày nay. Con tàu đầu tiên chỉ là thân cây đơn giản được khoét lõm xuống. Người ta chèo bằng mái chèo, đôi khi có các cánh buồm để lợi dụng sức gió. Cuộc hành trình bằng đường biển chắc là phải lý thú và hồi hộp lắm vào thời đó. Con hãy tưởng tượng thử mình sẽ băng qua biển Ả Rập trên một chiếc thuyền nhỏ với những cánh buồm và các tay chèo. Tất nhiên lòng thuyền rất nhỏ nên người lái không thể tới lui một cách thoải mái và chỉ cần một tí gió nổi lên thôi cũng đủ khiến nó tròng trành và thường là rất dễ bị đắm. Chỉ có những người can đảm lắm mới dám mạo hiểm đi trên những chiếc thuyền nhỏ đó giữa biển khơi. Thật mạo hiểm! Đôi khi suốt nhiều tháng trời họ không nhìn thấy đất liền đâu cả. Họ không thể kiếm được lương thực ở giữa biển khơi trừ khi họ câu cá hay bắt chim. Biển cả thì đầy nguy hiểm và phiêu lưu. Ngày xưa có nhiều truyện kể về các thủy thủ và những điều lạ lùng xảy ra trên biển. </span></span></p> <p style="text-align: left"><span style="font-family: 'Times New Roman'"><span style="font-size: 18px">Nhưng, bất chấp hiểm nguy, người ta cứ tiếp tục cuộc hành trình băng qua các đại dương. Một số làm điều đó vì họ ưa thích mạo hiểm nhưng phần lớn vì họ yêu vàng và tiền của. Họ đi để buôn bán kiếm tiền. Thế thương mại là gì và nó bắt đầu như thế nào? Ngày nay con thấy những cửa tiệm lớn rất tiện lợi, con có thể mua bất cứ những gì con muốn. Nhưng con có bao giờ nghĩ đến những món mình mua có từ đâu không? Con mua một khăn choàng bằng len trong một cửa hiệu ở Allahabad. Nó đã được vận chuyển qua nhiều nẻo đường từ Kashmir tới và nguồn cung cấp len chính là những con cừu nuôi trên các ngọn núi ở Kashmir hay Ladakh. Kem đánh răng mà con mua có lẽ đến bằng tàu hoặc xe lửa qua nhiều nẻo đường từ Châu Mỹ. Cũng vậy, con có thể mua các món đồ làm tại Trung Quốc, Nhật Bản, Paris hay Luân Đôn. Con nghĩ thử xem mảnh vải ngoại mà con mua tại chợ ở đây từ đâu mà có? Cây bông vải trồng tại Ấn Độ, rồi được mang đi tới Anh Quốc. Một xưởng máy lớn nhận nó, làm sạch, chế tạo thành chỉ sợi rồi dệt thành vải, vải này sẽ quay trở lại Ấn Độ và được bày bán ở chợ đó. Nó phải làm một cuộc hành trình tới lui cả ngàn dặm trước khi được đem bán! Khá khôi hài phải không con? Vải được trồng ở Ấn Độ, phải đi qua bao nhiêu con đường mới tới Anh Quốc để được chế biến thành vải rồi lại đưa trở về Ấn Độ để bán. Thật là lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Chế tạo bông vải thành vải ngay tại Ấn Độ có phải rẻ và tốt hơn nhiều không? Con biết rằng chúng ta không mua hay mặc vải ngoại, chúng ta mặc Khaddar vì mua hàng hóa làm trong nước mình sẽ có ý nghĩa hơn biết bao. Ta nên mua và mặc Khaddar vì bằng cách này chúng ta có thể giúp đỡ cho người nghèo, khuyến khích họ xe chỉ và dệt vải. Con thấy đấy, ngày nay buôn bán đã trở nên rất phức tạp và đa dạng. Hàng hóa luôn được chuyên chở bằng tàu từ nước này đi nước khác để bán. Trong khi đó, vào thời xưa, việc buôn bán thương mại giữa các bộ lạc không hề có hoặc nếu có cũng rất ít. Con muốn có thứ gì phải tự xoay xở làm lấy. Rồi sự phân công lao động đã xảy ra như cha đã kể với con. Con người làm nhiều loại công việc và tạo ra nhiều hàng hóa hơn. Mỗi bộ lạc sản xuất một số loại hàng hóa đặc trưng của bộ lạc mình.Vì thế, lẽ tự nhiên họ phải trao đổi hàng cho nhau. Thí dụ: bộ lạc này cần giỏ ngũ cốc họ sẽ lấy một con bò của mình để đổi lấy giỏ ngũ cốc của bộ lạc kia. Dĩ nhiên vào thời đó không hề có tiền bạc. Khi vàng và bạc được tìm ra, người ta bắt đầu dùng chúng để buôn bán vì vận chuyển chúng sẽ dễ dàng hơn. Và dần dần khách hàng nẩy ra ý định trả món hàng bằng vàng và bạc. Người đầu tiên nghĩ ra điều này hẳn là người khôn ngoan lắm. Việc dùng vàng và bạc để buôn bán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc đó không có tiền đồng như chúng ta có ngày nay. Vàng thường được cân rồi trao cho người khác. Sau đó, tiền đồng bắt đầu phổ biến khiến cho việc buôn bán và trao đổi còn đơn giản hơn nữa. Lúc này, người ta không cần cân vàng nữa bởi vì mọi người đã biết giá trị của đồng tiền. Ngày nay tiền bạc được dùng ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, tiền bạc tự thân nó chẳng tốt đẹp gì đâu? Con có nhớ câu chuyện về vua Midas không? Ông ta có vàng ở khắp nơi nhưng không thể có thức ăn! Vậy đó, tiền bạc sẽ vô giá trị nếu nó không được dùng để giúp ta có những thứ mà chúng ta cần. Thế mà, còn biết bao người thật khờ dại khi cho rằng tiền bạc là tốt, là đẹp. Họ cứ lo ki cóp tích trữ, không dám xài đến. Điều đó chứng tỏ rằng họ chẳng hiểu được tiền bạc là gì và cần được dùng như thế nào cho đúng. </span></span></p> <p style="text-align: left"></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 173290, member: 288054"] [CENTER][COLOR=#ff0000][FONT=Times New Roman][SIZE=5][B]LÁ THƯ THỨ 22 - CUỘC HÀNH TRÌNH ĐƯỜNG BIỂN VÀ BUÔN [/B][/SIZE][/FONT][SIZE=5][FONT=Times New Roman]BÁN [/FONT][/SIZE][/COLOR] [SIZE=5][FONT=Times New Roman][/FONT][/SIZE][/CENTER] [LEFT][SIZE=5][FONT=Times New Roman]Một tộc người thú vị khác của người xưa là người Tây Syria (Phoenicians), họ thuộc cùng chủng tộc với người Do Thái và Ả Rập… Đặc biệt họ sống trên bờ biển phía Tây của phần Á Châu nhỏ bé Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Các thành phố chính là Acre, Tyre và Sidon trên bờ Địa Trung Hải. Họ nổi tiếng vì các cuộc hành trình dài của họ bằng đường biển để buôn bán. Họ đi khắp nơi trên biển Địa Trung Hải và thẳng tới Anh Quốc bằng đường biển. Họ cũng có thể đã tới Ấn Độ. Bây giờ chúng ta thấy hai việc khởi đầu lý thú là du lịch bằng đường biển và buôn bán. Mỗi thứ trợ giúp nhau. Dĩ nhiên vào thời xưa chưa có tàu chạy bằng hơi nước và tàu máy như con thấy ngày nay. Con tàu đầu tiên chỉ là thân cây đơn giản được khoét lõm xuống. Người ta chèo bằng mái chèo, đôi khi có các cánh buồm để lợi dụng sức gió. Cuộc hành trình bằng đường biển chắc là phải lý thú và hồi hộp lắm vào thời đó. Con hãy tưởng tượng thử mình sẽ băng qua biển Ả Rập trên một chiếc thuyền nhỏ với những cánh buồm và các tay chèo. Tất nhiên lòng thuyền rất nhỏ nên người lái không thể tới lui một cách thoải mái và chỉ cần một tí gió nổi lên thôi cũng đủ khiến nó tròng trành và thường là rất dễ bị đắm. Chỉ có những người can đảm lắm mới dám mạo hiểm đi trên những chiếc thuyền nhỏ đó giữa biển khơi. Thật mạo hiểm! Đôi khi suốt nhiều tháng trời họ không nhìn thấy đất liền đâu cả. Họ không thể kiếm được lương thực ở giữa biển khơi trừ khi họ câu cá hay bắt chim. Biển cả thì đầy nguy hiểm và phiêu lưu. Ngày xưa có nhiều truyện kể về các thủy thủ và những điều lạ lùng xảy ra trên biển. [/FONT][/SIZE] [FONT=Times New Roman][SIZE=5]Nhưng, bất chấp hiểm nguy, người ta cứ tiếp tục cuộc hành trình băng qua các đại dương. Một số làm điều đó vì họ ưa thích mạo hiểm nhưng phần lớn vì họ yêu vàng và tiền của. Họ đi để buôn bán kiếm tiền. Thế thương mại là gì và nó bắt đầu như thế nào? Ngày nay con thấy những cửa tiệm lớn rất tiện lợi, con có thể mua bất cứ những gì con muốn. Nhưng con có bao giờ nghĩ đến những món mình mua có từ đâu không? Con mua một khăn choàng bằng len trong một cửa hiệu ở Allahabad. Nó đã được vận chuyển qua nhiều nẻo đường từ Kashmir tới và nguồn cung cấp len chính là những con cừu nuôi trên các ngọn núi ở Kashmir hay Ladakh. Kem đánh răng mà con mua có lẽ đến bằng tàu hoặc xe lửa qua nhiều nẻo đường từ Châu Mỹ. Cũng vậy, con có thể mua các món đồ làm tại Trung Quốc, Nhật Bản, Paris hay Luân Đôn. Con nghĩ thử xem mảnh vải ngoại mà con mua tại chợ ở đây từ đâu mà có? Cây bông vải trồng tại Ấn Độ, rồi được mang đi tới Anh Quốc. Một xưởng máy lớn nhận nó, làm sạch, chế tạo thành chỉ sợi rồi dệt thành vải, vải này sẽ quay trở lại Ấn Độ và được bày bán ở chợ đó. Nó phải làm một cuộc hành trình tới lui cả ngàn dặm trước khi được đem bán! Khá khôi hài phải không con? Vải được trồng ở Ấn Độ, phải đi qua bao nhiêu con đường mới tới Anh Quốc để được chế biến thành vải rồi lại đưa trở về Ấn Độ để bán. Thật là lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Chế tạo bông vải thành vải ngay tại Ấn Độ có phải rẻ và tốt hơn nhiều không? Con biết rằng chúng ta không mua hay mặc vải ngoại, chúng ta mặc Khaddar vì mua hàng hóa làm trong nước mình sẽ có ý nghĩa hơn biết bao. Ta nên mua và mặc Khaddar vì bằng cách này chúng ta có thể giúp đỡ cho người nghèo, khuyến khích họ xe chỉ và dệt vải. Con thấy đấy, ngày nay buôn bán đã trở nên rất phức tạp và đa dạng. Hàng hóa luôn được chuyên chở bằng tàu từ nước này đi nước khác để bán. Trong khi đó, vào thời xưa, việc buôn bán thương mại giữa các bộ lạc không hề có hoặc nếu có cũng rất ít. Con muốn có thứ gì phải tự xoay xở làm lấy. Rồi sự phân công lao động đã xảy ra như cha đã kể với con. Con người làm nhiều loại công việc và tạo ra nhiều hàng hóa hơn. Mỗi bộ lạc sản xuất một số loại hàng hóa đặc trưng của bộ lạc mình.Vì thế, lẽ tự nhiên họ phải trao đổi hàng cho nhau. Thí dụ: bộ lạc này cần giỏ ngũ cốc họ sẽ lấy một con bò của mình để đổi lấy giỏ ngũ cốc của bộ lạc kia. Dĩ nhiên vào thời đó không hề có tiền bạc. Khi vàng và bạc được tìm ra, người ta bắt đầu dùng chúng để buôn bán vì vận chuyển chúng sẽ dễ dàng hơn. Và dần dần khách hàng nẩy ra ý định trả món hàng bằng vàng và bạc. Người đầu tiên nghĩ ra điều này hẳn là người khôn ngoan lắm. Việc dùng vàng và bạc để buôn bán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Lúc đó không có tiền đồng như chúng ta có ngày nay. Vàng thường được cân rồi trao cho người khác. Sau đó, tiền đồng bắt đầu phổ biến khiến cho việc buôn bán và trao đổi còn đơn giản hơn nữa. Lúc này, người ta không cần cân vàng nữa bởi vì mọi người đã biết giá trị của đồng tiền. Ngày nay tiền bạc được dùng ở khắp mọi nơi. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, tiền bạc tự thân nó chẳng tốt đẹp gì đâu? Con có nhớ câu chuyện về vua Midas không? Ông ta có vàng ở khắp nơi nhưng không thể có thức ăn! Vậy đó, tiền bạc sẽ vô giá trị nếu nó không được dùng để giúp ta có những thứ mà chúng ta cần. Thế mà, còn biết bao người thật khờ dại khi cho rằng tiền bạc là tốt, là đẹp. Họ cứ lo ki cóp tích trữ, không dám xài đến. Điều đó chứng tỏ rằng họ chẳng hiểu được tiền bạc là gì và cần được dùng như thế nào cho đúng. [/SIZE][/FONT] [/LEFT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Sách hay mỗi ngày
Sách khoa học, giáo dục
Những lá thư người cha gửi cho con gái -Jawaharlal Nehru
Top