Những " kỳ thị " của nhà Nguyễn đối với sĩ phu miền Bắc.
Một điều hiếm khi thấy các sử gia nêu lên là sự "kỳ thị" của triều Nguyễn đối với đám sĩ tử ngoài Bắc : từ cách lựa chọn học sinh, đến cách tổ chức các khoa thi, chấm thi, bổ quan chức v.v...rất nhiều đạo dụ cho thấy sự bất công của nhà Nguyễn. Sau đây là một số những sắc chỉ chép trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên :
1855 Định ngạch Học sinh cho các tỉnh biên giới : Cao Bằng, Lạng Sơn v.v...khảo hạch và cấp lương cho ăn học như các Học sinh từ Quảng Bình vào Nam (tức là miền Nam được hưởng đặc ân trước).
1834 thi Hội. Lệ trước các Cử nhân, Giám sinh ở Kinh, ở các Trực (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam) và ở Tả kỳ (Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà) trở về Nam, Hữu kỳ (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá) trở ra Bắc đều hội lại để cùng thi...nhưng số người đỗ chưa được quân bình. Những kẻ sĩ từ Kinh, Trực trở vào Nam thi chung với các kẻ sĩ từ Hữu kỳ ra Bắc nên khi điểm duyệt không khỏi có sự sút kém về phân số (điểm). Từ nay ba kỳ thi Hội, mỗi kỳ chia làm hai lượt, mỗi lượt để riêng ngày : Cử nhân, Giám sinh ở Thừa Thiên cùng các Trực và Tả kỳ trở vào Nam cùng thi một lượt. Đầu bài thi sẽ ra riêng và khi chấm sẽ tuỳ theo bài văn mà điểm duyệt.
Vua dụ : Nếu mỗi kỳ thi chia làm hai lượt cũng chưa được tiện, vậy chuẩn cho trường thi chia làm hai vi :
Vi Giáp : sĩ tử ở Kinh, Trực và Tả kỳ trở vào Nam.
Vi Ất : sĩ tử ở Hữu kỳ trở ra Bắc.
Thi cùng một ngày. Thu quyển xong, Đề điệu (quan trường phụ trách việc Giám sát) chua luôn hai chữ "Vi Giáp" hay "Vi Ất" vào phía dưới mấy chữ "kỳ thi thứ mấy"...Vi nào nên lấy bao nhiêu Trúng cách (đỗ thi Hội), bao nhiêu Phó bảng, sẽ hạ chỉ đặc cách quyết định cho được thăng bằng, thích đáng (?). (ĐNTLCB XVI, 50-5).
- 1907 Lệ cũ Cống sĩ từ Quảng Bình trở về Nam vào Vi Giáp, từ Hà Tĩnh trở ra Bắc vào Vi Ất, nay Cao Xuân Dục xin cho thi lẫn lộn.
4) Chấm thi :
- 1825 học trò Thừa Thiên, Quảng Nam không một ai đỗ. Vua sai Lục bộ duyệt lại quyển văn lấy thêm Cao Hữu Dực ở Thừa Thiên và Trương Tăng Diễn ở Quảng Nam làm Hương cống (Cử nhân). (ĐNTLCB VII, 180).
1826 thi Hội, ứng thí trên 200 người, quan trường lấy đỗ 9. Vua bảo thị thần Lương Tiến Trường và Nguyễn Kim Xán :"Nay thiên hạ một nhà, Nam, Bắc đều là tôi con của trẫm. Nam hiền thì dùng Nam. Bắc hiền thì dùng Bắc; không phải có thiên tư. Vả lại học trò Nam, Bắc đều là người ở trong giáo dục, học lực tưởng không hơn kém nhau, thế mà nay 9 người đỗ đều là người Bắc là sao thế ? Nên lựa lấy một, hai người từ Thừa Thiên vào Nam để cổ lệ sĩ phong mới phải". Thế là quan trường lấy thêm Phan Thanh Giản cho đủ số 10 người (ĐNTLCB VIII, 28-9).
-1874 Sắc rằng :"Đặt khoa thi chọn lấy học trò để giúp nhà nước, hạng Tú tài để đấy không dùng là vô ích, trừ người nào bổ quan thì không kể. Từ nay thi Hương đình bãi lấy Tú tài, bắt đầu từ hai trường Hà Nội, Nam Định". Bộ Lễ can :"Xưa nay quan viên phạm tội nặng mới tướt bỏ tên trong sổ xuất thân là Tiến sĩ, Cử nhân hay Tú tài. Nay cả nước nguyên lấy đổ 4, 5000 Tú tài, nhất khái bỏ hết tên ở sổ, sinh dị nghị. Xin gia ơn cho đình miễn. Vả thi Hương năm nay ở các trường Hà Nội, Nam Định là làm bù cho khoa Quý Dậu. Khoa thi Hương các trường Thừa Thiên, Nghệ An, Bình Định, Thanh Hoá năm ngoái đều lấy Tú tài, nay nếu bãi bỏ sẽ không công bằng". (ĐNTLCB XXXIII, 108-9).
-1874 Gần đến kỳ thi hai trường Hà Nội, Nam Định vua lại dụ :"Mỗi trường không được lấy quá 50 Tú tài". Chủ khảo trường Nam Định Lê Đức Quang tâu :"Thi Hương năm nay ở hai trường là bù khoa Quý Dậu. Năm ngoái 4 trường Thừa Thiên, Nghệ An, Bình Định, Thanh Hoá vẫn lấy số Tú tài như cũ, nay hai trường Hà Nội, Nam Định xin chuẩn cho lấy trên dưới 100 người". Vua y. ĐNTLCB XXXIII, 125).
Khoa 1840 khi thấy văn bài miền Nam sút kém, vua bảo :"Văn phong ở Nam Kỳ mới mở, quyển văn thi đỗ so với các trường khác không khỏi có chỗ hơi kém...Đời xưa có người ít văn học mà công nghiệp rõ rệt, cứ gì phải Khoa mục đâu ?" (ĐNTLCB XXII, 170-2). Nhưng khi văn bài sĩ tử miền Bắc sút kém (khoa 1828) vua bảo Hà Quyền, Phó Chủ khảo Bắc thành :"Bắc thành vốn xưng là nơi văn vật mà kỳ thi này chỉ được những người hạng bình, hoá ra chỉ là hư danh à ?". Quyền tâu :"Bắc thành gần đây chức Giáo, Huấn không được tốt cho nên học trò không lấy ai mà theo được".
ST
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: