Những kế thừa của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều” về những sáng tác dân gian.

missyouloveyou

New member
Xu
44
NHỮNG KẾ THỪA CỦA NGUYỄN DU QUA “TRUYỆN KIỀU” VỀ NHỮNG SÁNG TÁC DÂN GIAN

Dàn ý:
Ý 1: Hình thức nghệ thuật:
- Thể loại tự sự trong dân gian được Nguyễn Du kế thừa và phát huy một cách rực rỡ: từ việc xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống đến các tình tiết, cách kết thúc..v..v.. Đặc biệt Nguyễn Du cũng đưa vào tác phẩm của mình những yếu tố thuộc vào thế giới của thần linh, ví dụ Đạm Tiên báo mộng; Kiều tự vẫn được sư Giác Duyên cứu giúp.

- Thể thơ lục bát: được bắt nguồn từ ca dao lục bát cổ truyền dân tộc, có âm điệu, nhạc điệu êm ái du dương mượt mà, có thi liệu (chất thơ) gần gũi với đời sống. Vì thế mà sau này trong các hình thức sinh hoạt dân gian, người ta thường “vịnh Kiều”; “đối Kiều”; “lẩy Kiều”…..

Ý 2: Nội dung:
- Xét về mặt đề tài: Nguyễn Du hướng về hình tượng người phụ nữ với cách nhìn mang tính kế thừa truyền thống:
+ Vẻ đẹp công-dung-ngôn-hạnh
+ Số phận bi kịch
Trong những bài ca dao than thân ta thường bắt gặp các chùm câu hát bắt đầu bằng “thân em”… Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du cũng dùng rất nhiều chữ “thân” đễ khóc than cho số phận nhân vật, ví dụ:
“Thân lươn bao quản lấm đầu
Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa”
Hoặc:
“Thương thay cũng một kiếp người
Hài thay mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ luân li
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân”
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Nguyễn Du dành trọn tình yêu cho số phận nhân vật của mình bằng các biểu hiện cụ thể:
+ cảm thông, sẻ chia…
+ phê phán, tố cáo…
+ ca ngợi vẻ đẹp…
+ đề cao khát vọng…
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top