Khi hai thiên hà tới gần nhau, thiên hà có kích thước lớn hơn sẽ lấy hết sao của đối thủ, một nghiên cứu cho thấy.
Những ngôi sao từ một thiên hà (dưới) bị hút sang thiên hà lớn hơn, tạo thành vệt sáng khổng lồ. Ảnh: Newscientist.
Trong vũ trụ có một số thiên hà tuy nhỏ nhưng lại sở hữu rất nhiều ngôi sao so với các thiên hà lớn. Ngược lại, nhiều thiên hà chỉ có vật chất tối chứ hầu như không có ngôi sao. Từ lâu giới thiên văn muốn tìm hiểu hiện tượng này, nhưng chưa ai tìm thấy bằng chứng thuyết phục để giải thích. Giờ đây, nhờ các mô hình máy tính, một số nhà khoa học của Đại học Harvard (Mỹ) đã vén được bức màn bí ẩn. Họ khẳng định một số thiên hà nhỏ song lại sở hữu quá nhiều ngôi sao là do chúng hút sao từ những thiên hà nhỏ hơn ở xung quanh.
Khi một thiên hà di chuyển xung quanh "đối thủ" có kích thước lớn hơn, nó cũng sẽ tự xoay quanh trục. Đôi khi thời gian xoay quanh thiên hà lớn và thời gian tự xoay quanh trục lại trùng khớp với nhau. Sự "cộng hưởng" đó khiến thiên hà nhỏ chịu một lực hấp dẫn cực mạnh từ thiên hà lớn. Hậu quả là những ngôi sao của nó bị hút về phía kẻ mạnh.
Tuy nhiên, vật chất tối xung quanh thiên hà nhỏ không hề xoay. Vì thế mà chỉ sau vài tỷ năm, thiên hà nhỏ chỉ còn lại vật chất tối.
"Khi đó vật chất thông thường chỉ còn chiếm vài phần trăm trong những thiên hà như vậy", Elena D'Onghia, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ "vật chất tối" đề cập tới một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, với những thành phần mà giới khoa học chưa tìm ra. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để con người có thể quan sát bằng kính thiên văn hay đo đạc bằng thiết bị. Các nhà khoa học chỉ có thể nhận ra sự hiện diện của nó nhờ ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác trong vũ trụ.
Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ nổ lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ. Hố đen có thể được coi là một dạng vật chất tối.
Theo Minh Long - VnExpress
Những ngôi sao từ một thiên hà (dưới) bị hút sang thiên hà lớn hơn, tạo thành vệt sáng khổng lồ. Ảnh: Newscientist.
Trong vũ trụ có một số thiên hà tuy nhỏ nhưng lại sở hữu rất nhiều ngôi sao so với các thiên hà lớn. Ngược lại, nhiều thiên hà chỉ có vật chất tối chứ hầu như không có ngôi sao. Từ lâu giới thiên văn muốn tìm hiểu hiện tượng này, nhưng chưa ai tìm thấy bằng chứng thuyết phục để giải thích. Giờ đây, nhờ các mô hình máy tính, một số nhà khoa học của Đại học Harvard (Mỹ) đã vén được bức màn bí ẩn. Họ khẳng định một số thiên hà nhỏ song lại sở hữu quá nhiều ngôi sao là do chúng hút sao từ những thiên hà nhỏ hơn ở xung quanh.
Khi một thiên hà di chuyển xung quanh "đối thủ" có kích thước lớn hơn, nó cũng sẽ tự xoay quanh trục. Đôi khi thời gian xoay quanh thiên hà lớn và thời gian tự xoay quanh trục lại trùng khớp với nhau. Sự "cộng hưởng" đó khiến thiên hà nhỏ chịu một lực hấp dẫn cực mạnh từ thiên hà lớn. Hậu quả là những ngôi sao của nó bị hút về phía kẻ mạnh.
Tuy nhiên, vật chất tối xung quanh thiên hà nhỏ không hề xoay. Vì thế mà chỉ sau vài tỷ năm, thiên hà nhỏ chỉ còn lại vật chất tối.
"Khi đó vật chất thông thường chỉ còn chiếm vài phần trăm trong những thiên hà như vậy", Elena D'Onghia, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ "vật chất tối" đề cập tới một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, với những thành phần mà giới khoa học chưa tìm ra. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để con người có thể quan sát bằng kính thiên văn hay đo đạc bằng thiết bị. Các nhà khoa học chỉ có thể nhận ra sự hiện diện của nó nhờ ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác trong vũ trụ.
Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ nổ lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất trong vũ trụ. Hố đen có thể được coi là một dạng vật chất tối.
Theo Minh Long - VnExpress